Ăn hải sản, vớ được ngọc trai

Một phụ nữ ở vùng biển Virginia, Mỹ không khỏi sửng sốt khi phát hiện viên ngọc tím tuyệt đẹp trong khi khui vỏ trai để ăn.

“Tôi mở vỏ trai và tưởng như không tin được vào mắt mình”, phụ nữ may mắn có tên Kathleen Morelli nói trên chia sẻ với Delmarva Daily Times hôm 1/12. 
Chị Kathleen Morelli phát hiện viên ngọc tím quý hiếm trong mớ trai mua về ăn.
 Chị Kathleen Morelli phát hiện viên ngọc tím quý hiếm trong mớ trai mua về ăn. 
Được biết, con trai mang lại may mắn nói trên nằm trong bịch hải sản chị Morelli mua tại vựa hải sản Great Machipongo Clam ở Nassawadox. Morelli mua tổng cộng 2 bịch, mỗi bịch giá 15 USD.
 

Lúc phát hiện viên ngọc, chị Morelli mê mẩn vẻ đẹp của nó nhưng cũng không biết giá trị thật của nó cho tới khi chồng chị tìm hiểu thông tin trên mạng.
“Từ những gì tôi tìm hiểu được, phải tới 5000 con trai mới có một con ngậm” ngọc. Và giá trị viên ngọc vợ tôi tìm được có thể lên tới 3.000 USD” – ông Joe Morelli, chồng người phụ nữ may mắn, chia sẻ với Delmarva Daily Times.

19 loài “quái thú” lạ lùng khó tin nhất hành tinh

Khi "chiêm ngưỡng" những hình ảnh thú vị này, chắc bạn sẽ không tin nổi sự tồn tại của những loài vật kỳ quái như vậy trên Trái Đất.

Cò mỏ giày. Sở dĩ có tên gọi này vì đây là một loài cò có mỏ rất rộng và kỳ dị. Cò mỏ giày trưởng thành có thể đạt đến chiều cao 115 – 150 cm trong khi mỏ của chúng có chiều dài trung bình 30 cm. Loài này đã được đưa vào danh sách các loài chim cần bảo vệ của Hiệp hội chim Quốc tế.
 Cò mỏ giày. Sở dĩ có tên gọi này vì đây là một loài cò có mỏ rất rộng và kỳ dị. Cò mỏ giày trưởng thành có thể đạt đến chiều cao 115 – 150 cm trong khi mỏ của chúng có chiều dài trung bình 30 cm. Loài này đã được đưa vào danh sách các loài chim cần bảo vệ của Hiệp hội chim Quốc tế.
Cá mập yêu tinh: Là loài cá biển sâu hiếm và ít được biết đến, đôi khi được gọi là "hóa thạch sống" do nó là đại diện còn tồn tại duy nhất của loài Mitsukurinidae, một họ cá mập khoảng 125 triệu năm tuổi. Nó dẹt mõm, hàm răng nổi bật như những chiếc đinh, cơ thể dài 3-4 m khi trưởng thành. Cá mập yêu tinh sinh sống rải rác ở khu vực thềm lục địa, hẻm núi trên toàn thế giới ở độ sâu hơn 100 m.
 Cá mập yêu tinh: Là loài cá biển sâu hiếm và ít được biết đến, đôi khi được gọi là "hóa thạch sống" do nó là đại diện còn tồn tại duy nhất của loài Mitsukurinidae, một họ cá mập khoảng 125 triệu năm tuổi. Nó dẹt mõm, hàm răng nổi bật như những chiếc đinh, cơ thể dài 3-4 m khi trưởng thành. Cá mập yêu tinh sinh sống rải rác ở khu vực thềm lục địa, hẻm núi trên toàn thế giới ở độ sâu hơn 100 m. 
Cá dơi môi đỏ: Tên khoa học là Ogcocephalus darwini, là một loài cá có hình thái khác thường, thường được thấy ở khu vực xung quanh quần đảo Galapagos ở độ sâu dưới 30m. Loài cá này có hình dạng khá giống dơi, và không biết bơi. Chúng di chuyển chủ yếu bằng các vây ức.
 Cá dơi môi đỏ: Tên khoa học là Ogcocephalus darwini, là một loài cá có hình thái khác thường, thường được thấy ở khu vực xung quanh quần đảo Galapagos ở độ sâu dưới 30m. Loài cá này có hình dạng khá giống dơi, và không biết bơi. Chúng di chuyển chủ yếu bằng các vây ức. 
Nhím sọc: Thường được tìm thấy ở rừng nhiệt đới phía bắc và phía đông của Madagascar. Đây là một loài vật nhỏ, có chi và mõm dài, bộ lông màu đen với các sọc dọc màu vàng lưng. Gai độc xung quanh cổ là một vũ khí tấn công hiệu quả của loài nhím này.
 Nhím sọc: Thường được tìm thấy ở rừng nhiệt đới phía bắc và phía đông của Madagascar. Đây là một loài vật nhỏ, có chi và mõm dài, bộ lông màu đen với các sọc dọc màu vàng lưng. Gai độc xung quanh cổ là một vũ khí tấn công hiệu quả của loài nhím này.
Paku: Tên thường dùng để chỉ một số loài ăn tạp thuộc vùng nước ngọt Nam Mỹ và có mối liên hệ với loài cá Piranha. Pacu và Piranha có cấu trúc răng không giống nhau, sự khác biệt chính nằm ở vị trí sắp xếp của hàm răng. Ngoài ra, Pacu trưởng thành có kích thước lớn hơn nhiều so với cá Piranha, đạt tới 0,9 m, 25 kg trong điều kiện tự nhiên.
 Paku: Tên thường dùng để chỉ một số loài ăn tạp thuộc vùng nước ngọt Nam Mỹ và có mối liên hệ với loài cá Piranha. Pacu và Piranha có cấu trúc răng không giống nhau, sự khác biệt chính nằm ở vị trí sắp xếp của hàm răng. Ngoài ra, Pacu trưởng thành có kích thước lớn hơn nhiều so với cá Piranha, đạt tới 0,9 m, 25 kg trong điều kiện tự nhiên.
Poodle Moth ở Venezuela là một loài bướm đêm thuộc họ mới. Nó được Tiến sĩ Arthur Anker của Bishkek, Kyrgyzstan phát hiện năm 2009 ở vùng Gran Sabana của Venezuela.
 Poodle Moth ở Venezuela là một loài bướm đêm thuộc họ mới. Nó được Tiến sĩ Arthur Anker của Bishkek, Kyrgyzstan phát hiện năm 2009 ở vùng Gran Sabana của Venezuela. 
Bọ gai: Là thành viên phổ biến và rộng rãi của gia đình Membracidae, và có họ hàng với loài ve sầu. Con trưởng thành thường có màu xanh lá cây hoặc màu vàng với đường đỏ và vạch nâu, có thể đạt đến chiều dài xấp xỉ 10 mm. Những chiếc gai dài trên cơ thể loài bọ gai này làm nản lòng những loài động vật có ý định ăn thịt nó.
 Bọ gai: Là thành viên phổ biến và rộng rãi của gia đình Membracidae, và có họ hàng với loài ve sầu. Con trưởng thành thường có màu xanh lá cây hoặc màu vàng với đường đỏ và vạch nâu, có thể đạt đến chiều dài xấp xỉ 10 mm. Những chiếc gai dài trên cơ thể loài bọ gai này làm nản lòng những loài động vật có ý định ăn thịt nó.
Thỏ Angora: Là một giống thỏ nuôi trong nhà, đặc trưng bởi bộ lông dài, mềm như len. Angora là một trong những loài thỏ tồn tại lâu đời nhất, có nguồn gốc ở Ankara (lịch sử gọi là Angora), Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là vật nuôi phổ biến của hoàng gia Pháp vào giữa thế kỷ thứ 18, và lan ra các khu vực khác ở châu Âu vào cuối thế kỷ này. Chúng xuất hiện lần đầu tại Mỹ trong những năm đầu thế kỷ 20.
 Thỏ Angora: Là một giống thỏ nuôi trong nhà, đặc trưng bởi bộ lông dài, mềm như len. Angora là một trong những loài thỏ tồn tại lâu đời nhất, có nguồn gốc ở Ankara (lịch sử gọi là Angora), Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là vật nuôi phổ biến của hoàng gia Pháp vào giữa thế kỷ thứ 18, và lan ra các khu vực khác ở châu Âu vào cuối thế kỷ này. Chúng xuất hiện lần đầu tại Mỹ trong những năm đầu thế kỷ 20. 
Chim Thiên đường: Là một loài chim nhỏ, chiều dài khoảng 26 cm, thuộc bộ sẻ. Đây là thành viên duy nhất trong chi Lophorina. Loài chim này sinh sống chủ yếu ở khu rừng nhiệt đới New Guinea.
 Chim Thiên đường: Là một loài chim nhỏ, chiều dài khoảng 26 cm, thuộc bộ sẻ. Đây là thành viên duy nhất trong chi Lophorina. Loài chim này sinh sống chủ yếu ở khu rừng nhiệt đới New Guinea.
Cá giọt nước: Là một loài cá biển sâu thuộc họ Psychrolutidae. Loài cá này sống ở những vùng nước sâu ngoài khơi bờ biển thuộc lục địa Úc, Tasmania và New Zealand. Cá giọt nước thường có chiều dài chưa đến 30 cm. Chúng chủ yếu ăn phù du hay các loài trôi nổi, chẳng hạn như động vật giáp xác dưới đại dương sâu.
 Cá giọt nước: Là một loài cá biển sâu thuộc họ Psychrolutidae. Loài cá này sống ở những vùng nước sâu ngoài khơi bờ biển thuộc lục địa Úc, Tasmania và New Zealand. Cá giọt nước thường có chiều dài chưa đến 30 cm. Chúng chủ yếu ăn phù du hay các loài trôi nổi, chẳng hạn như động vật giáp xác dưới đại dương sâu.
Kỳ lân biển: Còn gọi là narwhale, là một loài động vật biển có kích cỡ trung bình, thuộc phân bộ cá voi có răng. Loài này sống quanh năm ở các vùng biển Bắc cực quanh khu vực Greenland, Canada và Nga. Đặc trưng của con đực là chiếc ngà dài, thẳng, có dạng xoắn ốc ở hàm trái phía trên.
 Kỳ lân biển: Còn gọi là narwhale, là một loài động vật biển có kích cỡ trung bình, thuộc phân bộ cá voi có răng. Loài này sống quanh năm ở các vùng biển Bắc cực quanh khu vực Greenland, Canada và Nga. Đặc trưng của con đực là chiếc ngà dài, thẳng, có dạng xoắn ốc ở hàm trái phía trên. 
Okapi, còn được gọi là hươu cao cổ rừng hoặc ngựa vằn lai hươu cao cổ. Nó là một loài động vật có vú có nguồn gốc từ rừng nhiệt đới Ituri, thuộc khu vực đông bắc của nước Cộng hòa Dân chủ Congo ở Trung Phi. Mặc dù Okapi có sọc gợi hình ảnh của ngựa vằn, nhưng thực chất nó có liên quan chặt chẽ nhất với hươu cao cổ.
 Okapi, còn được gọi là hươu cao cổ rừng hoặc ngựa vằn lai hươu cao cổ. Nó là một loài động vật có vú có nguồn gốc từ rừng nhiệt đới Ituri, thuộc khu vực đông bắc của nước Cộng hòa Dân chủ Congo ở Trung Phi. Mặc dù Okapi có sọc gợi hình ảnh của ngựa vằn, nhưng thực chất nó có liên quan chặt chẽ nhất với hươu cao cổ. 
Sên biển màu sanh: Blue Dragon có nhiều tên gọi khác nhau như yến biển, thiên thần màu xanh, glaucus xanh, sên biển màu xanh…là một loài sên nhỏ màu xanh nước biển, thường sống ở các vùng nước ấm và có khả năng nổi trên mặt nước nhờ túi khí trong dạ dày.
 Sên biển màu sanh: Blue Dragon có nhiều tên gọi khác nhau như yến biển, thiên thần màu xanh, glaucus xanh, sên biển màu xanh…là một loài sên nhỏ màu xanh nước biển, thường sống ở các vùng nước ấm và có khả năng nổi trên mặt nước nhờ túi khí trong dạ dày.
Rắn mù: Rắn mù có tên khoa học là Atretochoana eiselti, là một loại lưỡng cư không chân và không phổi, mới được các nhà khoa học phát hiện ở Brazil năm 2011. Mặc dù trông giống rắn, nhưng chúng không thuộc họ bò sát, gần với loài kỳ nhông và ếch.
 Rắn mù: Rắn mù có tên khoa học là Atretochoana eiselti, là một loại lưỡng cư không chân và không phổi, mới được các nhà khoa học phát hiện ở Brazil năm 2011. Mặc dù trông giống rắn, nhưng chúng không thuộc họ bò sát, gần với loài kỳ nhông và ếch. 
Rắn lục bụi rậm: Là loài rắn độc đặc hữu của rừng nhiệt đới Trung Phi. Không chỉ gây tò mò vì lớp vảy kỳ lạ, loài rắn này còn có khả năng thay đổi máu sắc cơ thể khi cần thiết.
 Rắn lục bụi rậm: Là loài rắn độc đặc hữu của rừng nhiệt đới Trung Phi. Không chỉ gây tò mò vì lớp vảy kỳ lạ, loài rắn này còn có khả năng thay đổi máu sắc cơ thể khi cần thiết. 
Kiến Gấu trúc: Kỳ thực đây là "dòng họ" gồm hơn 3.000 loài ong bắp cày. Con cái khá lớn và tương đối giống kiến lông. Bộ lông dày như nhung thường có màu đỏ tươi hay cam, nhưng cũng có thể có màu đen, trắng, bạc hoặc vàng. Tên gọi kiến Gấu trúc xuất phát từ những con có màu đen và trắng giống màu của của loài gấu trúc khổng lồ Trung Quốc.
 Kiến Gấu trúc: Kỳ thực đây là "dòng họ" gồm hơn 3.000 loài ong bắp cày. Con cái khá lớn và tương đối giống kiến lông. Bộ lông dày như nhung thường có màu đỏ tươi hay cam, nhưng cũng có thể có màu đen, trắng, bạc hoặc vàng. Tên gọi kiến Gấu trúc xuất phát từ những con có màu đen và trắng giống màu của của loài gấu trúc khổng lồ Trung Quốc.
Rồng gai hay quỷ gai là một loại thằn lằn Úc, hay còn có các “biệt hiệu” khác là quỷ núi, thằn lằn gai hoặc Moloch. Đây là loài duy nhất thuộc chi Moloch. Chiều dài tối đa của rồng gai là 20 cm, có khả năng thay đổi màu sắc từ nhợt nhạt khi thời tiết ấm áp sang màu tối hơn trong thời tiết lạnh và có thể sống đến 20 năm.
 
Rồng gai hay quỷ gai là một loại thằn lằn Úc, hay còn có các “biệt hiệu” khác là quỷ núi, thằn lằn gai hoặc Moloch. Đây là loài duy nhất thuộc chi Moloch. Chiều dài tối đa của rồng gai là 20 cm, có khả năng thay đổi màu sắc từ nhợt nhạt khi thời tiết ấm áp sang màu tối hơn trong thời tiết lạnh và có thể sống đến 20 năm. 
Bướm chim ruồi: Là một loài bướm đêm thuộc họ Sphingidae. Loài này thường hoạt động trong ngày, đặc biệt là lúc sáng sớm, nhưng cũng có thể bắt gặp chúng vào lúc hoàng hôn, bình minh và thậm chí cả trong mưa. Sở dĩ được gọi là bướm chim ruồi vì loài này cũng ăn mật hoa và có khả năng bay “đứng” một chỗ trong không gian để hút mật.
 Bướm chim ruồi: Là một loài bướm đêm thuộc họ Sphingidae. Loài này thường hoạt động trong ngày, đặc biệt là lúc sáng sớm, nhưng cũng có thể bắt gặp chúng vào lúc hoàng hôn, bình minh và thậm chí cả trong mưa. Sở dĩ được gọi là bướm chim ruồi vì loài này cũng ăn mật hoa và có khả năng bay “đứng” một chỗ trong không gian để hút mật.  
Tôm bọ ngựa: Một trong những kẻ săn mồi quan trọng nhất trong môi trường biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đây là động vật giáp xác biển, cơ thể khi trưởng thành của chúng có thể đạt đến chiều dài 30 cm, cá biệt có trường hợp lên đến 38 cm. Mai của tôm bọ ngựa chỉ bao gồm phần phía sau của đầu và bốn phân đoạn đầu tiên của ngực.
 Tôm bọ ngựa: Một trong những kẻ săn mồi quan trọng nhất trong môi trường biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đây là động vật giáp xác biển, cơ thể khi trưởng thành của chúng có thể đạt đến chiều dài 30 cm, cá biệt có trường hợp lên đến 38 cm. Mai của tôm bọ ngựa chỉ bao gồm phần phía sau của đầu và bốn phân đoạn đầu tiên của ngực. 

Bí ẩn đám mây trong suốt như viên ngọc ở Australia

(Kiến Thức) - Đám mây hình tròn trong suốt kỳ lạ, sáng rực và có ánh lên tia sáng cầu vồng xuất hiện trên bầu trời Gippsland, Australia, gây tò mò.

Mới đây, một đám mây trong suốt kỳ lạ bất ngờ xuất hiện trên bầu trời Gippsland, bang Victoria, Australia khiến cho nhiều người vừa tò mò thích thú, vừa hoang mang lo sợ điềm không lành.
Mới đây, một đám mây trong suốt kỳ lạ bất ngờ xuất hiện trên bầu trời Gippsland, bang Victoria, Australia khiến cho nhiều người vừa tò mò thích thú, vừa hoang mang lo sợ điềm không lành. 

Đám mây kỳ quái được hình thành vào khoảng 1h chiều (giờ địa phương) ngày 4/11.
Đám mây kỳ quái được hình thành vào khoảng 1h chiều (giờ địa phương) ngày 4/11. 

Không giống với những đám mây thông thường, đám mây kỳ lạ có màu trong suốt và sáng rực. Ở chính giữa đám mây là dải cầu vồng nhiều màu rực rỡ.
Không giống với những đám mây thông thường, đám mây kỳ lạ có màu trong suốt và sáng rực. Ở chính giữa đám mây là dải cầu vồng nhiều màu rực rỡ. 

Chân tướng của hiện tượng thiên nhiên thu hút sự quan tâm của nhiều người, có thông tin xôn xao rằng đó là do sự xuất hiện của UFO (đĩa bay người ngoài hành tinh).
Chân tướng của hiện tượng thiên nhiên thu hút sự quan tâm của nhiều người, có thông tin xôn xao rằng đó là do sự xuất hiện của UFO (đĩa bay người ngoài hành tinh). 

Sau đó, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và chứng minh rằng đám mây kỳ quái thực chất là hố mây, một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú mà con người ít biết tới.
Sau đó, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và chứng minh rằng đám mây kỳ quái thực chất là hố mây, một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú mà con người ít biết tới. 

Hố mây được hình thành khi hơi nước trong đám mây bị đóng băng thành những tinh thể đá trong suốt như pha lê.
Hố mây được hình thành khi hơi nước trong đám mây bị đóng băng thành những tinh thể đá trong suốt như pha lê. 

Những tinh thể đá nặng hơn những giọt nước xung quanh và kéo một phần đám mây xuống. Còn cầu vồng xuất hiện là do các hạt nước đá khúc xạ với ánh sáng tạo thành.
Những tinh thể đá nặng hơn những giọt nước xung quanh và kéo một phần đám mây xuống. Còn cầu vồng xuất hiện là do các hạt nước đá khúc xạ với ánh sáng tạo thành. 

Sự nhiễu động trong tầng mây, có thể do máy bay chẳng hạn, có thể kích hoạt hiệu ứng bốc hơi dây chuyền và tạo ra hố mây.
Sự nhiễu động trong tầng mây, có thể do máy bay chẳng hạn, có thể kích hoạt hiệu ứng bốc hơi dây chuyền và tạo ra hố mây. 

Hố mây gây ra nhiều đồn đoán về điềm dữ, vật thể bay không xác định của người ngoài hành tinh…, nhưng thực chất nó cũng chỉ là hố mây hình thành do các tinh thể băng.
Hố mây gây ra nhiều đồn đoán về điềm dữ, vật thể bay không xác định của người ngoài hành tinh…, nhưng thực chất nó cũng chỉ là hố mây hình thành do các tinh thể băng. 

Hiện tượng hố mây (Fallstreak) chính là lời giải cho sự xuất hiện bất thường của đám mây bí ẩn.
Hiện tượng hố mây (Fallstreak) chính là lời giải cho sự xuất hiện bất thường của đám mây bí ẩn.