Ấn Độ tung đội quân sơn cước thiện chiến đến vùng tranh chấp

Trong bối cảnh căng thẳng Trung-Ấn leo thang, Ấn Độ đã điều động đội quân sơn cước thiện chiến, chuyên tác chiến vùng núi đến các vùng nhạy cảm ở biên giới.

Binh sĩ Ấn Độ ăn mừng khi chiếm được một đỉnh núi từ tay Pakistan trong cuộc chiến năm 1999.

Tờ Hindustian Times dẫn nguồn tin trong chính phủ Ấn Độ, xác nhận đội quân tinh nhuệ được điều ra tiền tuyến với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Ấn Độ đọc Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) – đường biên giới tạm với Trung Quốc.

Nguồn tin cho biết lực lượng được điều ra tiền tuyến là đội quân sơn cước, được huấn luyện tác chiến vùng núi suốt hàng thập kỷ. Đội quân này được lệnh sẵn sàng chiến đấu một khi xung đột biên giới bùng phát.

Không giống như lính Trung Quốc ở chiến khu miền Tây, cần có xe bọc thép và công binh mở đường đến vùng tranh chấp, đội quân sơn cước thuần thục chiến tranh du kích, có sức khỏe để chiến đấu ở vùng cao, đặc biệt giỏi leo trèo, ẩn nấp.

Đội quân này đã chứng minh năng lực chiến đấu khi giúp quân đội Ấn Độ giành quyền kiểm soát vùng Kargil từ tay Pakistan trong cuộc chiến năm 1999.

“Đội quân sơn cước là lực lượng thiện chiến nhất của Ấn Độ, chiến đấu trong điều kiện khắc nghiệt, luôn tiềm ẩn tổn thất về sinh mạng”, nguồn tin cho biết. “Những người được chọn đều đến từ vùng núi cao hiểm trở, từ những vùng tranh chấp như Ladakh, Arunachal hay Sikkim. Họ am hiểu địa hình vùng biên giới và năng lực cận chiến của họ là không có đối thủ”.

Họ có khả năng cung cấp tọa độ chính xác cho pháo binh và lực lượng tên lửa khai hỏa vì ở vùng cao, chỉ một chút sai sót cũng sẽ khiến vũ khí tầm xa bắn trượt mục tiêu, một cựu tư lệnh Ấn Độ nói.

Đội quân sơn cước của Ấn Độ được đào tạo chuyên tác chiến ở vùng núi giáp biên giới Trung Quốc.

Địa hình vùng núi giáp biên giới Trung Quốc giúp Ấn Độ có ưu thế nhất định. Vì những khu vực này vốn đã khó chiếm, một khi chiếm được lại càng khó giữ, nguồn tin trên báo Ấn Độ cho biết.

Báo Ấn Độ không nêu rõ danh tính đội quân sơn cước được điều đến vùng tranh chấp với Trung Quốc, nhưng rất có thể đó là Lực lượng biên phòng đặc biệt (SFF). Lực lượng đặc nhiệm này được thành lập ngay sau cuộc chiến biên giới Trung-Ấn năm 1962, với mục tiêu cụ thể là đối phó Trung Quốc.

SFF hiện có quân số khoảng 10.000 người, chuyên thực hiện sứ mệnh bí mật, thọc sâu vào lòng địch và đã giành được nhiều chiến công. Năm 1975, theo quy định mới, SFF bị cấm hoạt động trong phạm vi 10km tính từ biên giới Trung-Ấn, trừ khi có chỉ thị đặc biệt.

Có lẽ Ấn Độ cảm thấy đây là lúc để đưa đội quân tinh nhuệ ra tiền tuyến đối phó các hành động leo thang căng thẳng của Trung Quốc.

4 loại máy bay chắc chắn "có suất" trên hàng không mẫu hạm Sơn Đông, Trung Quốc

(Kiến Thức) - Dù Hải quân Trung Quốc chưa hề có công bố chính thức về cấu hình máy bay, trực thăng trên tàu Sơn Đông nhưng chắc chắn 4 gương mặt sau đây sẽ có "suất" trên tàu sân bay mới nhất của Trung Quốc này.

4 loai may bay chac chan
 Tàu sân bay Sơn Đông được Trung Quốc tự đóng mới dựa trên thiết kế của tàu sân bay Liêu Ninh trước đây với một vài cải tiến lớn. Theo tính toán, tối đa Sơn Đông có thể mang được 40 máy bay, trực thăng các loại. Nguồn ảnh: BI.

Điểm yếu chết người của Hải quân Trung Quốc trong tác chiến tầm xa

(Kiến Thức) - Mặc dù được đánh giá có tốc độ phát triển thần tốc về vũ khí trang bị, tuy nhiên, Hải quân Trung Quốc vẫn tồn tại nhiều hạn chế khiến ngay cả giới lãnh đạo quân sự của chính nước này cũng hết sức lo lắng.

Diem yeu chet nguoi cua Hai quan Trung Quoc trong tac chien tam xa
 Để hiện thực hóa tư tưởng quân sự và để phục vụ những mưu đồ ở nhiều vùng biển khác nhau, trong những năm qua, có thể thấy Hải quân Trung Quốc đã đầu tư nhiều nguồn lực để phát triển cả về số lượng và chất lượng lực lượng tác chiến. 

Giải mã 5 địa danh huyền bí nhất Trung Quốc

Trong nhiều thế kỷ, Trung Quốc vẫn là một nơi rất bí ẩn mà nhiều người phương Tây tò mò muốn khám phá. Sau này, dù có nhiều du khách ghé thăm Trung Quốc, nhưng những địa danh sau đây vẫn huyền bí nhất trong mắt mọi người.

Giai ma 5 dia danh huyen bi nhat Trung Quoc

Kim tự tháp Trung Quốc: Kim tự tháp không chỉ có ở Ai Cập, Trung Quốc cũng có kim tự tháp. Trung Quốc có khoảng 40 lăng mộ khổng lồ nằm ở phía tây bắc của Tây An và Thiểm Tây. Những công trình kiến trúc khổng lồ này được xây dựng để chứa hài cốt của các hoàng đế Trung Quốc và hoàng tộc. Tuy nhiên, những kim tự tháp này chưa hề được công nhận sự tồn tại, thậm chí người ta đã trồng cây xung quanh chúng để ngụy trang. Tổng cộng, có khoảng 300 kim tự tháp ở khu vực Tây An. 


Giai ma 5 dia danh huyen bi nhat Trung Quoc-Hinh-2
 Hồ thiên đường (Tiānchí): Hồ thiên đường nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Changbaishan giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, có diện tích khoảng 10 km2. Từ năm 1903, có nhiều người cho biết đã nhìn thấy quái vật hồ thiên đường, thậm chí có báo cáo về việc nó tấn công người dân địa phương. Một số người đưa ra tuyên bố rằng, trong hồ có cả một gia đình sinh vật kỳ lạ này sinh sống. Vào năm 2007, một đoạn video dài 20 phút đã được phát với hình ảnh 6 trong số những con quái vật đang bơi trong nước.

Giai ma 5 dia danh huyen bi nhat Trung Quoc-Hinh-3

Rừng Shennongjia: Rừng Shennongjia là một khu rừng rộng lớn và bí ẩn bao phủ hơn 3,2 km2 ở phía đông tỉnh Hồ Bắc. Nó còn được đồn đại là nhà của một người vượn có tên gọi là Mitch Yeren hay bigfoot Trung QuốcĐã có rất nhiều người nhìn thấy sinh vật này, với các mẫu tóc và dấu chân cũng được tìm thấy. Ngoài ra, Shennongjia được cho là nhà của một số quái vật khác và là một điểm nóng của UFO.


Giai ma 5 dia danh huyen bi nhat Trung Quoc-Hinh-4

Thành phố dưới nước Shicheng: Khi trở thành trung tâm chính trị và văn hóa ở quận Sui, thuộc Chiết Giang, Shicheng bị bỏ hoang năm 1959 và bị nhấn chìm trong hồ nước nhân tạo Qiandao nằm trong thiết kế xây dựng của trạm thủy điện sông Xin’an. Nó đã bị lãng quên trong 40 năm cho đến nằm 2001 các thợ lặn đã phát hiện ra thành phố vẫn được bảo tồn đáng kể, bất chấp thời gian bị chìm dưới nước. 


Giai ma 5 dia danh huyen bi nhat Trung Quoc-Hinh-5

Ống Baigong: Các ống Baigong là một loạt các ống giống kim loại gỉ sét được đặt trong hang động thuộc núi Baigong, khoảng 40km về phía tây nam của thành phố Delingha ở tỉnh Thanh Hải. Lúc đầu, người ta cho rằng chúng là bằng chứng của hệ thống ống nước cổ đại hoặc ngoài hành tinh, nhưng phân tích gần đây cho thấy chúng là rễ cây hóa thạch.