“Ăn chay mà lòng không chay”, có vẫn hơn không

Ai ăn chay mà lòng chưa chay thì vẫn tốt hơn không.

HỎI: Là một Phật tử, mỗi tháng tôi phát tâm ăn chay 4 ngày. Vào những ngày ăn chay, khi bạn bè rủ rê đi ăn, tôi nói ngày này ăn chay thì các bạn thường nói: “Ăn chay là do tâm, ăn chay mà lòng không chay thì có được gì”.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Tôi chỉ cười mà không đáp vì tôi nghĩ ăn chay được đã là tốt rồi. Mặt khác, tôi thấy nhiều người đến ngày ăn chay mà lại quên, khi sực nhớ ra thì ăn một cách gắng gượng, giống như ép buộc, như vậy có nên không? Mong quý Báo chia sẻ thêm về vấn đề này.
(THANH DÂN, danthanhnguyen62@gmail.com)
ĐÁP:
Bạn Thanh Dân thân mến!
Bạn đã đúng khi nghĩ rằng “ăn chay được là tốt rồi”. Nếu người nào ăn chay mà lòng cũng chay, thân và tâm đều thanh tịnh thì quá tốt. Còn ai ăn chay mà lòng chưa chay thì vẫn tốt hơn không. Cho nên việc thực hành ăn chay phải đi theo từng bước, từ thô đến tế, từ thân đến tâm. Nếu nói “ăn chay là do tâm, ăn chay mà lòng không chay thì có được gì” để rồi không ăn được bữa chay nào thì chỉ là bao biện cho sự giải đãi của mình mà thôi.
Trong trường hợp, đến ngày ăn chay mà quên hay do một hoàn cảnh nào đó không thực hiện được thì tâm niệm sám hối và lưu tâm để khắc phục. Ngày nay, ai cũng biết lợi ích “thân nhẹ, tâm an” của việc ăn chay, nên hãy bắt đầu từ hạnh lành thực tập ăn chay để lợi mình và lợi ích cho hết thảy chúng sanh.
Chúc bạn tinh tấn!

Lắng mình tại cổ tự Từ Hiếu

Chùa Từ Hiếu (Tổ đình Từ Hiếu) nằm ở phía Tây Nam kinh thành Huế, là một trong những ngôi cổ tự lớn, gắn với bao thăng trầm trên đất cố đô.

Chùa Huế là một phần trong những nét kiến trúc của cố đô xưa và việc đi lễ chùa cũng là một trong những nét văn hóa của đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Tuy đất không rộng, người không đông nhưng với hơn 400 ngôi chùa đã khiến TP Huế trở thành một trong những trung tâm Phật giáo lớn của cả nước. Trong đó có một ngôi chùa cổ nổi tiếng lâu đời đó là chùa Từ Hiếu. Ảnh: Cổng chùa Từ Hiếu.
Chùa Huế là một phần trong những nét kiến trúc của cố đô xưa và việc đi lễ chùa cũng là một trong những nét văn hóa của đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Tuy đất không rộng, người không đông nhưng với hơn 400 ngôi chùa đã khiến TP Huế trở thành một trong những trung tâm Phật giáo lớn của cả nước. Trong đó có một ngôi chùa cổ nổi tiếng lâu đời đó là chùa Từ Hiếu. Ảnh: Cổng chùa Từ Hiếu.
Chùa được xây dựng từ năm 1943 trên một ngọn đồi được bao bọc xung quanh bởi rừng thông xanh mướt. Cách trung tâm thành phố chưa đầy 5km, đường sá đi lại dễ dàng và khí hậu trong lành, mát mẻ nên lượng người lên chùa viễn cảnh thường rất đông. Ảnh: Đường dẫn vào chùa.

Chùa được xây dựng từ năm 1943 trên một ngọn đồi được bao bọc xung quanh bởi rừng thông xanh mướt. Cách trung tâm thành phố chưa đầy 5km, đường sá đi lại dễ dàng và khí hậu trong lành, mát mẻ nên lượng người lên chùa viễn cảnh thường rất đông. Ảnh: Đường dẫn vào chùa.

Sinh lão bệnh tử - bất dữ nhân kỳ

Câu nói tuy đơn giản nhưng gói gọn một triết lý thực tế trong cuộc sống của mọi sinh vật hữu hình.

Tuy thực tế diễn tiến hàng ngày, hàng giờ hàng phút, nhưng con người cứ xem như chuyện xa lạ; chuyện của ai chứ không phải của mình.