9 loại lá tắm hết dị ứng, nổi mề đay ngứa ngáy khi trời lạnh

Dị ứng, nổi mày đay gây ngứa ngáy là nỗi ám ảnh của rất nhiều người khi mùa đông đến, thời tiết giá lạnh.

Lá chè xanh

Đầu tiên, không thể không nhắc đến công dụng tuyệt vời của lá chè xanh là kháng khuẩn, giải nhiệt cơ thể, lợi tiểu... Mà lá chè xanh còn có công dụng trị mẩn ngứa hiệu quả.

Công thức: Dùng 20 gram lá chè xanh (tương ứng với một nắm tay) đun cùng với 1 lít nước lọc. Sau khi nước sôi, bạn có thể tắt bếp và pha cùng với một ít nước lạnh để tắm. Đối với trẻ nhỏ, bạn nên cùng khăn bông thấm nước để lau rửa các vùng hăm kẽ, các vùng bị tổn thương. Thực hiện liên tục 3 ngày, các cơn ngứa và vết mẩn đỏ sẽ dần tiêu biến.

Lá cây sài đất
9 loai la tam het di ung, noi me day ngua ngay khi troi lanh

Sài đất còn có tên gọi khác là húng trám, ngổ núi, là loại cây mọc dài, xuất hiện ở những vùng ẩm ướt. Trong y học cổ truyền, dân gian thường hay sử dụng thảo dược này dể giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm,… ngoài ra còn được sử dụng để chữa rôm sẩy, vết đốm đỏ rất tốt.

Dùng 100 – 200 gram sài đất nấu cùng với 4 – 5 lít nước, đợi nước nguội bớt bạn có thể sử dụng để tắm. Đồng thời, người bệnh có thể phần bã để chà xát nhẹ nhàng lên vị trí ngứa, dễ nổi mẩn đỏ. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm, có thể sử dụng lá cây sài đất được bào chế ở dạng khô.

Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp cây sài đất cùng với các nguyên liệu khác dể nấu lấy nước tắm như: lá ké đầu ngựa, kim ngân hoa.

Tía tô

Theo đông y, tía tô có vị cay, tính ấm, được ví như nguồn kháng sinh tự nhiên, có tác dụng ngăn chặn tình trạng dị ứng và mẩn ngứa rất tốt.

Các dùng đơn giản, bạn chỉ cần lấy lá tía tô rửa sạch, nấu với nước trắng rồi tắm khi nước còn nóng. Thực hiện trong 3 ngày liền liên tục thấy hiệu quả tốt của lá tắm này.

Ngải cứu

Ngoài tác dụng giải cảm, trị ho, đau cổ họng, đau đầu, đau bụng khi đến 'tháng'... ngải cứu còn có khả năng làm trắng da và trị mịn, mẩn ngứa.

Theo y học hiện đại, trong lá ngải cứu có chứa hàm lượng lớn các hoạt chất như flavonoid, artabsin và adenin…. Đây đều là những chất có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm hiệu quả, phù hợp sử dụng để điều trị mề đay và giúp đẩy lùi nhanh chóng cơn ngứa ngáy khó chịu.

Để làm đẹp, bạn chỉ cần rửa sạch nắm lá ngải cứu tươi rồi giã nát. Sau đó đem đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt. Cứ làm liên tục như vậy sẽ có làn da trắng sáng hồng. Với trẻ nhỏ hay bị rôm sảy, hãy lấy lá ngải cứu xay nát rồi lọc lấy nước bé tắm.

Lá khế

Lá khế có vị chát, tính lạnh, công dụng giải độc, sát trùng, chống ngứa ngáy trên da.

Thành phần hoạt chất bên trong của lá khế khi đi qua da sẽ có khả năng đẩy lùi cơn ngứa ngáy hiệu quả. Với khả năng kháng khuẩn tốt như vậy, lá khế còn có tác dụng ức chế và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại trên da.

Để nấu nước tắm hàng ngày, mọi người hãy lấy 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi với nước, sau đó đổ ra chậu cho nguội bớt, thêm một ít nước lạnh cho nhiệt độ vừa đủ ấm để tắm

Trong quá trình tắm nên lấy bã lá khế chà xát nhẹ lên vị trí mẩn ngứa ngáy trên da sẽ tăng hiệu quả.

9 loai la tam het di ung, noi me day ngua ngay khi troi lanh-Hinh-2
 Lá cây kinh giới

Kinh giới có vị cay, hơi đắng, tính ôn, được sử dụng để làm rau sống trong các bữa ăn gia đình hiện nay. Ngoài ra chúng còn có tác dụng diệt khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm móc gây hại. Lá kinh giới thường được kết hợp cùng với nhiều loại lá khác để chữa mẩn ngứa hiệu quả.

Dùng một nắm lá kinh giới, rửa sạch với nước để loại bớt bụi bẩn, vi khuẩn. Sử dụng hai tay để vò nát lá kinh giới trước khi cho vào thau nước và khuấy đều. Bạn có thể sử dụng nước ấm hoặc nước lạnh đều được. Các vết đốm li ti sẽ dần tiêu biến nếu bạn thực hiện liên tục mỗi ngày.

Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp cùng với việc sắc lấy nước uống, hỗ trợ quá trình điều trị, phòng chống mẩn ngứa, mụn nhọt.

Trầu không

9 loai la tam het di ung, noi me day ngua ngay khi troi lanh-Hinh-3

Lá trầu không thường được dùng để chữa rất nhiều bệnh như: viêm da cơ địa, mề đay, nấm chân tay, mẩn ngứa… rất hiệu quả.

Khi đi vào cơ thể, nước lá trầu không sẽ giúp kháng khuẩn và thải độc tố cực tốt. Ngoài ra, trong lá trầu không chứa các chất như: Tinh dầu, tannin và vitamin,… những chất này có tác dụng trong việc ức chế sự phát triển và lây lan của vi khuẩn, làm lành vết thương trên da.

Lá ổi

Theo đông y, lá ổi có vị đắng, tính ấm, chữa mẩn ngứa, đốm đỏ rất nhạy bén.

Theo y học, chiết xuất lá ổi có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của Staphylococcus aureus, đây là 1 trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về da.

Ngoài ra lá ổi còn chứa tinh dầu dễ bay hơi Eugenol, có khả năng kháng khuẩn, cải thiện cấu trúc da, xoa dịu cơn ngứa ngáy, sưng rát, tiêu mụn nước.

Cách dùng: Lấy 2 nắm lá ổi nấu thành nước tắm mỗi ngày, mẩn ngứa hay rôm sảy trong ngày hè đều tiêu biến hết.

Kim ngân hoa

Kim ngân hoa có vị đắng, tính hàn, không có độc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm... Thành phần dược lý trong cây kim ngân có khả năng ức chế các loại vi khuẩn ngoài da như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, các loại nấm ngoài da.

Do đó, dùng cây kim ngân hoa nấu nước tắm có thể xoa dịu được các cơn ngứa do bệnh mề đay.

Những thực phẩm cần tránh khi bị dị ứng theo mùa

Khi bị dị ứng có rất nhiều yếu tố gây ra từ di truyền, lối sống, thậm chí là chế độ ăn uống hay những thực phẩm không phù hợp.

Histamine mặc dù là một chất dẫn truyền thần kinh thiết yếu trong cơ thể con người nhưng nó lại là 'thủ phạm' gây ra phản ứng dị ứng, đặc biệt là khi nó có lượng lớn trong các loại hạt, phô mai, động vật có vỏ, cà chua. Một khi ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa histamine này sẽ khiến cho hệ hô hấp trở nên tồi tệ hơn.
Cà chua, nấm và rau tươi khác
Các loại rau luôn là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng đây cũng là thứ chứa một nguồn histamine tương đối cao. Do đó những người có nguy cơ bị kích ứng hay nhạy cảm với chất này nên tránh một số loại rau như: rau bina, cà tím, bí ngô, bơ, cần tây... là tốt nhất.
Nhung thuc pham can tranh khi bi di ung theo mua
 Cà chua, nấm và rau tươi khác chứa rất nhiều chất histamine
Hạnh nhân, Đậu phộng và các loại hạt khác

Thông thường những người bị dị ứng với phấn hoa cũng có nguy cơ bị dị ứng với các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó, đậu phộng và quả hồ trăn. Nếu trường hợp thấy không an toàn hãy cảnh giác mỗi khi dùng những loại hạt này. Đặc biệt là bột mì và sữa dù là sản phẩm tự chế biến thì cũng nên tránh vì chúng nó thể phá hủy cơ thể nếu tiếp xúc. 

Rượu
Theo một số nghiên cứu cho thấy, thức uống phổ biến nhất có thể gây dị ứng chính là rượu vang đỏ và trắng. Rất ít người biết rằng bản thân rượu vang được làm từ nho lên men chứa nhiều sulfites nếu sử dụng nhiều có thể khiến người dùng bị lên cơn hen nghiêm trọng. 

Ngoài ra rượu được lên men từ một phần thức ăn cũ sẽ càng nhiều hàm lượng histamine. Điều này có thể càng khiến cho cơn dị ứng theo mùa càng trở nên trầm trọng hơn.

Động vật có vỏ
Động vật có vỏ cũng là một trong những thực phẩm dễ gây dị ứng  
Dị ứng với động vật có vỏ là hiện tượng thường thấy và có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, ngay cả đối với những người không có bất cứ phản ứng nào trước đó khi ăn món thực phẩm này. 

Một khi đã bị phản ứng với động vật có vỏ thì cũng sẽ bị phản ứng với những loại khác. Do đó, khi sử dụng những thực phẩm này phải luôn thận trọng và coi chừng bởi vì phản ứng của động vật có vỏ có thể đặc biệt nguy hiểm.

Chuối
Đối với những người dễ bị dị ứng với các loại thực phẩm thì khi ăn chuối, nhất là chuối chưa chín rất có thể sẽ gặp rắc rối. Những người bị dị ứng với phấn hoa cũng sẽ có nguy cơ bị phản ứng sau khi ăn chuối như bị sưng môi vì thế tốt nhất nên tránh xa. Tuy nhiên nếu ăn một chiếc bánh kem chuối có thể sẽ không bị ảnh hưởng đến những người bị dị ứng.

Phô mai xanh
Trong phô mai xanh chứa một hàm lượng cao chất histamine do đây là một loại thực phẩm lên men. Vì thế nếu người dễ bị dị ứng tiêu thụ phô mai xanh sẽ có nguy cơ bị tức ngực, hắt hơi, nguy hiểm hơn là sốc phản vệ. Do đó, nếu ai đó bị nhạy cảm, trước khi dùng hãy cố gắng kiểm tra hàm lượng thực phẩm này để tránh. 

Trà hoa cúc
Trà hoa cúc là một thức uống tạo cảm giác nhẹ nhàng, nhất là vào mùa cúm tuy nhiên loại nước uống này cũng có thể gây phiền toái cho những người dễ bị dị ứng theo mùa. Nguy hiểm hơn nó có thể gây dị ứng cho trẻ em và trẻ sơ sinh nếu thường xuyên sử dụng, thậm chí có thể dễ mắc bệnh.  

​7 thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ

Để đảm bảo sức khỏe cho bé yêu, mẹ nên cẩn thận khi cho bé ăn những thực phẩm dưới đây.

​7 thuc pham de gay di ung cho tre
Đậu nành: Đây là thực phẩm không tương thích với một số trẻ em có hệ tiêu hóa nhạy cảm. Đậu nành dễ gây mất cân bằng nội tiết tố, do đó nó gây khó tiêu cho một số trẻ. Các triệu chứng dị ứng đậu nành có thể là sưng mặt, môi, lưỡi, chân, phù ở mắt, đầy hơi và trướng bụng. 
​7 thuc pham de gay di ung cho tre-Hinh-2
Trứng: Trứng rất bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe, nhưng khi cho trẻ sơ sinh ăn trứng mẹ cần lưu ý vì đây là một trong các thực phẩm dễ gây dị ứng (chủ yếu là dị ứng với các protein trong lòng trắng trứng) cho trẻ. Các triệu chứng dị ứng trứng thường xảy ra một vài phút đến vài giờ sau khi ăn trứng. Các dấu hiệu dị ứng từ nhẹ đến nặng bao gồm phát ban da, nổi mề đay, viêm mũi, nôn mửa hoặc các vấn đề tiêu hóa khác hoặc thậm chí nguy hiểm hơn là gây ra sốc phản vệ, đe dọa tính mạng. 
​7 thuc pham de gay di ung cho tre-Hinh-3
Một số loại cá: Dị ứng cá có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng, bao gồm cả sốc phản vệ. Dị ứng cá thường gây biểu hiện ngoài da và tiêu hóa, xuất hiện ngay sau khi ăn. Những người phản ứng với một loại cá thường cũng dị ứng với các loài cá khác. Cá hồi, cá ngừ và cá bơn là một trong những loại cá dễ gây dị ứng cho trẻ nhỏ. 
​7 thuc pham de gay di ung cho tre-Hinh-4
Động vật có vỏ: Với hệ tiêu hóa còn non yếu, trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, rất dễ bị dị ứng với các động vật có vỏ như cua, ốc, tôm…Một số trẻ chỉ bị dị ứng trong một khoảng thời gian nào đó, nhưng cũng có trẻ bị suốt cả đời. Triệu chứng dị ứng có thể là khàn tiếng trong cổ họng, thở khò khè và ho, buồn nôn và nôn, da nhợt nhạt, chóng mặt. 
​7 thuc pham de gay di ung cho tre-Hinh-5
Lạc: Một số trẻ có thể bị dị ứng ngay cả khi không ăn mà chỉ hít phải mùi lạc. Phản ứng dị ứng lạc thường dữ dội (gây mẩn đỏ, buồn nôn, dễ tiêu chảy) và có thể nguy hiểm đến tính mạng; đặc biệt với trẻ mắc hen suyễn. Vì vậy, với những trẻ bị dị ứng các mẹ nên mang thuốc epinefrin theo để tiêm bất cứ khi nào cần. 
​7 thuc pham de gay di ung cho tre-Hinh-6
Các loại hạt như hạt dẻ, hạt điều, hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ cười, hạt thông… được coi là thực phẩm gây dị ứng cho trẻ. Trẻ bị dị ứng các loại hạt thường có triệu chứng như nổi mẩn quanh miệng hoặc toàn thân, đau bụng, nôn. Nếu nặng hơn có thể bị ho, thở khò khè, khó thở, khàn giọng do dị ứng đường hô hấp. Thậm chí có thể gây ngất, sốc phản vệ dẫn tới tử vong. 
​7 thuc pham de gay di ung cho tre-Hinh-7
Lúa mì: Trong lúa mì có chất gluten (một loại protein) có thể gây ra phản ứng với hệ thống miễn dịch của cơ thể trẻ với các biểu hiện thường gặp như nôn, ợ hơi, đầy bụng, tiêu chảy. Trẻ bị dị ứng với lúa mì sẽ làm ngăn cản sự hấp thu vitamin và khoáng chất từ thực phẩm, dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất. Chính vì vậy, trong 6 tháng đầu các mẹ không nên cho bé ăn các thực phẩm chứa gluten.