85% bệnh nhân bị thiếu máu não biến chứng và tử vong

(Kiến Thức) - Theo các thống kế trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân bị thiếu máu não chiếm từ 80 đến 85%, chảy máu não từ 10 đến 15%. 

Tu van phong tranh benh thieu mau nao tu bac sy chuyen mon
 Ảnh minh họa.
Hỏi: Chào bác sĩ! Cho cháu hỏi, tỷ lệ bệnh nhân bị thiếu máu não, biến chứng và tử vong ở Việt Nam hiện nay là bao nhiêu? Ở lứa tuổi nào? Nguyên nhân, cách phòng tránh và lời khuyên của bác sĩ như thế nào. Xin cảm ơn! (Kim Chi, 30 tuổi, Hà Nội)
PGS, TS Nguyễn Minh Hiện:
Theo các thống kế trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân bị thiếu máu não chiếm từ 80 đến 85%, chảy máu não từ 10 đến 15%. Tỷ lệ tử vong trong tháng đầu từ 20 đến 30%, trong đó, tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân điều trị nội trú bệnh viện từ 10 đến 15%. Đột quỵ não gặp ở tất cả các lứa tuổi nhưng chảy máu não hay gặp ở lứa tuổi từ 50 đến 60 tuổi, nhồi máu não gặp nhiều ở lứa tuổi trên 60.
Nguyên nhân của chảy máu não là do vỡ phình mạch, dị dạng động tĩnh mạch. Nguyên nhân của nhồi máu não là do vữa xơ động mạch, rối loạn lipit máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng axit uric máu, nghiệm rượu, nghiện thuốc lá...
Cách phòng tránh:
- Nên điều trị dự phòng các yếu tố nguy cơ nêu trên
- Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị các bệnh có liên quan, là yếu tố dẫn đến nguy cơ đột quỵ não.
- Nếu phát hiện các triệu chứng báo hiệu đột quỵ não như nói khó, nói ngọng, méo miệng, tê yếu chân tay, đau đầu, chóng mặt, nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu và điều trị.
Ban biên tập đã nhận được rất nhiều câu hỏi quan tâm của độc giả gửi về, tuy nhiên do thời gian của buổi tư vấn có hạn nên độc giả quan tâm có thể liên hệ hotline: (04) 36686111 hoặc 1900 6043

Không nên chủ quan với thiếu máu não

(Kiến Thức) - Thiếu máu não có chiều hướng gia tang mạnh phổ biến là người già và dân văn phòng. Đây là bệnh lý “tiền đột quỵ”, dễ gây tai biến và tử vong.

Tuy nhiên, đa số người bệnh vẫn chủ quan vì biểu hiện bệnh không rõ ràng và thường có dấu hiệu thoáng qua rồi biến mất.

Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… chớ chủ quan

Bộ Y tế xử lý thông tin Bệnh viện K "vòi tiền"

(Kiến Thức) -Thứ trưởng Bộ Y tế vừa họp khẩn cấp với lãnh đạo Bệnh viện K để xử lý thông tin người bệnh tố Bệnh viện K "vòi tiền" người bệnh.

Theo đó ngày 19/3, trên mạng internet xuất hiện một đoạn clip ghi lại hình ảnh một người nhà bệnh nhân rất bức xúc, làm loạn Bệnh viện K và tố cáo y tá viện K vòi tiền bệnh nhân.

Ngay chiều 20/3/2015, PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế đã chủ trì buổi làm việc với Ban Giám đốc bệnh viện K Trung ương và lãnh đạo một số khoa, phòng liên quan của bệnh viện để làm rõ thông tin vụ việc gây bức xúc trên.

Bo Y te xu ly thong tin Benh vien K voi tien
 Hình ảnh người nhà bệnh nhân tố y tế Bệnh viện K vòi tiền bệnh nhân trong clip. Ảnh cắt clip

Theo báo cáo của PGS.TS Bùi Diệu, Giám đốc Bệnh viện K Trung ương: “Sau khi có điện thoại từ đường dây nóng phản ảnh, cùng với sự xuất hiện của clip nói trên, bệnh viện K Trung ương đã nghiêm túc xem xét nội dung, tổ chức cuộc họp để kiểm điểm, đánh giá nếu có sai phạm xử lý nghiêm. Trước mắt, bệnh viện đã đã quyết định tạm đình chỉ công tác của chị Nguyễn Thị Lan để làm rõ vụ việc.

Y tá được nói đến trong đoạn clip là chị Nguyễn Thị Lan, hiện là điều dưỡng viên công tác tại Khoa Nội soi - Thăm dò chức năng.

Điều dưỡng Nguyễn Thị Lan trước đó đã nghỉ chế độ. Tuy nhiên vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, chồng bị bệnh Ung thư đang điều trị tại bệnh viện K nên bệnh viện đã ký hợp đồng làm thêm, để giúp nữ điều dưỡng này trang trải cuộc sống.

Người phụ nữ trong clip là người nhà bệnh nhân Vũ Đình Linh, 48 tuổi, quê ở Hòa Bình. Bệnh nhân này được chẩn đoán là thành sau họng có tổn thương sùi loét lớn. Clip ghi lại hình ảnh người phụ nữa này liên tục chửi bới và cho rằng y tá Nguyễn Thị Lan “đòi” người nhà bệnh nhân 200.000 đồng để có kết quả sớm.

Tuy nhiên, theo giải trình của điều dưỡng Lan thì do điều dưỡng này giải thích không thấu đáo dẫn đến sự hiểu nhầm của người bệnh. Khi trao đổi với người nhà bệnh nhân, điều dưỡng Lan nói rằng: “Em muốn làm kết quả nhanh, thì phải mất 200.000 đồng đưa ra ngoài mà làm”, chứ không phải “Trả 200.000 đồng thì có kết quả ngay, không có 200.000 đồng thì 10 ngày sau mới có kết quả”, như người phụ nữ đó nói.

Cũng liên quan tới sự việc xảy ra tại Bệnh viện K, BS. Phạm Văn Hạnh, Trưởng khoa Nội soi - Thăm dò chức năng cho biết: “Thời điểm xảy ra sự việc, tôi đang tiến hành mổ cho bệnh nhân khác. Khi thấy ồn ào tôi đã ra và đã giải thích cho người phụ nữ đó nhưng người nhà bệnh nhân vẫn không đồng ý, cố tình không nghe.

Tôi cũng đã mời người nhà bệnh nhân vào Khoa để giải thích rõ và có lời xin lỗi. Tuy nhiên, người phụ nữ này không hợp tác mà càng lớn tiếng, thậm chí giằng co với y tá Lan, đập bàn, giật cả kính, khẩu trang của điều dưỡng Lan".

Theo BS Hạnh, tại Bệnh viện K quy trình nội soi đối với các bệnh nhân thông thường phải làm có xét nghiệm sinh thiết để giúp chuẩn đoán xác định và sau 5-7 ngày. Còn không làm sinh thiết, theo quy định là 14 giờ sẽ trả kết quả.

Tại một số cơ sở xét nghiệm dịch vụ, giá làm các kết quả xét nghiệm sinh thiết thường là 200.000 đồng, và phải mất 2 ngày mới có kết quả. Vì lý do đó nên khi trao đổi với người bệnh y tá Nguyễn Thị Lan đã giải thích chưa rõ ràng dẫn đến người nhà bệnh nhân hiểu lầm.

Biến chứng nguy hiểm của thiếu mãu não

(Kiến Thức) - Điều nguy hiểm nhất là thiếu máu não là nền tảng để phát sinh tình trạng đột quỵ não.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 

Hỏi: Thưa bác sĩ, xin bác sĩ cho biết những biến chứng nguy hiểm thường gặp của những người bị thiếu máu não. Xin cảm ơn (Phạm Anh, 40 tuổi, Hà Nội)