8 cách kiềm chế sự lớn mạnh của quân Trung Quốc

(Kiến Thức) - Chuyên gia quân sự Richard Fisher đã hiến 8 kế sách cho chính phủ Mỹ nhằm “kìm chân” Quân đội Trung Quốc tới năm 2020.

Trong một bản báo cáo gửi tới Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ra ngày 24/7, chuyên gia Fisher, người chuyên nghiên cứu sự phát triển của Quân đội Trung Quốc, đề xuất 8 cách thức để Chính phủ Mỹ ngăn chặn sự mở rộng quyền lực và ảnh hưởng trên toàn cầu của lực lượng quân đội Trung Quốc cho tới năm 2020.
Đầu tiên, chuyên gia Fisher đề nghị chính quyền Washington một mạng lưới tên lửa đạn đạo đối hạm tầm ngắn và tầm trung. Sau đó, Washington sẽ bán chúng cho các đồng minh và đối tác an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ông Fisher nói rằng, đã tới lúc để Mỹ tuyên bố phá vỡ Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân tầm trung (INF) mà họ kí kết với Nga hồi năm 1987 để ứng phó với đe dọa từ các tên lửa Trung Quốc. Đồng thời, Mỹ cũng sẽ tuyên bố rằng, các tên lửa đối hạm có thể vô hiệu hóa Hải quân Trung Quốc trong bất cứ cuộc chiến tiềm tàng nào.
Tiếp theo, kế sách của ông Fisher đó là Mỹ nên xây dựng một mạng lưới cảm biến tầm xa ở khu vực châu Á, cho phép các thành viên trong mạng lưới nhận được các cảnh báo nhanh chóng về các hoạt động của quân đội Trung Quốc. Điều này sẽ cho phép chính phủ ở khu vực có đủ thông tin để đưa ra các đòn phản công lại theo hình thức cá nhân hay liên minh. Ông Fisher sau đó nói rằng, quân đội Mỹ nên triển khai hệ thống súng bắn điện từ (railgun) ở eo biển Đài Loan bởi vì hệ thống vũ khí mới này có thể cho phép Đài Loan ứng phó với “mối đe dọa tên lửa” từ Trung Quốc.
Một chiến đấu cơ F-35.
Một chiến đấu cơ F-35.
Đối với kế sách thứ 4, chuyên gia Fisher cho hay, các chiến đấu cơ F-35 thế hệ thứ 5 sẽ cần được huy động với số lượng lớn. “Hệ thống cảnh báo cảm biến hồng ngoại của loại chiến đấu cơ này có thể phát hiện các hệ thống tên lửa từ cách xa 200 dặm. Điều này có thể hỗ trợ cho các nhiệm vụ phòng thử tên lửa”, trích dẫn bài báo cáo của ông. Ngoài ra, các chiến đấu cơ F-35B với khả năng cất cánh và hạ cánh theo chiều dọc sẽ biến tàu tấn công đẩu bộ loại 13 Landing Helicopter Dock của Hải quân Mỹ thành các tàu sân bay.
Xây dựng lực lượng mặt đất với khả năng điều động nhanh chóng là phương kế thứ 5. “Vẫn cần đẩy mạnh phát triển một loạt các xe chiến đấu có tải trọng từ 30 tấn trở lên mà có thể được vận chuyển bàng máy bay C-17. Mỹ cũng nên phát triển cả một hệ thống xe chiến đấu C-5 đang lỗi thời”.
Ông cũng nói rằng, Mỹ nên giúp Đài Loan (một nước với khả năng quân sự tương đối thấp) chống lại cuộc tấn công tiềm năng từ Trung Quốc. “Mỹ cần tăng cường các nỗ lực để hỗ trợ cho các thương vụ mua bán các tàu ngầm mới của Đài Loan. Mỹ cũng có thể xuất khẩu các vũ khí, hệ thống chỉ huy và hệ thống động cơ để Đài Loan tự xây dựng các tàu ngầm của riêng họ”, ông cho hay.
Cuối cùng, ông Fisher cho hay, lúc đó chính phủ Mỹ cũng nên khôi phục lại Chương trình Mặt trăng bởi vì Trung Quốc và Nga rất có thể xây dựng căn cứ quân sự của họ trên Mặt trăng. Theo đó, từ cơ sở căn cứ quân sự mới này, quân đội Trung Quốc (PLA) có khả năng theo dõi và nhắm bắn các vệ tinh quân sự của các nước khác và gây tổn hại cho các trạm năng lượng trong tương lai.

Xem binh sĩ Israel luyện tập ở thành phố giả định

(Kiến Thức) - Với mục đích giúp các binh lính Israel làm quen chiến tranh đô thị, chính phủ Israel đã tạo ra thành phố giả định Baladia.

Nằm ở khu quân sự Tze'elim , sa mạc Negev, phía đông Dải Gaza, trung tâm huấn luyện này được sử dụng để giúp các binh lính học chiến thuật chiến tranh đô thị. Thực tế, kể từ khi Israel liên tục bị các phần tử khủng bố và nhóm nổi dậy tấn công thì các chiến thuật sử dụng trong chiến tranh đô thị đóng vai trò rất quan trọng với quân đội Israel.
 Nằm ở khu quân sự Tze'elim , sa mạc Negev, phía đông Dải Gaza, trung tâm huấn luyện này được sử dụng để giúp các binh lính học chiến thuật chiến tranh đô thị. Thực tế, kể từ khi Israel liên tục bị các phần tử khủng bố và nhóm nổi dậy tấn công thì các chiến thuật sử dụng trong chiến tranh đô thị đóng vai trò rất quan trọng với quân đội Israel.

Quân ly khai mất quyền kiểm soát hiện trường MH17 thế nào?

(Kiến Thức) - Sau những đợt pháo kích của Kiev, quân ly khai miền đông Ukraine thừa nhận họ đã mất quyền kiểm soát một phần khu vực hiện trường MH17.

Mặc dù Tổng thống Ukraine Poroshenko tuyên bố, quân đội chính phủ sẽ ngừng mọi hoạt động chiến sự quanh hiện trường vụ máy bay Malaysia bị bắn hạ trong phạm vi 40 km. Tuy nhiên, trong những ngày qua, giao tranh vẫn nổ ra giữa Kiev và phe dân quân ly khai khi mà các nhóm chuyên gia nước ngoài đổ về khu vực hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ bắn hạ. Trong ảnh, các thành viên của Tổ chức OECD (giữa) và nhóm điều tra pháp y từ Hà Lan (trái) và Australia (phải) buộc phải quay rời khỏi hiện trường MH17 trong ngày thứ 2 có mặt tại đây.
 Mặc dù Tổng thống Ukraine Poroshenko tuyên bố, quân đội chính phủ sẽ ngừng mọi hoạt động chiến sự quanh hiện trường vụ máy bay Malaysia bị bắn hạ trong phạm vi 40 km. Tuy nhiên, trong những ngày qua, giao tranh vẫn nổ ra giữa Kiev và phe dân quân ly khai khi mà các nhóm chuyên gia nước ngoài đổ về khu vực hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ bắn hạ. Trong ảnh, các thành viên của Tổ chức OECD (giữa) và nhóm điều tra pháp y từ Hà Lan (trái) và Australia (phải) buộc phải quay rời khỏi hiện trường MH17 trong ngày thứ 2 có mặt tại đây.

Mỹ: Trung Quốc dùng thuyết âm mưu chống Mỹ ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Một cựu quan chức cao cấp Mỹ cho biết, sự suy đoán rằng Mỹ đứng đằng sau các rắc rối ở Biển Đông của Trung Quốc chỉ là “thuyết âm mưu”.

Ông Stephen Hadley, từng là cố vấn an ninh quốc gia dưới thời chính quyền 2 Tổng thống Mỹ Obama và Bush, cho hay, Mỹ không cố gắng để giành lấy sự thống trị của Trung Quốc ở khu vực Hoa Đông và Biển Đông thông qua các đồng minh của mình như Philippines và Nhật Bản.
“Nhiều người Trung Quốc nhìn nhận rằng, mọi tranh chấp hay thách thức từ một trong những láng giềng của họ đều là âm mưu của Mỹ trong việc tạo rắc rối cho Trung Quốc. Giống như hầu hết các thuyết âm mưu, đó này hoàn toàn có ít cơ sở trong thực tế”, ông Hadley cho biết trong bài phát biểu tại Hội nghị Hòa bình Thế giới diễn ra ở Bắc Kinh tuần trước.