Mỹ: Trung Quốc dùng thuyết âm mưu chống Mỹ ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Một cựu quan chức cao cấp Mỹ cho biết, sự suy đoán rằng Mỹ đứng đằng sau các rắc rối ở Biển Đông của Trung Quốc chỉ là “thuyết âm mưu”.

Ông Stephen Hadley, từng là cố vấn an ninh quốc gia dưới thời chính quyền 2 Tổng thống Mỹ Obama và Bush, cho hay, Mỹ không cố gắng để giành lấy sự thống trị của Trung Quốc ở khu vực Hoa Đông và Biển Đông thông qua các đồng minh của mình như Philippines và Nhật Bản.
“Nhiều người Trung Quốc nhìn nhận rằng, mọi tranh chấp hay thách thức từ một trong những láng giềng của họ đều là âm mưu của Mỹ trong việc tạo rắc rối cho Trung Quốc. Giống như hầu hết các thuyết âm mưu, đó này hoàn toàn có ít cơ sở trong thực tế”, ông Hadley cho biết trong bài phát biểu tại Hội nghị Hòa bình Thế giới diễn ra ở Bắc Kinh tuần trước.
Ông Stephen Hadley, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, trong một diễn đàn của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington tháng 2/2014.
Ông Stephen Hadley, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, trong một diễn đàn của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington tháng 2/2014.
Theo ông Hadley, mặc dù sự hiện diện của Mỹ trong khu vực này tạo ra ít nhiều ảnh hưởng nhất định, nhưng nước này trên thực tế cũng đang kêu gọi tất cả các bên liên quan giải quyết cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông thông qua các kênh hòa bình.
Ông Hadley, hiện là Chủ tịch Viện Hòa bình Mỹ, phủ nhận quan điểm cổ điển của người Trung Quốc rằng, nước Mỹ bị đe dọa bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc như là một cường quốc toàn cầu do sự xoay trục của Washington hướng tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
“Mỹ cũng đang chuẩn bị sẵn sàng cho vai trò ngang hàng với Trung Quốc trên trường quốc tế và đôi lần bày tỏ ủng hộ với sự gia nhập của nước này vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng như sự mở rộng của nhóm G7 tới nhóm G20”, ông nói.
Ngoài ra, vị chuyên gia an ninh Mỹ này cũng chỉ ra rằng, Mỹ cũng đang đổ tiền đầu tư vào thị trường Trung Quốc. “Điều này là dấu hiệu của sự tự tin”.
Tuy nhiên, Mỹ hy vọng, sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc sẽ là một nhân tố để giúp bảo vệ các tuyến đường hàng hải tự do như ở Biển Đông chẳng hạn. 
“Điều này có thể mang lại lợi ích đáng kể đối với Mỹ bằng cách cho phép Trung Quốc chia sẻ một số trách nhiệm mà phần lớn rơi vào tay Hải quân Mỹ cho tới nay”, ông Hadley bày tỏ quan điểm.
Sau đó, ông tiếp lời mình rằng: “Tuy nhiên, Mỹ và các nước láng giềng của Trung Quốc sẽ muốn nhìn thấy sự minh bạch hơn về khả năng của lực lượng Hải quân Trung Quốc. Bắc Kinh cần chỉ ra minh chứng rằng, bảo vệ các tuyến đường hàng hải mới là mục đích của sự mở rộng hải quân của họ”.

Đối đáp nảy lửa Việt Nam, Australia, Mỹ - Trung Quốc ở Shangri-La

(Kiến Thức) - Bộ trưởng bộ quốc phòng nhiều nước châu Á – Thái Bình Dương lên tiếng phản đối những hành động khiêu khích của Trung Quốc ở biển Đông cũng như biển Hoa Đông.

Australia và Việt Nam lên tiếng chỉ trích Trung Quốc
Tại đối thoại Shangri-La diễn ra ở Singapore, quan chức quốc phòng Australia và Việt Nam đã cùng với Mỹ và Nhật chỉ trích – hoặc là chỉ trích rõ ràng, hoặc sử dụng ẩn ý, về những hành động đơn phương của Trung Quốc nhằm theo đuổi những yêu sách lãnh thổ ở biển Đông và biển Hoa Đông.

Bất ngờ quan hệ quân sự Mỹ - Trung thực sự cải thiện

(Kiến Thức) - Quan hệ quân sự Mỹ -Trung được cải thiện đáng kể trong vòng 4 năm qua.

Năm nay, lần đầu tiên Trung Quốc tham gia vào cuộc tập trận hải quân Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2014 do Mỹ đứng đầu. Nhiều chuyên gia nhận định, bất chấp “màn đấu khẩu” của đại diện hai nước ở Đối thoại  Shangri-La tại Singapore vừa qua, mối quan hệ này thực sự có nhiều chuyển biến đáng kể.
Thăng trầm quan hệ quân sự Mỹ -Trung

Chuyên gia Mỹ hé lộ khả năng Mỹ - Trung hợp tác

(Kiến Thức) - Những đặc điểm về địa lý, kinh tế và năng lượng của Mỹ và Trung Quốc đều ủng hộ 2 quốc gia hợp tác đôi bên cùng có lợi.

Theo bài viết đăng trên tờ Diplomat của nhà nghiên cứu Andrew Follett tại Đại học George Mason, bức tranh thế giới trong thế kỷ 21 sẽ ra sao tùy thuộc lớn vào mối quan hệ giữa siêu cường Mỹ và cường quốc mới nổi Trung Quốc. Nếu hai nước rơi vào một cuộc Chiến tranh lạnh, trật tự thế giới sẽ bị đe dọa còn nếu 2 quốc gia hợp tác đôi bên cùng có lợi, điều đó sẽ đem lại sự thịnh vượng. Những đặc điểm về địa lý, kinh tế và năng lượng của Mỹ và Trung Quốc đều ủng hộ “các lợi ích cốt lõi” của 2 nước này.
Mỹ - Trung không thành kẻ thù nhờ vị trí địa lý tách biệt