8 bí kíp giúp người cao tuổi sống lâu, sống khỏe

(Kiến Thức) - Đúng như quan niệm của người Trung Hoa xưa: “Nước chảy thì không thối; vận động làm cho thức ăn dễ tiêu hóa, máu lưu thông, bệnh tật tiêu trừ”...

Sức khỏe, hiểu một cách đầy đủ là trạng thái hoàn toàn thoải mái về cơ thể, tinh thần và xã hội chứ không chỉ là không bệnh tật.Để sống lâu, sống khỏe, sống có ích không đợi đến khi có dấu hiệu già rồi mới tìm cách làm chậm lại hay sửa chữa những khiếm khuyết, sai lệch mà phải bắt đầu từ rất sớm, ngay từ khi khởi đầu cuộc đời đã phải đáp ứng được một loạt vấn đề thiết yếu của cuộc sống như: dinh dưỡng, nước, không khí, ánh nắng mặt trời, vận động, lao động, nghỉ ngơi...
Dinh dưỡng (Nutrition) là nhân tố quan trọng hàng đầu.
Dinh dưỡng học hiện đại chỉ rõ: sức khỏe của con người bắt đầu từ khi còn trẻ, nói chính xác hơn là từ khi con người còn thời kỳ phôi thai; và để chống suy dinh dưỡng, phải bắt đầu từ khi người mẹ mang thai, nói đúng hơn trước khi mang thai, cả người bố, người mẹ tương lai cần có sự chuẩn bị chu đáo về sức khỏe và tinh thần sẵn sàng mang thai, sẵn sàng làm cha, làm mẹ...
Một chế độ dinh dưỡng tốt phải đủ chất, cân đối và hợp lý phù hợp tuổi tác, công việc, tình trạng sức khỏe, thời tiết...
 
Nước sạch (Water) cho ăn uống và sinh hoạt.
Nước là nhu cầu thiết yếu của cơ thể sống, trung bình một người trưởng thành, lao động nhẹ cần uống khoảng 1,5 - 2 lít nước. Có đủ nước sạch dùng trong ăn uống, sinh hoạt sẽ tránh được nhiều bệnh như tả, lỵ, thương hàn, giun sán, da, mắt, một số bệnh phụ khoa... Giải quyết được vấn đề ô nhiễm nước là đã giải quyết được tới 70% số người mắc các bệnh nói trên.
Không khí (Air): Con người sống trong môi trường.
Một vi khí hậu lý tưởng: nhiệt độ môi trường 18-21oC, độ ẩm không khí 40-60%, không khí trong lành, không ô nhiễm (bụi, khói, hóa chất)... là điều kiện tối thuận cho cơ thể khỏe mạnh, làm việc hiệu quả, mau bình phục sức khỏe.
Ánh nắng mặt trời (Sun) cần cho mọi sinh vật sống trên hành tinh này.
Con người cũng vậy. Ánh nắng mặt trời giúp cho da tổng hợp vitamin D, vấn đề là tắm nắng như thế nào? Theo các nhà khoa học, nên tắm nắng vào buổi sáng dưới mái che hay dưới bóng cây râm mát, trong 5-7 phút, sau tăng lên 15 phút/lần; không phơi mình trên bãi biển dưới trời nắng.
Về mùa đông, do ngày ngắn, tia nắng lại chiếu quá xiên, không thúc đẩy da tạo vitamin D, cần bổ sung vitamin D3. Đương nhiên, khi nào cần bổ sung và bổ sung bao nhiêu thì phải do các bác sĩ chỉ định bởi nếu quá liều sẽ gây tích lũy canxi trong cơ thể.
Vận động (Exercise) là nhân tố không thể thiếu của một cơ thể sống.
Đúng như quan niệm của người Trung Hoa xưa: “Nước chảy thì không thối; vận động làm cho thức ăn dễ tiêu hóa, máu được lưu thông, bệnh tật được tiêu trừ”... Không vận động hoặc ít vận động sẽ dẫn đến trì trệ và bệnh tật. Tất nhiên, phải là một chế độ vận động hợp lý, phù hợp với tuổi tác và tình trạng sức khỏe.
Thực tế cho thấy những người lao động chân tay, năng tập luyện, hoạt động của hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa... nhịp nhàng, sức khỏe dồi dào, ít bệnh tật, tuổi thọ cao. Đơn giản như đi bộ chậm - một hình thái vận động dễ làm, không đòi hỏi phương tiện kỹ thuật, có thể thực hiện được ở nhiều nơi, nhiều lúc, phù hợp với mọi người, đặc biệt tốt cho người lao động trí óc, người làm những công việc tĩnh tại hay người cao tuổi, sức yếu, có bệnh.
Đi bộ huy động được hầu hết hệ thống vận động (cơ - xương - khớp) vào hoạt động. Chính sự co duỗi các nhóm cơ lớn ở chân đã làm tăng nhu cầu ôxy và tăng tiêu thụ năng lượng, khiến thở nhanh hơn, cơ tim làm việc nhiều hơn: tăng tần số tim, tăng tốc độ dòng máu; lượng máu tuần hoàn cũng tăng. Khi đó, các nhóm cơ không khác gì những “quả tim ngoại biên” tham gia vận chuyển máu từ chân và các tổ chức trong ổ bụng về tim, do đó đi bộ làm giảm bớt sự ứ trệ tuần hoàn ở chân và vùng bụng nhất là những người làm công việc tĩnh tại.
Chính sự di chuyển cơ thể trong khi đi bộ khiến các phủ tạng được mát-xa (massage) nhẹ nhàng, nhu động ruột tăng; dạ dày, ruột tăng tiết dịch tiêu hóa tránh được trướng bụng, khó tiêu; xương khớp và các dây chằng trở nên linh hoạt hơn, vững chãi hơn; bộ não được thư giãn, giải tỏa được căng thẳng về tinh thần, tâm lý, làm đầu óc thư thái hơn, tư duy sáng tạo hơn.
Với người lao động trí óc tuổi cao, đi bộ giúp cho bộ não phục hồi nhanh hơn sau những giờ làm việc căng thẳng.
Điều độ (Temperance): Biết tiết chế hành vi (trong ăn uống, tập luyện, ứng xử...) là cả một nghệ thuật, nhất là trong một môi trường có nhiều biến động. Nhờ đó, cơ thể thích nghi được với môi trường, với công việc, tránh hoặc vượt qua được các stress tâm lý và không sinh bệnh.
Nghỉ ngơi (Rest). Dù lao động trí óc hay lao động tay chân thì sau một quá trình làm việc, cơ thể phải được nghỉ ngơi. Do tính chất công việc, có lúc thư thả, có lúc bị dồn ép... Do vậy, nghỉ ngơi hợp lý để hồi phục sức khỏe (về cơ thể và tinh thần) là cần thiết.
Các nghiên cứu về y học lao động cho hay, thay đổi hình thái hoạt động từ đọc sách, từ làm việc trong phòng thí nghiệm... chuyển sang làm vườn, tản bộ, tập một ít động tác thể dục, thư giãn... hay chuyển từ lao động chân tay sang đọc báo, nghe nhạc, giải trí... là cách nghỉ ngơi tích cực và mau lại sức.
Cũng cần thu xếp cho giấc ngủ hằng ngày, bảo đảm ngủ đủ, ngủ sâu: người trưởng thành cần ngủ 8-9 giờ/ngày, người cao tuổi: 5-6 giờ/ngày. Số giờ ngủ cũng cần nhưng quan trọng hơn ở chất lượng giấc ngủ, số giờ ngủ ít hơn một chút cũng không sao miễn là khi thức dậy thấy người sảng khoái, hết mệt mỏi, sẵn sàng bước vào một ngày làm việc mới với niềm hứng khởi, sáng tạo, năng suất và hiệu quả.
Niềm tin (Trust) là lý do để con người tồn tại và hoạt động.
Người sống có lý tưởng, tin vào lý tưởng mà mình đang theo đuổi, tin ở mục tiêu mà mình đã định và quyết tâm làm việc để đạt bằng được mục tiêu đó.
Tóm lại, để sống lâu, sống khỏe, sống có ích cho đời, con người hiện đại cần kiên trì thực hiện các điều nói trên, quan trọng hơn là cần có một sự khởi đầu tốt đẹp và duy trì bền bỉ suốt đời. Để dễ nhớ, dễ thực hiện, có thể khái quát những nội dung này thành hai chữ NEW START (khởi đầu mới), trong đó N là chữ viết tắt tiếng Anh: Nutrition, E: Exercise, W: Water, S: Sun, T: Trust, A: Air, R: Rest, T: Temperance.
Thực hiện được những điều này, chắc chắn sẽ có “thêm năm tháng cho cuộc sống”, “thêm sức sống cho năm tháng” như mọi người hằng mong mỏi ở các bậc cao tuổi không chỉ trong những ngày đầu năm mới.

10 loại thực phẩm cực tốt cho não bộ

(Kiến Thức) -  10 loại thực phẩm dưới đây rất dễ kiếm, dễ mua, dễ chế biến, không đắt tiền mà giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho não. 

Nghệ chứa các hợp chất tự nhiên được gọi là curcumin – một chất chống ôxi hóa cực mạnh và có khả năng chống viêm. Viêm nhiễm có liên quan đến chứng sa sút trí tuệ, đột quỵ và nhiều bệnh khác liên quan đến não bộ. Do vậy hãy bổ sung nghệ vào các món ăn hay chế biến món cari của riêng bạn để bồi bổ trí não.
              
Nghệ chứa các hợp chất tự nhiên được gọi là curcumin – một chất chống ôxi hóa cực mạnh và có khả năng chống viêm. Viêm nhiễm có liên quan đến chứng sa sút trí tuệ, đột quỵ và nhiều bệnh khác liên quan đến não bộ. Do vậy hãy bổ sung nghệ vào các món ăn hay chế biến món cari của riêng bạn để bồi bổ trí não.
Có thể bạn chưa biết cà phê và trà có nhiều công dụng hơn là giữ cho bạn tỉnh táo vào buổi sáng. Các nghiên cứu đã cho thấy cà phê và trà còn có thể ngăn ngừa bệnh Alzheimer và cải thiện chức năng nhận thức.
              
Có thể bạn chưa biết cà phê và trà có nhiều công dụng hơn là giữ cho bạn tỉnh táo vào buổi sáng. Các nghiên cứu đã cho thấy cà phê và trà còn có thể ngăn ngừa bệnh Alzheimer và cải thiện chức năng nhận thức.
Homocysteine là một hóa chất trong cơ thể có chức năng hỗ trợ quá trình chuyển hóa protein. Tuy nhiên homocysteine với khối lượng lớn có thể gây hại như làm tổn thương thành động mạch, dẫn đến suy giảm nhận thức và gây bệnh Alzheimer. Các loại rau lá màu xanh đậm chứa folate và vitamin B12, B6 giúp tán nhỏ các homocysteines và giúp bạn duy trì một bộ não khỏe mạnh hơn.

Homocysteine là một hóa chất trong cơ thể có chức năng hỗ trợ quá trình chuyển hóa protein. Tuy nhiên homocysteine với khối lượng lớn có thể gây hại như làm tổn thương thành động mạch, dẫn đến suy giảm nhận thức và gây bệnh Alzheimer. Các loại rau lá màu xanh đậm chứa folate và vitamin B12, B6 giúp tán nhỏ các homocysteines và giúp bạn duy trì một bộ não khỏe mạnh hơn. 

Tỏi chứa nhiều chất chống oxy hóa có thuộc tính chống lão hóa, kết hợp với các hợp chất chống nhiễm trùng, ngăn ngừa vi khuẩn, virus. Ngoài tác dụng ngăn chặn bệnh cảm cúm, nhiễm trùng, ho, tỏi còn giúp bạn có một bộ não trẻ trung, nhạy bén. Bên cạnh đó, loại củ gia vị này cũng được chứng mình có tác dụng ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

Tỏi chứa nhiều chất chống oxy hóa có thuộc tính chống lão hóa, kết hợp với các hợp chất chống nhiễm trùng, ngăn ngừa vi khuẩn, virus. Ngoài tác dụng ngăn chặn bệnh cảm cúm, nhiễm trùng, ho, tỏi còn giúp bạn có một bộ não trẻ trung, nhạy bén. Bên cạnh đó, loại củ gia vị này cũng được chứng mình có tác dụng ngăn ngừa các bệnh tim mạch. 

Trong ngô có chứa nhiều axit béo và axit không no như axit linolic, nên có tác dụng bảo vệ não bộ và giảm lượng mỡ trong máu. Đặc biệt là lượng axit glutamic trong ngô rất cao, nên sẽ kích thích các tế bào não kĂn ngô thường xuyên, nhất là ngô “tươi” sẽ giúp bạn có một bộ não khỏe mạnh.hông ngừng chuyển động và trao đổi thông tin.

Trong ngô có chứa nhiều axit béo và axit không no như axit linolic, nên có tác dụng bảo vệ não bộ và giảm lượng mỡ trong máu. Đặc biệt là lượng axit glutamic trong ngô rất cao, nên sẽ kích thích các tế bào não kĂn ngô thường xuyên, nhất là ngô “tươi” sẽ giúp bạn có một bộ não khỏe mạnh.hông ngừng chuyển động và trao đổi thông tin. 

Dứa rất giàu vitamin C và nguyên tố Mangan, vì thế dứa cũng được coi là một trong những thực phẩm tăng cường trí nhớ, nó có tác dụng thư giãn thần kinh, giúp các tĩnh mạch lưu thông dễ dàng. Do dứa không chứa nhiều nhiệt lượng nên bạn có thể ăn dứa “tươi” hoặc uống nước ép dứa thường xuyên mà không sợ bị nóng.
 
Dứa rất giàu vitamin C và nguyên tố Mangan, vì thế dứa cũng được coi là một trong những thực phẩm tăng cường trí nhớ, nó có tác dụng thư giãn thần kinh, giúp các tĩnh mạch lưu thông dễ dàng.
Do dứa không chứa nhiều nhiệt lượng nên bạn có thể ăn dứa “tươi” hoặc uống nước ép dứa thường xuyên mà không sợ bị nóng.
Lượng vitamin B1, B2 có trong hạt kê cao hơn từ 1 – 1,5 lần so với lúa gạo. Ngoài ra trong hạt kê còn có chứa nhiều nguyên tố vi lượng khác như methionine (một amino axit thiết yếu) vì thế hạt kê có tác dụng duy trì tế bào não, tăng cường trí nhớ và làm giảm quá trình lão hóa. Nên bổ sung cháo kê, hay những thực phẩm được chế biến từ hạt kê vào thực đơn của bạn để có một bộ não khỏe mạnh.

Lượng vitamin B1, B2 có trong hạt kê cao hơn từ 1 – 1,5 lần so với lúa gạo. Ngoài ra trong hạt kê còn có chứa nhiều nguyên tố vi lượng khác như methionine (một amino axit thiết yếu) vì thế hạt kê có tác dụng duy trì tế bào não, tăng cường trí nhớ và làm giảm quá trình lão hóa.

Nên bổ sung cháo kê, hay những thực phẩm được chế biến từ hạt kê vào thực đơn của bạn để có một bộ não khỏe mạnh. 

Đây là một loại thực phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp vitamin nhóm A, B, C, D, E,PP, các khoáng chất và 7 loại a-xít amin cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa.
              
Đây là một loại thực phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp vitamin nhóm A, B, C, D, E,PP, các khoáng chất và 7 loại a-xít amin cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa.
Ăn 1 - 2 hộp sữa chua mỗi ngày để cung cấp thêm lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, và bảo vệ đường ruột, hệ miễn dịch.

Ăn 1 - 2 hộp sữa chua mỗi ngày để cung cấp thêm lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, và bảo vệ đường ruột, hệ miễn dịch. 

Được xem là loại trái cây làm tăng sự tỉnh táo trong các buổi luyện thi cử, ngoài ra ớt còn cung cấp một lượng vitamin C dồi dào, giúp cải thiện tâm trạng và tăng cường hoạt động của dây thần kinh lên não của các học trò.

Được xem là loại trái cây làm tăng sự tỉnh táo trong các buổi luyện thi cử, ngoài ra ớt còn cung cấp một lượng vitamin C dồi dào, giúp cải thiện tâm trạng và tăng cường hoạt động của dây thần kinh lên não của các học trò. 

Triệu chứng và cách điều trị rối loạn tiền đình

(Kiến Thức) - Rối loạn tiền đình biểu hiện bằng những cơn chóng mặt, do tổn thương hệ thần kinh của các vùng tai, tim mạch, mắt...

Trước đây, rối loạn tiền đình chỉ phát triển trong nhóm người cao tuổi nhưng hiện nay nó đã xuất hiện ở người trẻ tuổi (trên 20 tuổi). Mức nguy hại của nó là những bệnh nhân có bệnh lý đi kèm như thiếu máu não hoặc tăng huyết áp sẽ có nguy cơ đột quỵ dẫn đến tử vong.
Trieu chung va cach dieu tri roi loan tien dinh
Ảnh minh họa 
Cần đi khám để phát hiện chính xác bệnh