7 hành động sai lầm của cha mẹ chỉ khiến con ngày càng thêm tự ti

Nuôi dạy con từ thuở lọt lòng cho đến khi trưởng thành là điều không hề đơn giản. Các bậc cha mẹ cần hết sức chú ý đến thái độ, hành động của mình trong nhiều tình huống để không ảnh hưởng đến trẻ.

1. Tỏ thái độ tiêu cực khi trẻ phạm sai lầm hoặc gặp thất bại
Khi cha mẹ tỏ thái độ cáu giận, không hài lòng trước những sai lầm hoặc thất bại của trẻ sẽ tạo cho trẻ cảm giác sợ hãi và tự ti.
Điều đó sẽ khiến trẻ ngại thử những điều mới trong tương lai vì tâm lý sợ rằng mình sẽ tiếp tục thất bại.
Thái độ tiêu cực của cha mẹ khi con mắc lỗi sẽ càng khiến trẻ muốn 'chui vào vỏ ốc' của chính mình.
Thái độ tiêu cực của cha mẹ khi con mắc lỗi sẽ càng khiến trẻ muốn 'chui vào vỏ ốc' của chính mình. 
Cha mẹ hãy khéo léo dùng những sai lầm của trẻ như một 'công cụ học tập' để trẻ rút kinh nghiệm và kiểm soát những sai lầm tương tự trong tương lai.
Nếu trẻ không có được sự tự tin sẽ dễ dàng bỏ cuộc thay vì cố gắng. Đó mới chính là điều quan trọng mà cha mẹ nên hướng tới thay vì chỉ nhìn vào những lỗi mà trẻ mắc phải.
2. So sánh con với các bạn hoặc anh chị em
Có lẽ đây là việc nuôi dạy con sai lầm mà nhiều cha mẹ vẫn hay mắc phải.
Có thể những lời so sánh của cha mẹ mang hàm ý muốn con phấn đấu hơn, cố gắng hơn để 'bằng bạn bằng bè'.
Nhưng điều đó chỉ càng khiến trẻ tự ti hơn vào bản thân, khiến trẻ không muốn cố gắng vì trước sau gì cũng sẽ bị đem ra so sánh.
Hơn thế nữa, trẻ còn có thể sinh ra tâm lý hờn ghét người được đưa ra làm 'tấm gương' so sánh với mình. Tâm lý ghen tị đó chính là một thói xấu mà cha mẹ cần tìm cách hạn chế ở trẻ.
3. Đánh giá năng lực của con dựa trên điểm số
Đối với những đứa trẻ không có thành tích quá nổi trội, nếu cha mẹ quá coi trọng điểm số sẽ chỉ làm cho trẻ không thể hy vọng thêm và càng thiếu tự tin.
Điểm số không đánh giá được hết năng lực của trẻ, vì thế cha mẹ không nên quá đặt nặng vấn đề này.
Hãy giúp trẻ có không gian phát triển lành mạnh để trẻ phát huy kỹ năng mềm và đời sống tình cảm, những điều này cũng quan trọng không kém gì thành tích học tập của trẻ.
4. Coi nhẹ sự cố gắng của trẻ
Khi trẻ đang phải cố gắng 'vật lộn' để tiếp thu những cái mới như tập đọc sách, học chữ hay học toán, cha mẹ không nên giục con phải hiểu nhanh, làm ngay được.
Có thể đối với bạn, một bài toán nào đó là rất dễ. Nhưng với trẻ, mọi thứ đều mới lạ và cần thời gian làm quen. Vì thế, hãy thật kiên nhẫn.
Ngoài ra, bố mẹ không nên trấn an con bằng cách nói: 'Con đừng lo, dễ thôi mà'. Cách nói này đôi khi làm trẻ có suy nghĩ rằng, vì sao trẻ lại không thể làm được điều đó trong khi nó dễ dàng như vậy.
Thay vì thế hãy nói: 'Ban đầu sẽ rất khó, nhưng mẹ biết là con sẽ làm được.' để khuyến khích ý chí phấn đấu của trẻ.
5. Nhận xét về ngoại hình trước mặt con
Nhiều bà mẹ thường đứng trước gương và vô tình đưa ra bình luận về ngoại hình của mình như da mình dạo này sạm đi, cơ thể hơi béo…
Vì trẻ hay có xu hướng bắt chước người lớn, khi chứng kiến những điều này, trẻ sẽ bắt đầu xác định giá trị bản thân và cũng đánh giá về ngoại hình của mình và dễ rơi vào trạng thái mất tự tin.
Thay vào đó, cha mẹ hãy dạy con cách nhìn ra những điểm mạnh của bản thân, những điểm quan trọng cần chú ý đến và tự tin vào chính mình.
6. Thường xuyên khen con giỏi
Việc chê bai trẻ khiến trẻ thêm tự ti là một điều rất dễ hiểu. Nhưng nhiều cha mẹ vẫn thắc mắc, tại sao khen con giỏi cũng có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực này.
Đó là bởi vì, khi người lớn lạm dụng lời khen ngay cả khi trẻ làm những việc nhỏ nhất, đơn giản nhất sẽ khiến trẻ nghĩ rằng lời khen quá dễ dàng và trẻ không còn mấy nỗ lực trong những lần tiếp theo.
Trẻ bị phụ thuộc vào lời khen, nếu không được khen nữa sẽ đâm ra chán nản, tự ti, thậm chí sẽ không chịu làm việc, học tập nếu không được khen nữa.
Trẻ sẽ không thấy được giá trị thực sự của những việc mình làm, vì chúng rất dễ dàng được người lớn tán thưởng.
Chính vì vậy, cha mẹ hãy cân nhắc lời khen, phần thưởng dành cho trẻ vì những nỗ lực thực sự của bé và những việc làm cụ thể mà trẻ đã làm tốt chứ không nên khen trẻ quá nhiều và quá dễ dàng.
7. Bảo vệ con quá mức
Bảo vệ con cái luôn là bản năng của những người làm cha mẹ.
Tuy nhiên, nếu quá bao bọc con cái, cha mẹ đã vô tình gửi đi một thông điệp cho con rằng con không thể tự mình làm được bất cứ việc gì mà không có sự che chở, hỗ trợ từ cha mẹ.
Đến khi bắt buộc phải sống tự lập, trẻ sẽ thiếu kinh nghiệm và dễ rơi vào tâm trạng hoang mang, lo sợ vì bố mẹ đã bao bọc quá lâu, trẻ không có đủ hành trang cần thiết khi phải bước đi một mình.
Để giúp con tự tin hơn, trưởng thành hơn, cha mẹ hãy dạy con tự đưa ra quyết định, chịu trách nhiệm với chính bản thân mình, tìm tòi, học hỏi để tìm ra cách giải quyết sự việc thay vì phải phụ thuộc vào cha mẹ.

Cách dạy con "chẳng ai giống ai" ở các nước trên thế giới

(Kiến Thức) - Các nước trên thế giới có những cách nuôi dạy con cái khác nhau, bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn thấy sự khác biệt ở một vài nước cụ thể.

Cach day con chang ai giong ai o cac nuoc tren the gioi
Đan Mạch. Người dân ở Đan Mạch và các nước bán đảo Scandinavia tin rằng việc cho bé ngủ ngoài trời rất tốt (đây cũng là những nước có tỷ lệ tội phạm ít nhất thế giới). Một bà mẹ có thể để con ở ngoài trong chiếc xe nôi rồi vào quán cà phê hoặc đi mua sắm. Theo họ, mỗi ngày em bé nên được ngủ ngoài trời ít nhất một tiếng.  
Cach day con chang ai giong ai o cac nuoc tren the gioi-Hinh-2
 Pháp. Tác giả cuốn “Cách dạy con kiểu Pháp” đã nói rằng trong hàng trăm lần chơi ở công viên, bà chưa bao giờ thấy một đứa trẻ Pháp nào tỏ ra mất bình tĩnh, cáu kỉnh hay giận dữ. Bà là người Mỹ và đã rất ngạc nhiên khi quan sát những đứa trẻ Pháp ngồi ăn ngoan ngoãn trên ghế. Chúng không la hét hay khóc nhè mà chậm rãi thưởng thức món ăn của mình. 
Cach day con chang ai giong ai o cac nuoc tren the gioi-Hinh-3
 Trung Quốc. Trong vòng 30 ngày từ khi sinh con, các bà mẹ Trung Quốc sẽ phải trải qua thời gian ở cữ cùng con trong một căn phòng ấm áp, kín đáo, tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Người mẹ cũng không được phép tắm hay đi ra ngoài. Tuy nhiên, những bà mẹ hiện đại ngày nay đã dần bỏ qua tục lệ này bởi nó chẳng khác gì việc bị giam cầm.
Cach day con chang ai giong ai o cac nuoc tren the gioi-Hinh-4
 Nhật Bản. Trong khi các bà mẹ ở Mỹ có tục lệ cất giữ tóc con trong lần cắt đầu tiên thì các bà mẹ ở Nhật lại lưu giữ một thứ khác: dây rốn của trẻ mới sinh. Đây được coi là kỷ vật thiêng liêng và họ lưu giữ dây rốn trong một chiếc hộp, gọi là Kotobuki Bako. Từ “Kotobuki” trong tiếng Nhật có nghĩa là sự sinh sôi nảy nở và cũng là biểu tượng cho cho sự gắn bó bền lâu trong hôn nhân.
Cach day con chang ai giong ai o cac nuoc tren the gioi-Hinh-5
 Cộng hoà Dominica. Trái ngược hẳn với các bà mẹ ở Đan Mạch, ở Dominica, trẻ nhỏ hiếm khi được đưa ra khỏi nhà. Các bậc cha mẹ luôn cố gắng hạn chế để con tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài vì họ cho rằng điều này không tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Soi cách dạy con của các gia đình Hoàng gia trên thế giới

(Kiến Thức) - Mỗi phụ huynh đều có bí quyết riêng để nuôi dạy con cái. Tuy nhiên, cách dạy con của các gia đình Hoàng gia sau khiến ta phải nể phục.

Soi cach day con cua cac gia dinh Hoang gia tren the gioi
Hoàng gia Nhật. Không giống như các bậc phụ huynh lắm tiền nhiều của, gia đình Hoàng gia Nhật dạy con tự lập ngay từ bé. Hình ảnh công chú nhỏ Aiko tự đeo cặp sách hay cầm ô đến trường luôn là hình ảnh quen thuộc. Dù cho những vệ sỹ hay cha mẹ đi bên cạnh nhưng không thấy giúp đỡ cô bé bao giờ cả. Ảnh: Xaluan. 
Soi cach day con cua cac gia dinh Hoang gia tren the gioi-Hinh-2
Đáng học hơn nữa là công chúa nước Nhật luôn tự đi bộ vào lớp, cô không hề được đưa tới tận cổng trường. Cô bé sẽ được chở đến cách trường  200m để tránh gây chú ý, sau đó công chúa sẽ cùng bạn bè vào lớp đúng giờ. Cách dạy dỗ này khá hay, không hình thành cho trẻ lối suy nghĩ mình được ưu tiên hay mình không phải cố gắng. Ảnh: Motthegioi.