6 món ăn dễ làm bảo vệ thận

Đông y nhấn mạnh rằng “Thận là gốc của tiên thiên”, trong quá trình đảm bảo “thận khí” cho cơ thể, đồng thời cũng có sự tiêu hao không ngừng, nếu chỉ tiêu hao mà không được bồi bổ một cách lâu dài, ắt sẽ tạo ra thận suy.

Tư bổ thận suy là một quá trình diễn tiến chậm, biện pháp tốt nhất là thông qua điều tiết ăn uống.
Canh cá chép đậu đỏ
Nguyên liệu: 500g cá chép, 60g đậu đỏ, hành, gừng, muối, rượu, bột nêm với mỗi thứ vừa đủ.
Cách làm: Đậu đỏ loại bỏ tạp chất, vo sạch, ngâm trong nước khoảng 4 giờ. Hành rửa sạch, cắt đoạn; gừng rửa sạch, cắt lát. Cá chép bỏ vẩy và nội tạng, rửa sạch, thêm muối vừa đủ, rượu, sau khi ướp thấm vị cho vào chảo dầu chiên sơ hai mặt. Cá chép, gừng lát, hành đoạn, đậu đỏ, một ít muối, cùng cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, sau khi đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ hầm đến khi đậu nhừ, thêm bột nêm gia vị.
6 mon an de lam bao ve than
 
Công hiệu: Món canh có công hiệu thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu thũng, có hiệu nghiệm nhất định đối với phù tay chân do viêm thận, nhưng đối với người bệnh phù thũng do viêm thận, chú ý nhất định cần kiêng muối.
Cật heo xào rau cần
Nguyên liệu: 2 quả cật heo, 1 bó rau cần, dầu ăn, nước bột năng, hành, gừng, muối, bột tiêu, dầu mè, rượu, bột nêm với mỗi thứ vừa đủ.
Cách làm: Rau cần rửa sạch, cắt xiên; hành rửa sạch, cắt hành hoa; gừng rửa sạch, cắt lát. Cật heo bổ dọc làm đôi, lạng bỏ ống tiểu, rửa sạch, lại cắt vài nhát xiên rồi rửa 3 - 4 lần, sau cùng cắt xiên từng lát, thêm muối, rượu, gừng lát ướp trong 10 phút. Bắc chảo lên bếp, đổ dầu cho nóng, xào sơ rau cần, múc ra; thêm hành, gừng phi thơm, đổ cật heo xào thơm, sau khi thấm vị, dùng nước bột năng làm xốt, thêm dầu mè, bột nêm, rắc bột tiêu điều vị, múc ra đĩa.
Công hiệu: Rau cần giúp giảm hàm lượng cholesterol, thúc đẩy nhu động đường ruột, cật heo tăng cường chức năng của thận, có hiệu quả nhất định đối với đau lưng, phù thũng, ra mồ hôi trộm. Thường dùng món ăn này có công hiệu bảo vệ thận, tăng sự trao đổi chất.
Chè táo đỏ - long nhãn - hạt sen
Nguyên liệu: 100g nếp, 50g long nhãn, 30g hạt sen, 30g táo đỏ, đường phèn vừa đủ.
Cách làm: Long nhãn bỏ vỏ và hạt, hạt sen ngâm trong nước ấm, bỏ tim; táo đỏ rửa sạch bỏ hột; mếp vo sạch ngâm trong nước nửa giờ. Nồi đất bắc lên bếp, đổ nước vừa đủ, thêm nếp, hạt sen, sau khi đun sôi bằng lửa to, chuyển lửa nhỏ nấu tiếp nửa giờ, thêm táo đỏ, long nhãn, nấu thêm 15 phút, nêm đường phèn cho tan thì dùng.
Công hiệu: Long nhãn tính ấm, bổ huyết dưỡng tâm, an thần: hạt sen tính bình, bổ tỳ ích thận; táo đỏ tính bình, bổ ích tỳ vị, ba thứ cùng nếp nấu chè, có hiệu quả bồi bổ rất tốt.
Chè nếp thang - mè đen
Nguyên liệu: 100g mè đen, 200g nếp thang, đường thẻ vừa đủ.
Cách làm: Mè đen vo sạch, phơi khô, sau khi rang chín tán thành bột; nếp thang sau khi vo sạch, ngâm trong nước sạch khoảng nửa giờ. Nồi đất bắc lên bếp, đổ nước vừa đủ, thêm nếp thang, sau khi đun sôi bằng lửa to, chuyển lửa nhỏ ninh thành chè, tắt bếp, rắc lên bột mè đen, nêm đường thẻ trộn đều thì dùng.
Công hiệu: Nếp thang, mè đèn giúp bổ thận, hoạt huyết sáng mắt.
Cháo hẹ
Nguyên liệu: 20g hẹ, 100g gạo, muối, bột nêm, dầu mè với mỗi thứ vừa đủ.
Cách làm: Gạo vo sạch, ngâm trong nước sạch nửa giờ; hẹ rửa sạch, cắt đoạn nhỏ. Nồi đất bắc lên bếp, thêm gạo và cả nước ngâm, rồi thêm nước vừa đủ (nếu thiếu), sau khi đun sôi bằng lửa to, chuyển lửa nhỏ nấu nửa giờ, thêm hẹ, nấu thêm 5 phút. Nêm muối, bột nêm, dầu mè trộn đều thì dùng.
Công hiệu: Hẹ vị ngọt, cay, tính ấm, có công hiệu ôn thận trợ dương, cũng như chứa nhiều protid, glucid, canxi, phosphor, vitamin C… Món cháo giúp ôn trung hành khí, giải độc, bổ can thận.
Giò heo hầm hải sâm
Nguyên liệu: 400g giò heo, 100g hải sâm, 200ml nước dùng, nấm hương (đông cô) vừa đủ, muối, bột nêm, dầu hào, nước tương, rượu, hành, gừng, nước bột năng với mỗi thứ vừa đủ.
Cách làm: Giò heo cạo lông, rửa sạch, cắt lát, hải sâm rửa sạch đất cát cắt lát, nấm hương ngâm nở rửa sạch, cắt lát; hành, gừng lần lượt rửa sạch, cắt lát sử dụng sau. Đổ dầu vào nồi, phi thơm hành, gừng, thêm nước dùng, rượu, dầu hào, nước tương, muối, thêm giò heo nấu đến gần chín, thêm hải sâm, chuyển lửa nhỏ hầm đến khi hải sâm nhừ, thêm bột nêm gia vị, dùng nước bột năng làm xốt.
Công hiệu: Hải sâm chứa kali, phosphor, natri cực thấp, rất thích hợp dùng cho người suy thận cần khống chế kali, phosphor, natri và người bệnh kali máu cao.

Hà Nội: Thương tâm bé trai 21 tháng tuổi bị chó cắn rách má

(Kiến Thức) - Ngồi chơi đùa với chó con, bé 21 tháng tuổi bị chó mẹ xông vào cắn gây thương tích hết sức nghiêm trọng. 

Thông tin ban đầu về sự việc bé trai 21 tháng tuổi bị chó cắn rách má xảy ra vào ngày 16/5, tại thôn Kẻ Mới (Xã Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội). Cháu bé bị chó cắn được xác định là Bùi Minh Đức.
Theo chị Bùi Ánh Tuyết (36 tuổi, mẹ cháu bé), vào ngày 16/,5 sau khi tắm cho con (cháu Đức - PV) xong chị Tuyết cho con ngồi chơi một mình để đi dọn dẹp nhà cửa. Do gia đình lúc này có nuôi một con chó béc giê lại vừa đẻ nên khi thấy cháu Đức ôm chó con nên chó mẹ đã lao vào cắn.

Xót xa bé trai 4 tuổi bị chó cắn rách mặt ở Lào Cai

(Kiến Thức) - Sang nhà chú họ chơi, bé trai 4 tuổi thấy hai con chó đang cắn nhau thì lại gần xem, bất ngờ bị một con quay ra cắn rách mặt. Các bác sĩ đang lo ngại bé có thể nhiễm bệnh dại.

Trưa ngày 29/3, trao đổi với PV về thông tin một bé trai bị chó cắn rách mặt, ông Hà Duy Bình - Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Thắng (Lào Cai) cho biết: Khoảng 17h20 ngày 27/3, bệnh viện tiếp nhận trường hợp cháu Lý Seo Trường (SN 20/10/2015, ở Vi Mã Trên, thị trấn Phong Hải, Bảo Thắng, Lào Cai) cấp cứu vì bị chó cắn rách mặt.
Theo lời kể của gia đình cháu Trường, thì chiều cùng ngày cháu có sang nhà ông chú chơi và bất ngờ bị hai con chó nuôi của nhà chú đang cắn nhau, thấy cháu Trường tiến lại gần thì cắn luôn cháu.