5 sự thật chính là chân lý giúp con người bình an trong đời

Phật dạy, nếu muốn chân hạnh phúc thì chúng ta phải nhìn thấy được những thực tại đang diễn ra. Thay vì thắc mắc, con người cần cởi mở, đón nhận sự thật.  

1. Lo lắng là vô ích
Sự lo lắng chỉ diễn ra ở trong tâm và thực sự là nó không giúp ích gì cho cuộc sống cả. Bạn nghĩ lo lắng sẽ thay đổi những việc sắp xảy ra, sự thật thì chính việc lo lắng càng làm cho mình phí thời gian hơn mà thôi.
Dù bạn có lo lắng gấp 10 lần thì cũng không thay đổi được việc sắp xảy ra mà còn khiến nó tồi tệ hơn. Bởi thế nên hãy cứ sống thật tốt, cố gắng làm những điều tốt đẹp. Có như vậy thì tương lai mới yên bình được.
5 su that chinh la chan ly giup con nguoi binh an trong doi
Ảnh minh họa. 
2. Nhìn thực tại như nó đang diễn ra
Phật dạy, nếu muốn chân hạnh phúc thì chúng ta phải nhìn thấy được những thực tại đang diễn ra. Thay vì thắc mắc, con người cần cởi mở, đón nhận sự thật. Trước một vấn đề thì chúng ta sẽ có hai khuynh hướng, một là đưa ra quan điểm và hai là chấp nhận thực tế sự việc.
3. Chấp nhận sự thay đổi theo chiều hướng tích cực
Cuộc sống chính là sự thay đổi, bạn được sinh ra và cuối cùng bạn sẽ chết vào một ngày nào đó. Thời tiết nõ cũng thay đổi mỗi ngày, bởi thế nên chúng ta chẳng thể nào có thể giữ được một thứ bất di bất dịch cả.
Vậy nên đời người hãy chủ động tạo ra những thay đổi tích cực dựa trên ý tưởng của chính mình. Nên nhớ rằng tư tưởng bảo thủ nó giống như mùa đông, đêm đen và cái chết. Trong khi đó thì tinh thần tiên phong và lý tưởng sẽ thấy được hình ảnh mùa xuân, sự khởi sinh.
4. Không chạy theo cảm xúc
Cội nguồn của đau khổ chính là cảm giác đau đớn, buồn bã khi theo đuổi những cảm xúc phù du một cách vô tận. Điều này khiến cho con người lúc nào ở trong trạng thái căng thẳng, bồn chồn và bất mãn.
Hạnh phúc bao gồm sự phấn khích, niềm vui...nhưng đây chỉ là hạnh phúc tạm thời mà thôi. Việc theo đuổi những cảm giác này sẽ chỉ khiến bạn đau khổ vì không biết bao giờ mới kết thúc. Sự hạnh phúc nó đến từ nội tâm, hạnh phúc được tìm thấy ở nơi chính là bạn là ai và bạn đang có những gì.
5. Thiền là con đường làm vơi đi sự đau khổ
Khi thiền chúng ta sẽ cảm nhận được mọi thứ đều thoáng qua, nhất là cảm xúc. Khi chúng ta hiểu được sự thật này thì chúng ta sẽ biết hài lòng với chính mình.
Mỗi người hãy tập sống trong thời điểm hiện tại, đừng tìm về quá khứ hay là mơ mộng ở tương lai. Ai dành cả đời cho việc theo đuổi những cảm giác được cho là dễ chịu thì thật sự khó mà biết được họ đau khổ đến nhường nào.

Tìm về cuộc sống bình an

Tôi viết ra câu chuyện của chính tôi, không có ý gì ngoài tâm chia sẻ những trải nghiệm từ cuộc sống, với mong muốn tìm được sự đồng cảm và cùng nhau rút ra những bài học hữu ích.

Tim ve cuoc song binh an
 Ở đời, tiền tài vật chất chưa hẳn đã là điều quan trọng nhất, mà trên hết

hãy biết quan tâm đến những người thân của mình, vun vén cho tổ ấm thân yêu

Khi mới lập gia đình, tôi quyết định phải làm việc gì đó để kiếm được thật nhiều tiền. Thế là tôi lao vào cuộc. Với số tiền ít ỏi trong tay, tôi mở một quán ăn nhỏ và nuôi hy vọng... Tôi ngày đêm chăm chút cho ước mơ của mình. Tất tả, cuống cuồng lo đủ mọi thứ nhưng rốt cuộc kết quả không như mong đợi. Và thế là sau nửa năm, quán của tôi đã bị xóa sổ. Tôi không những trắng tay mà còn đeo thêm khoản nợ không nhỏ. Quá nôn nóng, ham muốn thái quá cộng với sự thiếu kinh nghiệm và cách tính toán non nớt đã cho tôi thất bại thảm hại.

Phật Tổ: Muốn nhận phúc, trước tiên phải biết tạo phúc cho người khác

Phật giáo kể lại, năm xưa có một người tất tín Phật, nhưng lận đận công danh, ứng thí 10 năm ròng mà không đỗ. Anh ta rơi nước mắt:

Phật Tử ứng thí 10 năm mà không đỗ

Phật giáo kể lại, năm xưa có một người tất tín Phật, nhưng lận đận công danh, ứng thí 10 năm ròng mà không đỗ. Vào lễ Phật đản, anh ta bèn đích thân cõng lễ lên cúng Phật, bất chaaso . muôn trùng hiểm trở, nguy nan. Khi đến nơi, đã sức cùng, lực kiệt, chân tay xây xát, anh ta bủn rủn quỳ dưới chân Phật, thành kính: “Thừa Đức Phật tối cao, suốt 10 trời con lên kinh ứng thí, mà vẫn trắng tay. Xin người phù hộ con năm nay công thành danh toại”.Phat To: Muon nhan phuc, truoc tien phai biet tao phuc cho nguoi khac

Sau khi khấn vái xong, phật tử thu dọn cúng lễ ra về, đến cổng thì gặp một người ăn xin rách rưới, khẩn khoản xin anh ta một ít lễ vật. Phật tử nhìn dáng vẻ bẩn thỉu của lão, lắc đầu khinh bỉ rồi chạy thẳng xuống núi.

Người ăn xin suốt mấy ngày nay không ăn gì, chỉ biết cuộn người vào tấm thảm rách để sưởi ấm. Bỗng nhiên một con chó ghẻ lở toàn thân mụn nhọt xuất hiện, nép sát vào thân lão để sưởi ấm. Lão ta tức giận đạp con chó ra xa. Cuối cùng, con chó chết vì rét. Còn người ăn xin cũng chết vì đói.

Phật Tổ, sao ngài lại không giúp con?

Lại nói người Phật tử nọ, dù thành kính là thế, mâm cao cỗ đầy là vậy mà thi hoài vẫn trượt. Tức giận, anh ta bèn chạy lên ngôi chùa xưa, nước mắt lưng tròng oán trách: "Phật Tổ, sao ngài lại không giúp con?"

Phat To: Muon nhan phuc, truoc tien phai biet tao phuc cho nguoi khac-Hinh-2
 
Bất chợt, Đức Phật hiển linh, cho gọi linh hồn người ăn xin tới. Lão ta nhìn Phật Tử, khóc rống: "Nếu anh cho tôi ít lễ, tôi đã không chết đói rồi, sao ngài có thể phổ độ anh. Nhưng Phật Tổ, sao ngài lại không giúp con?”

Đức Phật lại cho gọi linh hồn con chó đến. Nó nhìn người ăn xin, uất ức: “Tôi chỉ xin ông một góc thảm để sưởi ấm, mà ông lại đuổi tôi đi, khiến tôi chết vì rét. Vậy phật tử kia sao lại phải bố thí cho ông? Đức Phật sao lại phải thương xót ông?”.

Phật Tổ mỉm cười: “Ta hoàn toàn có thể giúp đỡ các con, nhưng các con lại chỉ nghĩ đến mình mà không chịu giúp người khác. Vậy có tư cách gì để mong thần phật bảo hộ?”

Muốn nhận được phúc, trước tiên phải biết tạo phúc cho người khác

Phat To: Muon nhan phuc, truoc tien phai biet tao phuc cho nguoi khac-Hinh-3
 
Con người có xu hướng luôn mong được thần phật phù hộ, nhưng chẳng mấy ai được xứng ý toại lòng. Thực ra cũng vì tâm chưa đủ thành kính, không thành tâm giúp đỡ người khác, sống ích kỷ chỉ biết nghĩ cho bản thân mình. Tâm không có, dẫu mâm cao cỗ đầy Phật cũng chẳng động lòng. Nên nhớ, Đức Phật từ bi, phủ độ chúng sinh, nhìn tâm chứ không trọng vật chất. Thế nên nếu muốn nhận lại, trước tiên hãy biết cho đi.