5 nhóm người “đại kỵ” với món lẩu, trẻ già nên hạn chế tối đa

Những ngày miền Bắc đổ lạnh, món lẩu luôn là một món ăn lý tưởng để mọi người có thể tụ tập, ăn cùng nhau giúp cuộc vui thêm trọn vẹn hơn.

Thực tế, món lẩu giống như một món canh hỗn hợp được đun sôi, lẩu chỉ an toàn khi mọi nguyên liệu được lựa chọn cẩn thận và đảm bảo khi được nấu chín. Tuy nhiên, hiện nay nhiều hàng quán thay vì sử dụng nước hầm xương đã thay thế bằng gói gia vị hay sử dụng chất tạo ngọt có chất bảo quản. Thậm chí nhiều gia đình cũng dựa vào gói lẩu có sẵn bởi sự tiện lợi, gia vị đầy đủ.

Hơn nữa, lẩu thường có vị cay nóng, sử dụng nhiều gia vị, nhiều loại thịt, đôi khi chỉ nhúng qua đồ ăn là đã vội gắp ra ăn nóng. Vì vậy, mặc dù là món ngon, hấp dẫn nhưng với nhóm người dưới đây được khuyến cáo hạn chế ăn:

5 nhom nguoi “dai ky” voi mon lau, tre gia nen han che toi da

Ảnh minh họa.

Người có đường huyết không ổn định

Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, dù mức độ nặng hay nhẹ thì cũng nên chú ý khi ăn lẩu. Không nên ăn quá nhiều cá, tôm. Đặc biệt những người có mức tiểu đường không ổn định thì lại càng không nên ăn.

Lý do là vì, trong món lẩu chứa rất nhiều chất dinh dưỡng "tàng hình", có vẻ như bạn sẽ khó kiểm soát được số lượng thức ăn trong suốt bữa ăn của mình. Vì vậy, hãy cố gắng lưu ý.

Người đang mắc bệnh gút (gout)

Bệnh nhân gút nếu có ăn lẩu thì nên ăn ít hải sản và thịt động vật, đồ uống tốt hơn nên chọn là soda. Nguyên tắc dinh dưỡng chung của bệnh nhân gút, trước hết nên chọn các món ăn chứa thành phần chủ yếu là thực phẩm chay, có thể ăn thêm một lượng thịt nhỏ, tốt nhất là không chọn hải sản và nội tạng.

Hầu hết các loại trái cây và rau quả là thực phẩm ít purine, đặc biệt là bắp cải, cà rốt, khoai tây, rong biển và các loại dưa.

Ngoài ra, nhóm người bị gút cũng nên hạn chế ăn nấm vì món này chứa lượng purine cao, những bệnh nhân bị tăng acid uric máu không nên ăn phần đáy nồi lẩu, đặc biệt, không uống nước lẩu. Bởi vì, các gia vị như hạt tiêu, ớt, mù tạt có thể gây bùng phát các cơn gút, ăn càng ít càng tốt.

Người bị béo phì, mỡ máu cao

Nhóm người này nên hạn chế ăn lẩu. Nếu ăn thì nên chọn loại lẩu nước suông nhạt hơn so với các loại nước lẩu có nhiều dầu mỡ. Một trong những điều quan trọng nhất là chú ý kiểm soát việc cho thêm các loại thực phẩm chứa chất béo và năng lượng cao trong khi ăn.

Không nên chọn lẩu vị cay vì thường sẽ kết hợp với nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, bạn nên chọn các loại nước thanh đạm nhất, lẩu rau củ quả luôn là ưu tiên hàng đầu. Trong bữa ăn, tốt nhất bạn nên ăn lẩu chay hoặc chọn rau củ quả để ăn thay vì chọn các món chứa năng lượng hoặc chất béo.

Người có bệnh cao huyết áp

Bệnh nhân bị tăng huyết áp nên ăn các sản phẩm thịt chế biến ít hơn và ưu tiên thức ăn nhẹ nhàng, thanh đạm. Ở những bệnh nhân cao huyết áp ăn lẩu phải kiểm soát lượng muối. Với một số thực phẩm có tính chất ngấm mặn như đậu phụ, các loại khoai, các loại thực phẩm chế biến sẵn như viên thịt cá, xúc xích, vì chúng tiềm ẩn lượng muối khá lớn.

Những món ăn này, nếu nấu lâu có thể bị ngấm muối mặn hơn, ăn nhiều dễ dàng bị tăng lượng muối quá mức, hạn chế uống nước lẩu vì muối đọng ở đáy nồi nhiều hơn.

Cần phải nhắc nhở thêm rằng, nhiều người thích ăn lẩu với đồ uống lạnh sẽ dễ làm hỏng đường tiêu hóa, đặc biệt là tăng huyết áp và các bệnh tim mạch khác.

Phụ nữ mang thai

Đối với phụ nữ mang thai, hệ thống tiêu hóa bị kích tố sinh dục làm ảnh hưởng, cơ trơn của dạ dày và đường ruột bị giảm sút trương lực, nhu động ruột bị giảm ít hoặc yếu đi. Việc ăn lẩu dễ làm tổn thương dạ dày và đường ruột, nhất là nếu ăn phải món nhúng chưa kỹ có thể dẫn đến các bệnh về ký sinh trùng như sán lá… Do đó, thai phụ không nên ăn lẩu nhiều để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Những người viêm họng mãn tính, người mắc bệnh ngoài da, bệnh trĩ, nứt hậu môn, chảy máu cam thường xuyên, chảy máu nướu răng, cũng không nên ăn lẩu cay.

Tận mục món lẩu 7 viên ngọc rồng, lẩu giấy gây tò mò ở Nhật

(Kiến Thức) - Lấy cảm hứng từ bộ truyện tranh kinh điển của giới 8X, Songoku và 7 viên ngọc rồng, một nhà hàng tại Nhật Bản đã sáng tạo ra món lẩu độc nhất vô nhị này.

Tan muc mon lau 7 vien ngoc rong, lau giay gay to mo o Nhat

Nhà hàng Danke Dining nằm ở thành phố Nagoya (Nhật Bản) là một nhà hàng nổi tiếng trong giới trẻ xứ Hoa Anh Đào với những món ăn tươi sống và cả một "thế giới lẩu" trong menu. Món ăn đầu bảng của nhà này ở thời điểm hiện tại, chính là món lẩu 7 viên ngọc rồng.

Tan muc mon lau 7 vien ngoc rong, lau giay gay to mo o Nhat-Hinh-2
Trong món lẩu này, ngoài những nguyên liệu trong lẩu thông thường như thịt bò, trứng, đậu, rau,...thì còn có sự xuất hiện của 7 viên "ngọc" hình tròn trong veo được gắn sao từ 1 đến 7 của nhà sản xuất.
Tan muc mon lau 7 vien ngoc rong, lau giay gay to mo o Nhat-Hinh-3
Được biết, đó là những viên thạch collagen có tác dụng làm đẹp và săn chắc da, giảm béo, tạo cảm giác "no giả". Nhà hàng Danke Dining cho biết, tất cả những hòn thạch này chứa 100% collagen.
Tan muc mon lau 7 vien ngoc rong, lau giay gay to mo o Nhat-Hinh-4
Nước lẩu canxi được tạo nên từ nuớc hầm gà và sốt canxi vỏ trứng, bổ sung vi chất có lợi cho sức khỏe và đặc biệt tốt cho phụ nữ, trẻ nhỏ.
Tan muc mon lau 7 vien ngoc rong, lau giay gay to mo o Nhat-Hinh-5
Để được thưởng thức hương vị của món lẩu độc đáo này, các bạn sẽ phải bỏ ra 3.000 yên Nhật (khoảng 550.000VND).
Tan muc mon lau 7 vien ngoc rong, lau giay gay to mo o Nhat-Hinh-6
Ngoài loại lẩu 7 viên ngọc rồng, người Nhật còn có một món lẩu độc đáo khác là lẩu giấy. Đây được xem là món ăn quan trọng có mặt trong dịp đặc biệt như kỳ nghỉ và đám cưới truyền thống Nhật Bản.
Tan muc mon lau 7 vien ngoc rong, lau giay gay to mo o Nhat-Hinh-7
Lẩu giấy trong tiếng Nhật có tên gọi kami nabe với “kami” có nghĩa là “giấy” và “nabe” mang nghĩa là “nồi”. Tờ giấy mỏng, hoàn toàn được làm từ chất liệu tự nhiên, tiếp xúc trực tiếp với lửa để đun sôi nước lẩu thơm phức đậm đà.
Tan muc mon lau 7 vien ngoc rong, lau giay gay to mo o Nhat-Hinh-8
Lẩu giấy thường được bày các loại rau củ trước, khi bắt đầu ăn sẽ bật bếp và cho nước lẩu vào. Các nguyên liệu nấu lẩu luôn được trình bày một cách trang trọng và hấp dẫn trong nồi giấy.
Tan muc mon lau 7 vien ngoc rong, lau giay gay to mo o Nhat-Hinh-9
Loại giấy của món ăn này chính là giấy được dùng trong nghệ thuật xếp giấy origami. Điểm đáng chú ý của giấy là 2 mặt của tờ giấy được phủ một lớp chống cháy có tác dụng giữ cho giấy không quá nóng. Nhiệt độ chỉ khoảng 160 độ trở xuống và giấy hoàn toàn có thể chịu được sức nóng này.
Tan muc mon lau 7 vien ngoc rong, lau giay gay to mo o Nhat-Hinh-10
Sử dụng giấy giúp cho nước lẩu trở nên thanh, ngọt hơn hẳn do loại giấy này có công dụng hút đi những vị đắng, gắt và mùi kiềm trong nước lẩu. Ảnh: Internet. 

Mời độc giả theo dõi video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.

Ăn lẩu kiểu này thảo nào dạ dày liên tục kêu cứu

(Kiến Thức) - Ăn lẩu sai cách, bạn có thể mắc các bệnh tiêu chảy, viêm đường tiêu hóa, thủng dạ dày, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, viêm thực quản.

Không thể không nói rằng lẩu là món ngon được nhiều người yêu thích, đặc biệt là vào mùa thu, đông. Thế nhưng khi ăn lẩu, mọi người thường xuyên dùng combo ăn nóng uống lạnh, cụ thể khi ăn lẩu nóng đa số mọi người sẽ uống kèm các loại nước lạnh, nước bỏ thêm đá. Theo nhiều người đó là cách ăn vô cùng sảng khoái, thế nhưng thực chất, ăn lẩu kiểu đó chỉ rước thêm bệnh vào người.