5 kỹ năng sống đáng học ở đứa trẻ 7 tuổi

(Kiến Thức) - Anupama Vijayakumar, nhà văn tự do Ấn Độ kiêm blogger, mẹ của cậu bé 7 tuổi, đã chia sẻ những bài học mà cô nhận được từ chính con mình.

1. Đừng quá phiền lòng bởi những điều nhỏ nhoi. "Khi tôi và con trai đang chuẩn bị ra ngoài đi dạo, bỗng dưng chiếc váy yêu thích của tôi bị rách do tôi lỡ tay vạt vào vật sắc nhọn. Lúc ấy tôi cảm thấy cực kỳ mất hứng và buồn chán, nhưng đó bé lại bình tĩnh và an ủi mẹ: "Mẹ à, đó chỉ là một chiếc váy, mẹ đừng buồn! Con sẽ mua cho mẹ một chiếc mới bằng tiền tiết kiệm trong lợn đất của con". 
Và bất cứ khi nào tôi cảm thấy bế tắc trước những vấn đề phức tạp trong cuộc sống, tôi đều nghĩ về con trai mình và chú heo đất của bé để cố gắng tập trung đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề thay vì ngồi một chỗ bi quan".
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
2. Dành thời gian cho những người xung quanh bạn. "Một lần tôi hỏi bé, tại sao bé từ bỏ thời gian chơi buổi tối của mình, kể cả là ra ngoài đi mua sắm. Bé trả lời rằng: "Mẹ à, ở trường con phải làm cô giáo cảm thấy hạnh phúc, ở nhà con có thể làm cho mẹ hạnh phúc". 
Ngày hôm đó tôi đã học được một bài học quan trọng. Tôi ý thức được việc dành thời gian cho những người quan trọng với mình trong cuộc sống. Cũng nhờ bài học này mà tôi có thể đảm nhiệm tốt vai trò người vợ, người mẹ và là người có trách nhiệm trong cuộc sống".
3. Bài học "quên đi". "Một ngày con trai tôi tỏ ra rất buồn bã khi đi học về, bé đã đánh nhau với bạn thân nhất và bé đã thề sẽ không bao giờ nói chuyện lại với cô bé kia một lần nào nữa. Sáng hôm sau, khi tôi tình cờ đề cập đến chủ đề này, bé nói: "Đó là ngày hôm qua mẹ ạ, hôm nay là ngày mới rồi".
Tôi chợt nhận ra rằng cuộc sống quá ngắn ngủi để phí thời gian cho những mối hận thù. Mỗi buổi sáng, tôi luôn nghĩ rằng mình có một cơ hội mới và lấp đầy những suy nghĩ tiêu cực bằng những ý tưởng đầy tích cực".
4. Sẽ không sao nếu bạn không phải là người hoàn hảo. "Sau một cuộc thi thể thao tập thể dành cho phụ huynh tại trường con trai mình, tôi cảm thấy rất buồn bởi tôi không phải là phụ huynh giành chiến thắng. Thực tế là bố mẹ của bạn bé đã chiến thắng dù họ chẳng làm điều gì khá khẩm hơn tôi. Lúc ấy bé đã an ủi tôi: "Không sao mà mẹ, dù thế nào con vẫn yêu mẹ". 
Kể từ lúc đó tôi biết rằng con trai mình yêu mình vô điều kiện và chấp nhận dù tôi có thất bại, điều đó đã tăng thêm lòng tự tin trong tôi. Đồng thời, nó cũng khiến tôi nhận ra rằng trẻ em có những kiến thức mà họ nhận được từ tình yêu thương vô điều kiện, nó mang lại cho người lớn bài học sự tự tin vào chính bản thân".
5. Hãy thưởng thức cuộc sống ngay bây giờ. Tháng trước, trong cuộc thi Shloka, con trai tôi đã được đi vào vòng trong. Lúc bé chuẩn bị lên sân khấu, tôi cảm thấy rất căng thẳng, tôi tưởng tượng ra những động tác sẽ làm sai. Ngược lại, đúng lúc ấy bé chỉ bình tĩnh ngậm một thỏi chocolate. Tôi hỏi tại sao bé lại có thể bình tĩnh được như vậy, bé trả lời: "Mẹ à, còn những 5 phút nữa mới thi cơ mà, tại sao phải lo lắng bây giờ nhỉ!". 
Từ đó tôi bỗng học được bài học hãy tận tưởng mọi giây phút, dù là ngắn ngủi nhất trong cuộc sống, đừng quá băn khoăn về quá khứ hay tương lai, đó cũng là một trong những bí quyết để bạn cảm thấy cuộc sống thật đầy đủ".

Tuyệt chiêu trị "bệnh" nói nhiều của trẻ

(Kiến Thức) - Trẻ nói nhiều chưa hẳn là tốt, điều này có thể gây ra chứng mất tập trung và hay bị gián đoạn. Làm sao để hạn chế điều này?

Không nghi ngờ là bố mẹ luôn chờ đợi để nghe những lời nói đầu tiên của trẻ. Song, một đứa trẻ nói quá nhiều cũng là vấn đề, đặc biệt là nhóc không biết thời điểm nào nên nói và nói những gì. Điều đó gây nên sự mất tập trung, hay bị gián đoạn và có thể ảnh hưởng đến việc học tập đối với những trẻ bắt đầu đến trường.
Không nghi ngờ là bố mẹ luôn chờ đợi để nghe những lời nói đầu tiên của trẻ. Song, một đứa trẻ nói quá nhiều cũng là vấn đề, đặc biệt là nhóc không biết thời điểm nào nên nói và nói những gì. Điều đó gây nên sự mất tập trung, hay bị gián đoạn và có thể ảnh hưởng đến việc học tập đối với những trẻ bắt đầu đến trường. 
Đừng ngăn khi trẻ đang nói. Cần dạy trẻ những khái niệm về nghe, có nghĩa khi trẻ nói chuyện bạn hãy lắng nghe và ngược lại yêu cầu trẻ yên lặng lắng nghe khi bạn nói. Khi nói chuyện với trẻ, hãy xem xét những chủ đề mà trẻ quan tâm để cùng tham gia tranh luận Cha mẹ tránh lơ là khi trẻ nói, sẽ dẫn đến trẻ càng cố giải thích nhiều bởi nghĩ cha mẹ không hề quan tâm.
Đừng ngăn khi trẻ đang nói. Cần dạy trẻ những khái niệm về nghe, có nghĩa khi trẻ nói chuyện bạn hãy lắng nghe và ngược lại yêu cầu trẻ yên lặng lắng nghe khi bạn nói. Khi nói chuyện với trẻ, hãy xem xét những chủ đề mà trẻ quan tâm để cùng tham gia tranh luận Cha mẹ tránh lơ là khi trẻ nói, sẽ dẫn đến trẻ càng cố giải thích nhiều bởi nghĩ cha mẹ không hề quan tâm. 

Bé trai bị mẹ bỏ rơi 5 ngày dưới cống 2,4m

(Kiến Thức) - Bà mẹ 30 tuổi người Australia bỏ rơi con mới sinh xuống cống sâu 2,4m sau nhiều ngày đã bị bắt với tội danh giết người.

Bé trai được cứu thoát sau 5 ngày bị bỏ rơi dưới cống thoát nước.
Bé trai được cứu thoát sau 5 ngày bị bỏ rơi dưới cống thoát nước.