5 câu hỏi về bệnh viêm não virus nguy hiểm ai cũng thắc mắc

Viêm não virus là căn bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong. Sau đây là một số câu hỏi chắc hẳn nhiều người thắc mắc về căn bệnh này.

1. Viêm não virus là gì?
Viêm não hiểu theo nghĩa đen thì đó là “tình trạng viêm của não”, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nhiễm virus, viêm tự miễn, nhiễm vi khuẩn, côn trùng cắn và những nguyên nhân khác. Tình trạng viêm có thể làm tổn thương não, dẫn đến hôn mê hoặc tử vong.
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm não virus?
Nguyên nhân của bệnh viêm não thường gặp nhất là nhiễm virus. Một số ví dụ điển hình là do herpes virus; arbovirus lây truyền do muỗi hoặc các côn trùng khác; bệnh dại gây nên do vết cắn của một số động vật nhiễm bệnh như chó, mèo.
5 cau hoi ve benh viem nao virus nguy hiem ai cung thac mac
Ảnh minh họa: Shutterstock.com.  
Theo MayoClinic, có hai loại viêm não chính:
Viêm não nguyên phát: Tình trạng này xảy ra khi virus hoặc tác nhân khác lây nhiễm trực tiếp lên não. Nhiễm trùng có thể tập trung ở một khu vực hoặc lan rộng. Nhiễm trùng nguyên phát có thể là sự tái hoạt của một loại virus đã không hoạt động sau một lần bị bệnh trước đó.
Viêm não thứ phát: Tình trạng này là do phản ứng của hệ thống miễn dịch bị lỗi với nhiễm trùng ở những nơi khác trong cơ thể. Thay vì chỉ tấn công các tế bào gây nhiễm trùng, hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh trong não. Còn được gọi là viêm não sau nhiễm trùng, viêm não thứ phát thường xuất hiện từ 2 đến 3 tuần sau lần nhiễm trùng đầu tiên.
3. Triệu chứng bệnh viêm não virus?
Hầu hết những người bị viêm não virus có các triệu chứng giống cúm, chẳng hạn như đau đầu, cứng cổ, sốt, đau cơ hoặc khớp, mệt mỏi hoặc suy nhược.
Đôi khi, các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng hơn, như lú lẫn, kích động hoặc ảo giác; co giật; mất cảm giác hoặc không thể cử động ở một số vùng nhất định trên khuôn mặt hoặc cơ thể; yếu cơ; vấn đề về giọng nói hoặc thính giác; mất ý thức (bao gồm hôn mê).
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm: Phần thóp phồng; buồn nôn, nôn mửa; cứng cơ thể; bú kém hoặc không thức giấc để bú; cáu gắt.
4. Ai dễ mắc bệnh?
Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh viêm não. Các yếu tố có thể làm tăng rủi ro bao gồm:
Tuổi tác: Một số loại viêm não phổ biến hơn hoặc nặng hơn ở một số nhóm tuổi nhất định. Nói chung, trẻ nhỏ và người lớn tuổi có nguy cơ cao hơn mắc hầu hết các loại viêm não do virus.
Hệ thống miễn dịch suy yếu: Những người bị HIV/AIDS, dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc mắc các bệnh lý khác gây suy giảm hệ thống miễn dịch có nguy cơ bị viêm não cao hơn.
Các vùng địa lý: Các loại virus do muỗi hoặc bọ truyền gây ra thường phổ biến ở các vùng địa lý cụ thể.
5. Điều trị viêm não thế nào?
Điều trị viêm não cần được thực hiện tại bệnh viện có đủ phương tiện theo dõi cũng như can thiệp kịp thời. Điều trị bệnh này gồm theo dõi và kiểm soát huyết áp, tần số tim, hô hấp, rối loạn nước-điện giải và nhất là chống phù não,...
Cách phòng ngừa bệnh viêm não virus
Cách tốt nhất để tránh mắc bệnh viêm não do virus là thực hiện các biện pháp phòng ngừa, tránh tiếp xúc với virus có thể gây bệnh.
- Vệ sinh sạch sẽ: Rửa tay kỹ và thường xuyên bằng xà phòng và nước, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước và sau bữa ăn.
- Không dùng chung bộ đồ ăn, uống
- Hướng dẫn các em nhỏ vệ sinh sạch sẽ, tránh dùng chung đồ dùng ở nhà và trường học
- Tiêm phòng
- Tránh để bị muỗi, bọ ve đốt

Bác sĩ Nhi cảnh báo căn bệnh dễ tử vong ở trẻ em

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, cho biết viêm não Nhật Bản là bệnh rất nặng. Bệnh dễ dẫn đến tử vong, gây ra nhiều di chứng nặng nề.

Con đường lây truyền bệnh viêm não Nhật Bản

Giật mình 3 bộ phận ở bò cực độc, rẻ mấy cũng đừng mua

Thịt bò được xem là nguồn là protein hoàn chỉnh, chứa tất cả các axit amin thiết yếu mà cơ thể con người cần. Tuy nhiên, có ba bộ phận ở bò cực độc, tốt nhất là dù được cho cũng nên bỏ đi.

Giat minh 3 bo phan o bo cuc doc, re may cung dung mua
Từ lâu, thịt bò đã được thêm vào danh sách những loại thịt bổ dưỡng nhất. Nó được phân loại là thịt đỏ – có chứa lượng sắt cao hơn trong thịt gà hoặc cá. (Ảnh minh họa) 

Giúp chồng giết gà, người vợ nguy kịch vì điều này

(Kiến Thức) - Cô Vương thường giúp chồng giết mổ gà, chế biến nguyên liệu. Trong quá trình này, cô đã bị nhiễm vi khuẩn độc hại dẫn đến đau đầu dữ dội, viêm não mô cầu do Cryptococcus.

Theo thông tin đăng tải, cô Vương ở Trạm Giang, Quảng Đông, Trung Quốc vài ngày trước bất ngờ đau đầu dữ dội, ớn lạnh toàn thân. Nghĩ là bị cảm nên cô Vương đến phòng khám địa phương điều trị. Thế nhưng sau 3 ngày, bệnh tình không thuyên giảm mà lại nặng hơn.
Cảm thấy không chần chừ được nữa, cô Vương được người nhà đưa đến bệnh viện ngay lập tức nhưng tình hình ngày càng tồi tệ. Cô Vương vẫn bị đau đầu như búa bổ, không thể mở mắt, không thể nhìn rõ, thường bị nôn mửa, chân tay không có sức.
Sau khi kiểm tra tại bệnh viện địa phương, bác sĩ vẫn không tìm ra nguyên nhân khiến cô Vương mắc bệnh. Hơn một tháng trôi qua, cô Vương thậm chí bị co giật, méo miệng và mắt, các chi cực yếu, cơ hồ mất ý thức.
Gia đình tiếp tục chuyển cô Vương lên bệnh viện tuyến trên. Tại đây, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với gia cầm, và đó có thể là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh của cô.
Hoá ra, chồng cô Vương là một đầu bếp. Cô Vương thường giúp chồng giết mổ gà, chế biến nguyên liệu.
Giup chong giet ga, nguoi vo nguy kich vi dieu nay
Cô Vương hiện hồi phục dần dần. 
Trong quá trình này, cô đã bị nhiễm vi khuẩn độc hại và kết luận cuối cùng của bác sĩ là cô Vương bị viêm não mô cầu do Cryptococcus.
Cryptococcus là một loại nấm, tồn tại một số lượng lớn ở phân gà, vịt, ngan, bồ câu... Bình thường, Cryptococcus hiếm khi làm cho người bệnh nhưng khi sức đề kháng của mọi người giảm xuống, rất dễ bị Cryptococcus tấn công.
Qua trường hợp này, bác sĩ nhắc nhở, các triệu chứng ban đầu của bệnh viêm màng não do Cryptococcus là sốt, nhức đầu khó chữa, cứng cổ, rất dễ bị nhầm với cảm lạnh, cảm cúm.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây bại não, với tỷ lệ tử vong lên đến 40%. Nếu có vết thương trên cơ thể lại tình cở tiếp xúc với phân gia cầm, phải cực kỳ cẩn thận. Những người nông dân phải thường xuyên tiếp xúc với gia cầm nên cố gắng giữ gìn vệ sinh, khi có hiện tượng bất thường phải đi khám ngay, chớ để chậm trễ.

Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn (Nguồn video: THĐT)