45 công trình đoạt Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam 2020

Theo thông tin từ Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam - VIFOTEC, 45/133 công trình tham dự chính thức đoạt Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2020.

Tham gia Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam - VIFOTEC năm 2020 có 133 công trình thuộc 6 lĩnh vực: Cơ khí tự động hóa: 27; Sinh học phục vụ sản xuất và đời sống: 39; Công nghệ thông tin - điện tử - viễn thông: 21; Công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu - bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên: 19; Công nghệ vật liệu: 10; Công nghệ nhằm tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới: 17.
45 cong trinh doat Giai thuong Sang tao Khoa hoc Cong nghe Viet Nam 2020
Lễ tổng kết và trao giải thưởng Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2019. 
Hội đồng Giám khảo của giải thưởng VIFOTEC đã xem xét, đánh giá các công trình và chọn trao giải thưởng cho 45 công trình bao gồm: 5 giải nhất, 11 giải nhì, 13 giải ba và 16 giải khuyến khích.
Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam do Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (thuộc Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam) tổ chức. Giải thưởng nhằm tôn vinh những công trình có giá trị khoa học, kinh tế - xã hội lớn, đã và đang được áp dụng có hiệu quả tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, thay thế nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước.
Trong nhiều năm qua, giải thưởng đã thực sự trở thành một sự kiện quan trọng đối với tất cả những người quan tâm đến khoa học công nghệ.
Tính từ năm 1995 - 2019, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam đã nhận được 2.671 công trình dự thi và trao giải cho 893 công trình khoa học. Hàng vạn nhà khoa học, nhà sáng tạo và doanh nhân đã đoạt giải thưởng.
Đại đa số các công trình đoạt giải đã được áp dụng vào sản xuất và đời sống đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế đất nước, giữ vững an ninh quốc phòng, thức đẩy phát triển khoa học công nghệ và chuyển giao công nghệ vào cuộc sống.
5 công trình đoạt giải nhất Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2020 gồm:
- Công trình Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị mô phỏng huấn luyện kíp chiến đấu cabin YHK của Đài điều khiển tên lửa phòng không S125 – 2TM
- Công trình Áp dụng công nghệ nghiền siêu mịn trong sản xuất gạch ốp lát Cotto chất lượng cao
- Công trình Tổ hợp lai các giống gà nội (MD01/M02/MD03)
- Công trình Tận dụng đất cứng, đất tầng, phủ để sản xuất ngói chất lượng cao
- Công trình Nghiên cứu phát triển trạm sạc nhanh cho xe ô tô điện nhằm thúc đẩy, khuyến khích việc sử dụng ô tô điện tại Việt Nam.

Mời độc giả xem video: Cà phê đường tàu tái xuất, bất chấp lệnh cấm. Nguồn: HANOITV


Chuyện ít biết về tên gọi của tỉnh Tuyên Quang

Ít ai biết rằng, trải qua các thời kỳ lịch sử, tên gọi đơn vị hành chính của tỉnh Tuyên Quang đã thay đổi nhiều lần, từ lộ, trấn đến thừa tuyên...
 
 

Chuyen it biet ve ten goi cua tinh Tuyen Quang
Tên gọi Tuyên Quang xuất hiện sớm nhất trong cổ thư ở nước ta là trong sách "An Nam chí lược" của Lê Tắc, soạn thảo ở Trung Quốc vào năm 1335 với ý nghĩa: Nước sông Quy Hóa từ Vân Nam chảy về, nước sông Tuyên Quang từ đạo Đặc Ma chảy về, nước sông Đà từ Chàng Long chảy về, nhân có ngã ba sông mà đặt tên như vậy. Có thể thời điểm đó tên gọi Tuyên Quang bắt nguồn từ tên một con sông, sông Tuyên Quang (nay là sông Lô)  

Chuyen it biet ve ten goi cua tinh Tuyen Quang-Hinh-2
Vào thời Trần (thế kỷ XIII-XIV), tỉnh Tuyên Quang có cấp hành chính là "Lộ". Bấy giờ Khai Quốc Vương Trần Nhật Duật trấn thủ ở các lộ Tuyên Quang.

Chuyen it biet ve ten goi cua tinh Tuyen Quang-Hinh-3

Theo Lê Quý Đôn, đến cuối thời Trần, Tuyên Quang có cấp là "Trấn": Trấn Tuyên Quang, triều đình đặt chức Phiêu kỵ Đại tướng quân để thống lĩnh.


Chuyen it biet ve ten goi cua tinh Tuyen Quang-Hinh-4
Khi giặc Minh đô hộ nước ta đã đặt nền hành chính Tuyên Quang vào "Phủ" gọi là Phủ Tuyên Quang sau đó đổi là châu Tuyên Hóa. Phủ Tuyên Quang lúc này có 9 huyện đứng đầu phủ là tri phủ, đứng đầu huyện là tri huyện. 

Chuyen it biet ve ten goi cua tinh Tuyen Quang-Hinh-5
 Thời Lê sơ (thế kỷ XV-XVI), năm 1466, Lê Thánh Tông chia nước ta thành 12 đạo, Tuyên Quang trở thành một Đạo Thừa Tuyên gồm một phủ (thủ phủ là Yên Bình), một huyện và 5 châu. Đến năm Hồng Đức 21 (1490), Đạo Thừa Tuyên đổi tên là xứ Tuyên Quang, tên phủ, huyện không thay đổi.
Chuyen it biet ve ten goi cua tinh Tuyen Quang-Hinh-6
 Khi Gia Quốc Công Vũ Văn Mật có công phò Lê đánh Mạc được cai quản một vùng đất rộng lớn gồm xứ Tuyên Quang và phủ Hưng Hóa (Phú Thọ và Vĩnh Phúc) đặt tên là Dinh An Tây. Năm 1669, Vũ Công Tuấn mưu đồ phản nghịch bị giết chết. Sau sự kiện này, nhà Lê bỏ quyền thế tập của dòng họ Vũ, chia vùng nay thành 2 trấn: Tuyên Quang và Hưng Hóa, đặt lưu quan cai trị như trước.

Chuyen it biet ve ten goi cua tinh Tuyen Quang-Hinh-7
 Đầu triều Nguyễn (thế kỷ XIX), tên gọi các đơn vị hành chính xứ Tuyên Quang cơ bản vẫn giữ như thời Lê. Năm 1831, vua Minh Mạng tiến hành cải cách hành chính trong cả nước, Tuyên Quang trở thành một tỉnh. Đến năm Minh Mạng thứ 16 (1833), phủ Yên Bình chia thành 2 phủ là Yên Bình và Yên Ninh, các châu huyện từ thời Lê cũng có nhiều thay đổi.

Chuyen it biet ve ten goi cua tinh Tuyen Quang-Hinh-8
Thời Pháp thuộc, tổ chức hành chính tỉnh Tuyên Quang có nhiều biến đổi. Ngày 09/9/1891, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập 4 đạo quan binh ở Bắc kỳ, đã phân chia địa giới tỉnh Tuyên Quang vào các đạo Quan binh 2 và đạo Quan binh 3. 

Chuyen it biet ve ten goi cua tinh Tuyen Quang-Hinh-9
 Ngày 11/4/1900, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định tái lập tỉnh Tuyên Quang, tỉnh lỵ đặt tại xã Ỷ La, gồm: Phủ Yên Bình, lấy huyện Sơn Dương của tỉnh Sơn Tây nhập vào tỉnh Tuyên Quang, năm 1913, đổi huyện Sơn Dương thành châu Sơn Dương. 
Chuyen it biet ve ten goi cua tinh Tuyen Quang-Hinh-10
 Trước khi Cách mạng Tháng Tám thành công (1945), Tuyên Quang có 1 phủ Yên Bình kiêm lãnh 4 huyện là: Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Sơn Dương, trung tâm tỉnh lỵ đặt ở xã Ỷ La (Hàm Yên), tòa xứ tỉnh thự đặt ở phía đông bắc thành cổ Tuyên Quang (thành Nhà Mạc).

Sự thật về cây trầu bà đột biến được hét giá cả tỷ đồng

Sau cơn sốt lan đột biến, thị trường xuất hiện loại cây cảnh khác được hét giá lên tới cả tỷ đồng là trầu bà Nam Mỹ, khiến người dân không khỏi tò mò và thắc mắc về giá trị thật của nó.

Su that ve cay trau ba dot bien duoc het gia ca ty dong
 Thời gian gần đây, cây trầu bà Nam Mỹ (Monstera), trong đó có dòng với tên gọi Mint, được nhiều người chơi cây cảnh "săn lùng" ráo riết.