4 Tổng cục nào của Bộ NN&PTNT được đề xuất xóa?

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) sẽ tổ chức lại 4 Tổng cục gồm: Thủy lợi, Phòng chống thiên tai, Lâm nghiệp, Thủy sản thành 6 cục chuyên ngành trực thuộc bộ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có tờ trình Chính phủ về việc ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 15/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ này.

Theo tờ trình, đối với cơ quan cấp Vụ và tương đương, số lượng đầu mối cấp Vụ thuộc Bộ giảm 1 đầu mối, cụ thể: Giữ ổn định 5 Vụ (Tổ chức cán bộ, Kế hoạch, Khoa học công nghệ và Môi trường, Pháp chế, Hợp tác quốc tế), Văn phòng Bộ và Thanh tra Bộ; thực hiện không tổ chức phòng trong Vụ.

Ngoài ra, Bộ NN&PTNT đề xuất sáp nhập Vụ Quản lý doanh nghiệp vào Vụ Tài chính và chuyển cơ bản chức năng, nhiệm vụ của Vụ Quản lý doanh nghiệp về Vụ Tài chính và các cơ quan, đơn vị có liên quan (giảm 1 Vụ trưởng và 2 Phó Vụ trưởng).

Đối với đơn vị Cục, số lượng đầu mối Cục thuộc Bộ giảm 1 đầu mối. Cụ thể: Giữ ổn định 6 Cục, gồm: Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi, Thú y, Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Quản lý xây dựng công trình.

Với Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ NN&PTNT đề xuất hợp nhất với Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, tổ chức lại thành Cục mới với tên gọi Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường.

4 Tong cuc nao cua Bo NN&PTNT duoc de xuat xoa?
Trụ sở Tổng Cục thủy sản - Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn.

Đối với các Tổng cục Bộ NN&PTNT thực hiện sắp xếp và tổ chức lại 4 Tổng cục thành 6 Cục chuyên ngành trực thuộc Bộ. Cụ thể, chuyển Tổng cục Thủy lợi thành Cục Thủy lợi. Tổng cục Phòng chống thiên tai thành Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai. Tổng cục Lâm nghiệp thành 2 Cục: Cục Lâm nghiệp và Cục Kiểm lâm. Tổng cục Thủy sản thành 2 Cục: Cục Thuỷ sản và Cục Kiểm ngư.

Sau khi sắp xếp hợp nhất, sáp nhập, tổ chức lại cơ quan hành chính thuộc Bộ NN&PTNT theo cơ cấu mới, đã giảm 4 Tổng cục (giảm 34 cấp Vụ và tương đương), giảm 100% số phòng trong Vụ. Cơ cấu tổ chức của Bộ NN&PTNT sau sắp xếp sẽ có 28 cục, vụ, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc bộ.

Đối với đơn vị sự nghiệp, Bộ NN&PTNT sẽ giữ ổn định các đơn vị, gồm: Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn; Báo Nông nghiệp Việt Nam; Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đổi tên Trường Cán bộ quản lý NN&PTNT I thành Trường Cán bộ quản lý NN&PTNT, và Trường Cán bộ quản lý NN&PTNT II thành Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và chuyển sang cơ chế tự chủ kinh phí hoạt động thường xuyên theo quy định.

Ngoài ra, Bộ NN&PTNT đổi tên Trung tâm Tin học và Thống kê thành Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp.

>>> Mời độc giả xem thêm video Ngành nông nghiệp không muốn lỡ chuyến tàu chuyển đổi số:

(Nguồn: VTV24)

Những hạt giống mang về từ vũ trụ giờ phát triển ra sao?

Vào những năm 70, người ta đã nảy ra ý tưởng mang các hạt giống lên Mặt Trăng rồi quay lại trồng ở Trái Đất. Vậy những hạt giống này giờ ra sao?

Trong suốt hàng thập kỷ, vẫn luôn có những "thực thể ngoài không gian" đang sinh sống bình yên trên Trái Đất. Đó không phải là người ngoài hành tinh. Thứ chúng ta nói đến là những "cây Mặt Trăng", với hạt giống được lấy về từ vũ trụ.

Theo National Geographic, năm 1971, trong chuyến lên không gian thuộc sứ mệnh Apollo 14, nhiều hạt giống đã được mang về cùng tàu vũ trụ.

Bộ Công an hướng dẫn cách thoát nạn an toàn khi có cháy

Bộ Công an vừa có hướng dẫn các kỹ năng xác định đường và lối thoát nạn an toàn khi có vụ cháy xảy ra.

Bo Cong an huong dan cach thoat nan an toan khi co chay

Gần đây, trên cả nước xảy ra nhiều vụ cháy gây thiệt hại lớn về người và tài sản mà nguyên nhân chủ yếu có thể do nạn nhân trong đám cháy thiếu kỹ năng để thoát nạn. Làm thế nào để xác định đường và lối thoát nạn an toàn khi có cháy xảy ra?

Bo Cong an huong dan cach thoat nan an toan khi co chay-Hinh-2

Bộ Công an cho biết, đối với nhà độc lập, liền kề, để thoát nạn an toàn khi xảy ra cháy, trước hết phải xác định được lối ra an toàn ra khỏi căn nhà đang cháy. Thông thường, các lối thoát ra nơi an toàn ở các nhà độc lập, liền kề bao gồm: Lối ra cửa chính; lối ra cầu thang thoát nạn ngoài nhà từ các tầng; lối ra ban công hoặc lôgia; lối lên trên sân thượng hoặc lối lên mái (tầng thượng) để thoát sang công trình liền kề. Lối thoát nạn an toàn đối với các căn hộ độc lập còn qua cửa sổ, ban công khi có các thiết bị hỗ trợ như: thang, thang cây, dây tự cứu hạ chậm… (Ảnh minh họa)