Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Golf & Doanh nhân

4 tòa tháp cổ huyền bí giữa núi rừng Tây Bắc

25/06/2022 14:02

Có kiến trúc độc đáo cùng lịch sử hàng trăm năm, những ngọn tháp cổ này phản ánh mối quan hệ lịch sử đặc biệt của hai dân tộc Việt - Lào.

Quốc Lê

Ngắm Hyundai Elantra 2023 lắp ráp sắp ra mắt tại Việt Nam

Loạt món đồ hài hước, sáng tạo đỉnh cao

Hé lộ nguyên nhân Đấu trường La Mã đứng sừng sững ngàn năm không đổ?

Hãng Toyota triệu hồi xe điện bZ4X 2022

Top động vật khổng lồ khát máu

1. Nằm bên bờ sông Mã ở xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên, tháp Mường Luân là một công trình kiến trúc cổ đặc sắc của người Lào còn sót lại ở Tây Bắc. Tương truyền, tòa tháp cổ này được những người Việt và người Việt gốc Lào cùng xây vào năm 1569.
1. Nằm bên bờ sông Mã ở xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên, tháp Mường Luân là một công trình kiến trúc cổ đặc sắc của người Lào còn sót lại ở Tây Bắc. Tương truyền, tòa tháp cổ này được những người Việt và người Việt gốc Lào cùng xây vào năm 1569.
Tháp có mặt cắt hình vuông, thon dần lên cao. Thân tháp cao 15,5 mét, xung quanh đắp nổi các họa tiết cách điệu gồm chim bay, rồng cuốn, quả trám, cánh sen, lưỡi mác, mặt trời.
Tháp có mặt cắt hình vuông, thon dần lên cao. Thân tháp cao 15,5 mét, xung quanh đắp nổi các họa tiết cách điệu gồm chim bay, rồng cuốn, quả trám, cánh sen, lưỡi mác, mặt trời.
Họa tiết đặc sắc nhất của tháp là hình rồng được đắp nổi chạy quanh thân tháp, tạo thành các hình số tám kép, đem lại cho tháp vẻ uy nghi cũng như vẻ đẹp tinh xảo. Nhìn chung, tháp được tạo hình mềm mại và hài hòa, có bố cục vừa chặt chẽ, vừa toát lên vẻ thanh thoát tự nhiên.
Họa tiết đặc sắc nhất của tháp là hình rồng được đắp nổi chạy quanh thân tháp, tạo thành các hình số tám kép, đem lại cho tháp vẻ uy nghi cũng như vẻ đẹp tinh xảo. Nhìn chung, tháp được tạo hình mềm mại và hài hòa, có bố cục vừa chặt chẽ, vừa toát lên vẻ thanh thoát tự nhiên.
Từ hàng trăm năm nay, tháp Mường Luân được nhân dân trong vùng coi là “vị thần hộ mệnh” để bảo vệ cuộc sống cho dân bản, phù trợ con người có sức khỏe và mùa màng bội thu…
Từ hàng trăm năm nay, tháp Mường Luân được nhân dân trong vùng coi là “vị thần hộ mệnh” để bảo vệ cuộc sống cho dân bản, phù trợ con người có sức khỏe và mùa màng bội thu…
2. Tọa lạc tại bản Nà Muông, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên, tháp Chiềng Sơ nằm cách tháp Mường Luân khoảng 10 km. Khi người dân tộc Thái đến đây định cư năm 1937 đã thấy tháp bị bỏ hoang. Theo các nhà nghiên cứu, tháp được xây vào thế kỷ 15-16.
2. Tọa lạc tại bản Nà Muông, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên, tháp Chiềng Sơ nằm cách tháp Mường Luân khoảng 10 km. Khi người dân tộc Thái đến đây định cư năm 1937 đã thấy tháp bị bỏ hoang. Theo các nhà nghiên cứu, tháp được xây vào thế kỷ 15-16.
Về tổng thể, tháp cao 10,5 mét, được xây dựng bằng gạch và vôi vữa mật, nhỏ dần từ dưới lên trên. Bố cục kiến trúc và các họa tiết trang trí trên thân tháp có nhiều nét tương đồng với tháp Mường Luân, với các hình ảnh chim muông, hoa lá cách điệu.
Về tổng thể, tháp cao 10,5 mét, được xây dựng bằng gạch và vôi vữa mật, nhỏ dần từ dưới lên trên. Bố cục kiến trúc và các họa tiết trang trí trên thân tháp có nhiều nét tương đồng với tháp Mường Luân, với các hình ảnh chim muông, hoa lá cách điệu.
Đặc biệt là hình tượng rồng lại xuất hiện, với những con rồng được đắp nổi uốn mình quanh thân tháp, đầu và đuôi rồng chụm vào nhau tạo thành hình số tám. Những con rồng này mang trên mình lớp vảy đặc trưng, không giống phong cách thể hiện rồng truyền thống của người Việt.
Đặc biệt là hình tượng rồng lại xuất hiện, với những con rồng được đắp nổi uốn mình quanh thân tháp, đầu và đuôi rồng chụm vào nhau tạo thành hình số tám. Những con rồng này mang trên mình lớp vảy đặc trưng, không giống phong cách thể hiện rồng truyền thống của người Việt.
Mặt trước của tháp còn có một bệ đài, dù không còn nguyên vẹn nhưng vẫn thể hiện được những đường nét trang trí tinh xảo. Quanh chân tháp xưa có tượng 2 con voi ở 2 góc phía trước mặt tháp và 2 góc phía sau đặt 2 con chó. Theo thời gian, những bức tượng này đều đã đổ vỡ.
Mặt trước của tháp còn có một bệ đài, dù không còn nguyên vẹn nhưng vẫn thể hiện được những đường nét trang trí tinh xảo. Quanh chân tháp xưa có tượng 2 con voi ở 2 góc phía trước mặt tháp và 2 góc phía sau đặt 2 con chó. Theo thời gian, những bức tượng này đều đã đổ vỡ.
3. Nằm trên một quả đồi đất cao 17 mét ở bản Mường Và, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, tháp Mường Và có tử cách đây khoảng 400 năm. Theo truyền thuyết, tháp do tộc trưởng người Lào tên Chẩu Hua cho xây theo lời khuyên của một thầy phong thủy Trung Hoa.
3. Nằm trên một quả đồi đất cao 17 mét ở bản Mường Và, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, tháp Mường Và có tử cách đây khoảng 400 năm. Theo truyền thuyết, tháp do tộc trưởng người Lào tên Chẩu Hua cho xây theo lời khuyên của một thầy phong thủy Trung Hoa.
Trong thế kỷ 20, tháp đã hứng chịu nhiều sự phá hủy nặng nề. Đó là vào năm 1965, máy bay Mỹ bắn phá đã phá hỏng đỉnh tháp và năm 1983 động đất làm tháp bị nứt dọc, bong tróc bề mặt, hỏng nhiều hoa văn. Sau đợt trùng tu gần đây, tháp đã được phục hồi vẻ đẹp vốn có.
Trong thế kỷ 20, tháp đã hứng chịu nhiều sự phá hủy nặng nề. Đó là vào năm 1965, máy bay Mỹ bắn phá đã phá hỏng đỉnh tháp và năm 1983 động đất làm tháp bị nứt dọc, bong tróc bề mặt, hỏng nhiều hoa văn. Sau đợt trùng tu gần đây, tháp đã được phục hồi vẻ đẹp vốn có.
Về tổng thể, tháp được xây bằng gạch vồ, đặc toàn bộ. Tháp có hình trụ vuông, dạng bút tháp, được chia thành 5 tầng. Phần tháp chính cao 13 mét, được trang trí hoa văn rất đẹp.
Về tổng thể, tháp được xây bằng gạch vồ, đặc toàn bộ. Tháp có hình trụ vuông, dạng bút tháp, được chia thành 5 tầng. Phần tháp chính cao 13 mét, được trang trí hoa văn rất đẹp.
Tháp Mường Và là một điểm tham quan hấp dẫn với du khách phương xa. Từ trên tháp có thề nhìn toàn cảnh bản Mường Và cùng những dãy núi trùng điệp, các thửa ruộng trải rộng đến chân trời.
Tháp Mường Và là một điểm tham quan hấp dẫn với du khách phương xa. Từ trên tháp có thề nhìn toàn cảnh bản Mường Và cùng những dãy núi trùng điệp, các thửa ruộng trải rộng đến chân trời.
4. Tháp Mường Bám ở xã Mường Bám, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La là một trong những ngọn tháp cổ của người Lào còn được gìn giữ ở vùng núi Tây Bắc. Theo các nhà sử học, tháp do cộng đồng người Lào tị nạn trong cuộc xâm lược của Miến Điện xây vào khoảng năm 1569 – 1594.
4. Tháp Mường Bám ở xã Mường Bám, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La là một trong những ngọn tháp cổ của người Lào còn được gìn giữ ở vùng núi Tây Bắc. Theo các nhà sử học, tháp do cộng đồng người Lào tị nạn trong cuộc xâm lược của Miến Điện xây vào khoảng năm 1569 – 1594.
Công trình này vốn là quần thể 5 tháp, gồm một tháp to (cao 13 mét) ở giữa và 4 tháp con (ca0 khoảng 4 mét) ở 4 cạnh. Do sự thăng trầm lịch sử mà hiện chỉ còn lại một tháp con.
Công trình này vốn là quần thể 5 tháp, gồm một tháp to (cao 13 mét) ở giữa và 4 tháp con (ca0 khoảng 4 mét) ở 4 cạnh. Do sự thăng trầm lịch sử mà hiện chỉ còn lại một tháp con.
Các ngọn tháp đều được xây bằng gạch vồ màu đỏ được gắn kết với nhau bằng vôi, cát, và mật. Các họa tiết hoa văn được làm bằng vữa đắp nổi, nhiều chỗ gắn thêm vào những hình đất nung trang trí.
Các ngọn tháp đều được xây bằng gạch vồ màu đỏ được gắn kết với nhau bằng vôi, cát, và mật. Các họa tiết hoa văn được làm bằng vữa đắp nổi, nhiều chỗ gắn thêm vào những hình đất nung trang trí.
Cùng với tháp Mường Luân, tháp Chiềng Sơ, tháp Mường Và, tháp Mường Bám làm nên một sự giao thoa văn hóa đặc sắc trên cơ sở của mối quan hệ lịch sử đặc biệt Việt – Lào ở vùng đất Tây Bắc.
Cùng với tháp Mường Luân, tháp Chiềng Sơ, tháp Mường Và, tháp Mường Bám làm nên một sự giao thoa văn hóa đặc sắc trên cơ sở của mối quan hệ lịch sử đặc biệt Việt – Lào ở vùng đất Tây Bắc.
Mời quý độc giả xem video: Kéo vợ - Khi phong tục bị biến tướng thành hủ tục | VTV24.

Top tin bài hot nhất

Ảnh giản dị khi làm bố đơn thân của thiếu gia Đỗ Quang Vinh

Ảnh giản dị khi làm bố đơn thân của thiếu gia Đỗ Quang Vinh

19/05/2025 20:02
G-Dragon - 'ông hoàng' Kpop sắp tới Việt Nam giàu cỡ nào?

G-Dragon - 'ông hoàng' Kpop sắp tới Việt Nam giàu cỡ nào?

15/05/2025 14:02
Nhan sắc vượt thời gian của doanh nhân Lê Hồng Thủy Tiên

Nhan sắc vượt thời gian của doanh nhân Lê Hồng Thủy Tiên

21/05/2025 08:02
Tỷ phú Warren Buffett sẽ làm gì sau khi từ chức CEO?

Tỷ phú Warren Buffett sẽ làm gì sau khi từ chức CEO?

17/05/2025 20:02
Tài sản của ông Phạm Nhật Vượng lần đầu vượt 10 tỷ USD

Tài sản của ông Phạm Nhật Vượng lần đầu vượt 10 tỷ USD

21/05/2025 14:02

Bạn có thể quan tâm

Chân dung CEO mới của Sacombank

Chân dung CEO mới của Sacombank

'Nữ tướng' Sacombank - CEO Nguyễn Đức Thạch Diễm từ nhiệm

'Nữ tướng' Sacombank - CEO Nguyễn Đức Thạch Diễm từ nhiệm

Tài sản của ông Phạm Nhật Vượng lần đầu vượt 10 tỷ USD

Tài sản của ông Phạm Nhật Vượng lần đầu vượt 10 tỷ USD

Nhan sắc vượt thời gian của doanh nhân Lê Hồng Thủy Tiên

Nhan sắc vượt thời gian của doanh nhân Lê Hồng Thủy Tiên

Ảnh giản dị khi làm bố đơn thân của thiếu gia Đỗ Quang Vinh

Ảnh giản dị khi làm bố đơn thân của thiếu gia Đỗ Quang Vinh

Mê mẩn với 6 mẫu đồng hồ cực xa xỉ

Mê mẩn với 6 mẫu đồng hồ cực xa xỉ

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status