Sắm lễ, cúng Tết Trung Thu thế nào cho đúng?

(Kiến Thức) - Tết Trung Thu là phong tục thể hiện ý nghĩa của chăm sóc, báo hiếu, biết ơn, tình thân hữu, đoàn tụ và của thương yêu.

Tết Trung Thu (Tết Trông Trăng) là phong tục thể hiện ý nghĩa của chăm sóc, báo hiếu, biết ơn, tình thân hữu, đoàn tụ và của thương yêu. Theo phong tục dân gian ngày Tết Trung Thu nhà nhà đều treo đèn lồng, kết hoa rước đèn cù, ngắm trăng… và làm “Bánh Trăng” - ngày nay là bánh nướng, bánh dẻo để cúng tổ tiên.

Đừng để ngộ nhận việc tu hành

Có nhiều người nghèo vì mặc cảm mà không tiếp tục đi chùa, bởi họ không có tiền để ủng hộ các hoạt động của chùa.

Mấy mươi năm trước, Phật giáo đã bị hiểu lầm là tiêu cực. Người ta ngộ nhận việc xuất gia hoặc đi chùa, tu niệm là việc làm của những kẻ chán đời, thất chí, việc của ông già bà lão và những người nghèo khó, chứ không phải việc dành cho những người trẻ và những ai có ý hướng sống đời sống hạnh phúc, những ai có nhiệt huyết gắn bó với cuộc đời. Còn ngày nay, nhìn vào các hình thức sinh hoạt ở nhiều tự viện, nhiều tổ chức Phật giáo, không khéo lại khiến người đời rơi vào các ngộ nhận khác.

Nói lời thất đức ti tiện bao nhiêu, vận mệnh sẽ ti tiện bấy nhiêu

Những lời nói ra gây khẩu nghiệp, nói càng thất đức bao nhiêu thì vận mệnh càng ti tiện bấy nhiêu.

"Khẩu nghiệp” (nghiệp gây ra do lời nói từ miệng) là tội mà một người bình thường dễ phạm phải nhất. Số mệnh của một người tốt hay không, hãy nhìn xem người đó có nhiều “khẩu đức” hay không là biết. Vì vậy, “khẩu nghiệp” rất quan trọng. Trong cuộc đời của một người, không phải ngày nào cũng làm chuyện thất đức, nhưng việc nói những lời thất đức, thiếu đức, khó nghe, và không đứng đắn thì có thể xảy ra mỗi ngày. Tích luỹ qua năm tháng, phúc báo sẽ vì “khẩu nghiệp” mà chạy mất hết. Do đó, người nói chuyện không có “khẩu đức”, cả cuộc đời thường gập ghềnh, nhấp nhô, thậm chí rất thê lương.

“Khẩu chiến” trên mạng xã hội, coi chừng mắc khẩu nghiệp!

Theo quan điểm Phật giáo, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà một người có thể tạo ra. 

Theo quan điểm Phật giáo, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà một người có thể tạo ra. Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành, còn vết thương gây ra do lời nói thì chẳng biết khi nào mới lành lặn được.

Phật chỉ 2 đại sai lầm khiến quan hệ vợ chồng con cái rạn vỡ

Vợ chồng, con cái chung sống với nhau đều có những điều phải lưu ý để mối quan hệ luôn hòa thuận, ấm êm.

Vợ chồng là thiếu nợ lẫn nhau sao? Vợ chồng là nợ nghiệp nhau sao? Duyên vợ chồng như thế nào mới có thể chấm dứt đây? Vợ chồng lại là cái gì duyên mà kết thành đây? Tục ngữ có câu:“Tu trăm năm mới đi chung thuyền, tu ngàn năm mới chung chăn gối”. Ý câu này là, những người có thể ngồi chung trên một chuyến thuyền đều là người hữu duyên, còn có thể kết thành vợ chồng thì giữa họ với nhau mối duyên càng sâu đậm. Nói cách khác, quan hệ vợ chồng là loại sâu sắc nhất trong tất cả các loại duyên phận, chỉ có điều là trong những duyên này có thiện có ác.

Con cái cũng không phải tự nhiên mà đến, con cái thường đến với cha mẹ là do có nợ.

“Có thể người vợ ở kiếp này là người bạn chôn kiếp trước, tới trả nợ cho bạn. Đứa con trai ở kiếp này, là chủ nợ của bạn ở kiếp trước, để đòi món nợ chưa trả. Đứa con gái ở kiếp này, là người tình ở kiếp trước, tới vì tình cảm chưa dứt. Người tình kiếp này, là vợ chồng của kiếp trước tới nối tiếp phần duyên phận chưa dứt. Hồng nhan tri kỷ của kiếp này là anh em của kiếp trước tới chia sẻ những tâm sự chưa nói hết. Người giàu có kiếp này là người giàu lòng thiện kiếp trước, tới nhận phần công đức đã phát ra từ kiếp trước….. Đây không phải là mê tín mà là nhân quả luân hồi, là số kiếp. Phật thường nói rằng nếu không nợ nhau thì làm sao gặp gỡ”.

Trong Kinh thánh từng viết: người lớn lên phải rời khỏi cha mẹ, cùng vợ chồng liên hợp, hai người trở thành nhất thể. Cha mẹ nuôi dưỡng con cái không phải mong con mãi mãi dựa dẫm vào mình mà phải trưởng thành, thành gia lập nghiệp, xây dựng một mái ấm mới, bước ra thế giới rộng lớn hơn. Vì thế, quan hệ vợ chồng và quan hệ cha mẹ con cái vốn là gắn bó, khăng khít chứ không xung đột, quan hệ này bổ sung cho quan hệ kia, che chở và bao dung cho quan hệ kia.

Tuy nhiên, không phải bấy cứ khi nào người ta cũng có thể hiểu và trân trọng lẫn nhau, nhiều gia đình vẫn phạm phải 2 hình thức sai lầm dưới đây.

Phat chi 2 dai sai lam khien quan he vo chong con cai ran vo
Ảnh minh họa. 
1. Bỏ bê vợ/chồng, ưu ái con trẻ

Gia đình được hình thành từ các mối quan hệ vợ chồng, cha con, mẹ con, thiếu cái nào cũng đều là khiếm khuyết. Vì vậy yêu con tức là phải yêu bạn đời vì có như vậy con trẻ mới được sống trong tình yêu thương, vun đáp của cả cha và mẹ. Đó là môi trường tốt nhất để con lớn lên.

Cha mẹ có yêu thương nhau thì con cái mới ra đời, thiếu cha hay vắng mẹ đều là thiệt thòi nên chỉ ưu ái con mà tình vợ chồng phai nhạt thật là thất sách. Không khí gia đình kém vui tươi sẽ dẫn tới đổ vỡ, con trẻ không được hưởng đầy đủ hạnh phúc thì là yêu con hay hại con.

Hơn thế nữa, bạn đời là người chung đường, yêu thương nhau thì đường dài, bỏ bê nhau thì đứt gánh. Đến với nhau đã khó, có con chung là niềm vui, hạnh phúc chứ sao lại thành chuyện buồn.

2. Ngu hiếu, khinh vợ/chồng

Trường hợp này diễn ra càng ngày càng phổ biến, quan hệ mẹ chồng nàng dâu, quan hệ con rể với nhà vợ, con dâu với nhà chồng căng thẳng khiến hôn nhân tan vỡ.

Đó là bi kịch gia đình khi mà cha mẹ và con cái không thể dung hòa, vợ chồng không thể bao dung thấu hiểu. Hãy ghi nhớ những điều dưới đây để đừng phạm phải nỗi buồn này.

Nếu là con cái, hãy tự nói với mình, người mà mẹ yêu nhất là cha, không phải mình.

Nếu là con gái, hãy tự nói với mình, người mà cha yêu nhất là mẹ, không phải mình.

Nếu là cha, hãy nói với con gái, cha yêu con nhưng mẹ mới là người làm bạn cùng cha cả đời.

Nếu là mẹ, hãy nói với con, mẹ yêu con nhưng cha mới là người cùng mẹ đi suốt cuộc đời.

Gia đình bền vững là gia đình hiểu được giá trị của tình yêu thương và biết bao dung, quan tâm, thấu hiểu lẫn nhau. Không có mối quan hệ nào là xung đột, chỉ có tự chúng ta làm tổn thương những người ta yêu quý nhất mà thôi.

Mời quý độc giả xem video về thiền sư Thích Nhất Hạnh (nguồn BBC):