Lịch sử nhân loại ghi nhận một số dấu mốc "đen tối" khi xảy ra những sự kiện tồi tệ như chiến tranh, thảm họa thiên nhiên... gây ra nhiều biến động lớn.
Năm 536 là một trong những dấu mốc "đen tối" nhất trong lịch sử nhân loại. Khi ấy, vụ phun trào núi lửa kinh hoàng ở Iceland đã thải ra hàng triệu tấn tro bụi vào khí quyển. Từ đó, một thảm họa chưa từng có về biến đổi khí hậu xảy ra.
Hậu quả trước tiên là châu Âu và nhiều khu vực chìm vào trong âm u tĩnh mịch suốt 18 tháng. Ánh Mặt trời giảm đi, kéo theo đó là những ảnh hưởng đến khí hậu.
Nhiệt độ mùa hè năm 536 giảm xuống 1,5 độ C - 2,5 độ C. Sự việc này mở đầu một thập kỷ lạnh giá nhất thế giới ghi nhận trong hơn 2.300 năm qua. Cùng với đó, hạn hán kéo dài, nạn đói, dịch bệnh lây lan ra phần lớn các khu vực trên Bắc bán cầu.
Sự kiện nghiêm trọng xảy ra trong năm 536 "đen tối" đã gây tác động lớn đến nền kinh tế. Thế giới chịu tổn thất này trong ít nhất 100 năm.
Vào năm 1918, thế giới trải qua khoảng thời gian đen tối khi một đại dịch tồi tệ xảy ra. Đó là đại dịch cúm Tây Ban Nha. Những ca mắc cúm đầu tiên được ghi nhận ở châu Âu vào tháng 3/1918.
Sau đó, đại dịch cúm Tây Ban Nha lan rộng ra nhiều nước trên thế giới. Do dịch bệnh lây lan nhanh chóng nên số người tử vong tăng cao.
Theo ước tính, đại dịch cúm Tây Ban Nha đã cướp đi sinh mạng của khoảng 25 - 50 triệu người. Với con số này, đây là một trong những dịch bệnh gây thương vong lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Năm 1945 là một dấu mốc đau thương trong lịch sử nhân loại. Đây là năm cuối cùng của Thế chiến 2 - một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất thế giới. Vào tháng 8/1945, Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản.
Hai vụ nổ bom hạt nhân này khiến hơn 400.000 người thương vong. Cùng với đó, hai thành phố của Nhật Bản bị phá hủy nghiêm trọng về cơ sở vật chất.
Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, Nhật Bản mất nhiều năm để tái thiết hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, khắc phục hậu quả do vụ nổ bom hạt nhân gây ra.
Mời độc giả xem video: Phần Lan có nữ Thủ tướng 34 tuổi , trẻ nhất thế giới. Nguồn: THDT.
Sự thật thú vị về lịch sử ra đời của các tấm hộ chiếu
Ít ai biết rằng, những tấm hộ chiếu rất quen thuộc của con người thời hiện đại lại có một nguồn gốc lịch sử rất xa xôi.
Hộ chiếu là loại giấy tờ dùng để nhận dạng cá nhân và quốc tịch mỗi người, được xem như tấm vé thông hành, giúp di chuyển từ nước này sang nước khác. Dù được sử dụng phổ biến, ít ai biết rõ quá trình ra đời của loại giấy tờ này.
Ngược dòng lịch sử, ở Anh, khái niệm về giấy tờ bảo đảm an toàn cho bản thân khi đi đâu đó xuất hiện vào thời vua Henry V, năm 1414. Lúc bấy giờ, những loại giấy tờ này được ban hành bởi nhà vua đến bất cứ ai, dù họ có phải người Anh hay không.
Những sự kiện vô cùng khó tin từng xảy ra trong lịch sử
Có những sự kiện vô cùng khó tin trong lịch sử khiến ai nghe qua cũng phải ngạc nhiên và cảm thấy hết sức vô lý.
Sự kiện đầu tiên là vào những năm 1780, sau khi được bầu làm Tổng thống Mỹ, George Washington đã nhờ người bạn thânJames Madison soạn bức thư gửi cho Quốc hộivới nội dung cơ bản là: "Mong được làm việc với các bạn, điều này sẽ rất thú vị!".
Theo các chuyên gia, người Tây Tạng sở hữu loại gene đặc biệt giúp họ thích ứng với độ cao.
Người Tây Tạng có những năng lực độc nhất vô nhị mà người dân ở nhiều nơi khác trên thế giới không có được. Trong số này có việc, người dân Tây Tạng có khả năng thích ứng với độ cao, thở tốt, sống khỏe khi sinh sống ở môi trường có lượng oxy rất thấp trên cao nguyên.