272 nhân viên bầu cử chết vì kiệt sức ở Indonesia

Chưa biết số nhân viên bầu cử tử vong có còn tăng lên nữa không khi theo ông Susanto hiện vẫn còn gần 1.900 người phải nằm viện.

Tính đến tối 27/4, 10 ngày sau cuộc bầu cử cả tổng thống và lập pháp (bầu quốc hội và các hội đồng địa phương) Indonesia ngày 17/4, tổng cộng đã có 272 nhân viên bầu cử chết vì kiệt sức, hãng tin Reuters dẫn lời người phát ngôn Ủy ban Bầu cử Indonesia Arief Priyo Susanto.
Cuộc bầu cử ngày 17/4 là lần đầu tiên 193 triệu cử tri Indonesia đi bỏ phiếu bầu cả tổng thống và các cơ quan lập pháp cả trung ương lẫn địa phương. Số cử tri đi bỏ phiếu khoảng 80%. Mỗi cử tri bỏ tới 5 lá phiếu. Ủy ban Bầu cử đã huy động hơn 7 triệu người phục vụ công tác tổ chức bầu cử.
Hầu hết các nhân viên bầu cử chết vì các chứng bệnh liên quan đến kiệt sức do làm việc liên tục suốt nhiều ngày đêm để kiểm hàng triệu lá phiếu bằng tay. Trong số người chết còn có cả một số cảnh sát, nguyên nhân cũng vì làm việc quá sức.
Chưa biết số người chết có còn tăng lên nữa không khi theo ông Susanto hiện vẫn còn gần 1.900 người phải nằm viện.
272 nhan vien bau cu chet vi kiet suc o Indonesia
 Vòng hoa tưởng nhớ các nhân viên bầu cử qua đời vì kiệt sức do làm việc được đặt bên ngoài trụ sở Ủy ban Bầu cử Indonesia ở thủ đô Jakarta (Indonesia). Ảnh: REUTERS
Theo ông Susanto, Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ sở y tế ưu tiên chăm sóc sức khỏe các nhân viên bầu cử. Bộ Tài chính đang thực hiện công tác hỗ trợ tài chính cho các gia đình có người thiệt mạng. Trước mắt, các gia đình mỗi nạn nhân được nhận số tiền chia buồn 3.600 USD.
Ủy ban Bầu cử hứng chỉ trích nặng vì việc này. Theo ông Ahmad Muzani - Phó Chủ tịch chiến dịch tranh cử của ứng viên tổng thống Prabowo Subianto, Ủy ban Bầu cử đã không cẩn thận trong xử lý khối lượng công việc của các nhân viên bầu cử.
Ông Arief Budiman – Chủ tịch Ủy ban Bầu cử thừa nhận công tác tổ chức có vấn đề. Ông cho biết ban đầu Ủy ban cũng chủ ý chọn những người khỏe mạnh để lo công tác bầu cử, nhưng không đủ ngân sách và thời gian để kiểm tra sức khỏe của cả 7 triệu nhân viên bầu cử. Ủy ban cũng không đủ tiền để chuẩn bị sẵn xe cứu thương và y bác sĩ túc trực tại tất cả 810.000 điểm bỏ phiếu để chăm sóc kịp thời sức khỏe các nhân viên bầu cử.
272 nhan vien bau cu chet vi kiet suc o Indonesia-Hinh-2
Nhân viên bầu cử di chuyển các thùng phiếu chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống và lập pháp tại làng Bonto Matinggi, tỉnh Nam Sulawesi (Indonesia) ngày 16/4. Ảnh: AFP.
Phó Tổng thống Indonesia Muhammad Jusuf Kalla thừa nhận cuộc bầu cử năm nay “phức tạp nhất” trong lịch sử 21 năm bầu cử dân chủ của nước này.
Từ 2014 trở về trước, bầu cử tổng thống và bầu cử lập pháp ở Indonesia được chia làm hai, diễn ra cách nhau 3 tháng. Tuy nhiên trong năm 2014, Tòa án Hiến pháp Indonesia ra quyết định gộp hai cuộc bầu cử lại thành một, với lý lẽ sẽ giúp tiết kiệm cả về tiền bạc và thời gian.
Trước thực tế hàng trăm người chết và hàng ngàn người phải nhập viện vì kiệt sức, Chánh án Tòa án Hiến pháp Anwar Usman nói ông “cảm thấy có lỗi với cái chết của các nhân viên bầu cử”.
Sau hậu quả này, Ủy ban Bầu cử đang cân nhắc tách bầu cử tổng thống và lập pháp ra làm hai như trước.

Kinh ngạc những điểm bỏ phiếu kỳ lạ nhất nước Mỹ

(Kiến Thức) - Hiệu giặt là, trạm cứu hỏa hay nhà máy bia,... đều được biến thành điểm bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ ngày 6/11. Cuộc bầu cử quan trọng này đang trở thành sự kiện thu hút sự quan tâm của toàn thế giới.

Kinh ngac nhung diem bo phieu ky la nhat nuoc My
 Hãng thông tấn Reuters đã ghi lại một số điểm bỏ phiếu kỳ lạ trong cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ ngày 6/11. Ảnh: Cử tri Rene Burciaga đến hiệu giặt là Sunueva Laundromat tại Chicago, bang Illinois, để bỏ phiếu. (Nguồn ảnh: Reuters).

Kinh ngac nhung diem bo phieu ky la nhat nuoc My-Hinh-2
Các cử tri đi bỏ phiếu trong một trạm cứu hỏa West Des Moines 18 ở West Des Moines, bang Iowa. 

Kinh ngac nhung diem bo phieu ky la nhat nuoc My-Hinh-3
Cô Lynda Klosterman bỏ phiếu tại cửa hàng Theisen's Home & Auto ở Dubuque, bang Iowa, trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ. 

Kinh ngac nhung diem bo phieu ky la nhat nuoc My-Hinh-4
Các cử tri điền vào lá phiếu tại câu lạc bộ bóng đá Mockingbird Vally ở Louisville, bang Kentucky. 

Kinh ngac nhung diem bo phieu ky la nhat nuoc My-Hinh-5
 Bên trong một điểm bỏ phiếu “bí ẩn” ở khu Bronx, thành phố New York.

Kinh ngac nhung diem bo phieu ky la nhat nuoc My-Hinh-6
Cử tri Yvett Pryor đến nhà máy bia Half Acre ở Chicago, bang Illinois, để bỏ phiếu. 

Kinh ngac nhung diem bo phieu ky la nhat nuoc My-Hinh-7
 Nhân viên Carol Bower hướng dẫn cho cử tri Brenda Ruzic cách sử dụng thiết bị khi bỏ phiếu tại câu lạc bộ ở Foster, bang Wisconsin.

Kinh ngac nhung diem bo phieu ky la nhat nuoc My-Hinh-8
Các cử tri đi bỏ phiếu trong một trạm cứu hỏa ở Meriden, Connecticut.

Kinh ngac nhung diem bo phieu ky la nhat nuoc My-Hinh-9
 Cử tri đi bỏ phiếu tại một địa điểm gần Dải Las Vegas, bang Nevada.

Kinh ngac nhung diem bo phieu ky la nhat nuoc My-Hinh-10
 Người đàn ông đi bỏ phiếu bầu cử giữa nhiệm kỳ tại trạm cứu hỏa Philomont ở Purcellville, bang Virginia. Có thể thấy, cuộc bầu cử quan trọng này đang trở thành sự kiện thu hút sự quan tâm của không chỉ người dân Mỹ mà cả thế giới.

Bất ngờ cuộc sống của góa phụ IS tại Đức

(Kiến Thức) - Omaima A., một công dân Đức, đã tới Syria gia nhập phiến quân IS vài năm trước và sau đó kết hôn với hai tay súng thuộc tổ chức khủng bố này. Hiện tại, Omaima được cho là đang có một cuộc sống kín tiếng tại quê nhà.

Jenan Moussa, một phóng viên của kênh truyền hình Al Aan (Lebanon), mới đây tiết lộ cuộc sống kín tiếng nhưng không hề đơn giản của một góa phụ IS tại Đức.
Theo DW, Moussa đang giữ một chiếc điện thoại được cho là của Omaima, trong đó có những tài liệu cho thấy người phụ nữ này dường như sẵn sàng ủng hộ hệ tư tưởng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng và có thể đang gây quỹ cho nhóm khủng bố này.

Cận cảnh hiện trường vụ biểu tình phản đối bầu cử Indonesia

(Kiến Thức) - Cảnh sát Indonesia đã dùng đạn hơi cay và vòi rồng để giải tán người biểu tình ủng hộ ứng viên tổng thống thất cử Prabowo Subianto.

Vào ngày 21/8, hàng trăm người ủng hộ ứng viên Tổng thống Prabowo Subianto đã cố gắng xông vào trụ sở Tòa ăn Hiến pháp, nơi đưa ra phán quyết về cuộc bầu cử tổng thống. Trước đó, ông Subianto đã đệ đơn kiện lên tòa án vì nghi ngờ kết quả cuộc bầu cử ngày 19/7 gian lận.
 Vào ngày 21/8, hàng trăm người ủng hộ ứng viên Tổng thống Prabowo Subianto đã cố gắng xông vào trụ sở Tòa ăn Hiến pháp, nơi đưa ra phán quyết về cuộc bầu cử tổng thống. Trước đó, ông Subianto đã đệ đơn kiện lên tòa án vì nghi ngờ kết quả cuộc bầu cử ngày 19/7 gian lận.