24 người nghi phơi nhiễm HIV khi cứu người phải làm gì?

24 người nghi phơi nhiễm HIV tại Kon Tum hiện đã được uống thuốc chống phơi nhiễm HIV ARV, điều trị phơi nhiễm HIV và sẽ được xét nghiệm lại sau 3 tháng.

Vụ tai nạn 2 xe khách đấu đầu tại Kon Tum xảy ra trưa 30/6 đã khiến 4 người chết, 12 người khác bị thương.
Đáng lưu ý, 1 trong 4 nạn nhân tử vong nhiễm HIV, nhưng khi đưa đi cấp cứu và làm nhiệm vụ cấp cứu, 7 người dân và 17 y, bác sĩ không hay biết nên không có sự phòng hộ. Cả 17 cán bộ y tế đều đang làm việc tại BV đa khoa huyện Đắk Hà.
BS Nguyễn Thị Diệu Thuý, Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Kon Tum cho biết, ngay trưa qua, 17 y, bác sĩ và 6 người dân đã được uống thuốc chống phơi nhiễm HIV ARV điều trị phơi nhiễm. Trưa 02/7, thêm 1 người dân được uống bổ sung ngay khi phát hiện.
24 nguoi nghi phoi nhiem HIV khi cuu nguoi phai lam gi?
Các y, bác sĩ cấp cứu nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum. Ảnh: Thanh niênTheo BS Thuý, việc điều trị dự phòng đúng quy định và trong vòng 48 giờ sau phơi nhiễm có thể giảm được đến 80% khả năng nhiễm HIV (nếu sau 72 giờ, việc điều trị dự phòng không có tác dụng). 
BS Thuý cung cấp thêm, nạn nhân Trần Thị M. (51 tuổi) nằm trong danh sách điều trị do trung tâm quản lý. Lần lấy thuốc mới nhất là ngày 5/6 vừa qua.
Theo nhận định, do được điều trị ARV thường xuyên nên tải lượng virus HIV trong máu sẽ thấp hơn những trường hợp không dùng, khả năng lây nhiễm sẽ thấp hơn.
Theo đó cả 24 trường hợp sẽ được điều trị dự phòng bằng thuốc ARV liên tục trong 28 ngày, sau 3 tháng xét nghiệm lại và sau 6 tháng xét nghiệm lần 2.
Song song đó, các trường hợp này được khuyến cáo không được cho máu, quan hệ tình dục an toàn, thực hành tiêm chích an toàn và không cho con bú cho đến khi loại trừ được tình trạng nhiễm HIV. Đồng thời tư vấn tiêm vắc xin viêm gan B nếu cá nhân chưa bị nhiễm virus viêm gan B.
Cách xử trí khi bị phơi nhiễm
Các tình huống phơi nhiễm HIV chính gồm: Do kim chứa máu của người nhiễm HIV đâm vào; vết thương do dao mổ và các dụng cụ sắc nhọn khác có dính máu hoặc dịch cơ thể của người bệnh; tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc dịch của người bệnh bị vỡ đâm vào; máu, chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da bị tổn thương (chàm, bỏng, viêm loét từ trước) hoặc niêm mạc (mắt, mũi, họng); do người nghi nhiễm HIV cắn; quan hệ tình dục không an toàn.
24 nguoi nghi phoi nhiem HIV khi cuu nguoi phai lam gi?-Hinh-2
 Phơi nhiễm HIV đều có thể xảy ra cả trong và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Quy trình xử lý gồm 7 bước:
- Bước 1: Xử lý vết thương tại chỗ: Rửa ngay vết thương dưới vòi nước; để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương; rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch.
Nếu phơi nhiễm qua niêm mạc mắt: Rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong 5 phút. Dùng vòi rửa mắt khẩn cấp nếu có (thường được trang bị trong các phòng xét nghiệm khẳng định)
Phơi nhiễm qua niêm mạc miệng, mũi: Rửa mũi bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9 % và xúc miệng bằng NaCl 0,9 % nhiều lần.
- Bước 2: Báo cáo người phụ trách và làm biên bản (chú ý ghi đầy đủ ngày, giờ).
- Bước 3: Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo mức độ tổn thương và diện tích tiếp xúc.
Những trường hợp có nguy cơ gồm:
Tổn thương do kim đâm: Nếu là kim nòng rỗng cỡ to, chứa nhiều máu, đâm sâu thì nguy cơ cao hơn là kim nòng nhỏ, chứa ít máu và đâm xuyên nông.
Tổn thương da sâu do dao mổ hoặc các ống nghiệm chứa máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bị vỡ đâm phải.
Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét hoặc xây sát từ trước (thậm chí ngay cả khi không biết có bị viêm loét hay không). Nếu viêm loét hoặc xây sát rộng thì nguy cơ cao hơn.
- Bước 4: Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm.
- Bước 5: Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm. Nếu kết quả xét nghiệm HIV dương tính ngay sau khi phơi nhiễm chứng tỏ người bị phơi nhiễm đã nhiễm HIV từ trước, không phải do phơi nhiễm.
Dừng sử dụng thuốc ARV cho dự phòng sau phơi nhiễm. Tư vấn, chuyển người bị phơi nhiễm đến cơ sở điều trị HIV để được điều trị.
- Bước 6: Tư vấn cho người bị phơi nhiễm.
- Bước 7: Điều trị dự phòng bằng thuốc ARV, càng sớm càng tốt, tối ưu nhất trong vòng 72 giờ.

Thế nào là phơi nhiễm HIV?

(Kiến Thức) - Vừa qua có 18 y bác sĩ bị phơi nhiễm HIV khi mổ cấp cứu. Tôi rất hoang mang trong môi trường bệnh viện còn có thể phơi nhiễm HIV. Vậy thế nào là phơi nhiễm HIV?

Hỏi: Vừa qua có 18 y bác sĩ bị phơi nhiễm HIV khi mổ cấp cứu. Tôi rất hoang mang, trong môi trường bệnh viện còn có thể phơi nhiễm HIV. Vậy thế nào là phơi nhiễm HIV? Tôi thường xuyên đi từ thiện chăm sóc các cháu bé mồ côi có H thì có dễ bị phơi nhiễm không? (Phan Thanh Hương, Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội).
The nao la phoi nhiem HIV?
 

24 người bị nghi phơi nhiễm HIV khi cứu nạn nhân tại Kon Tum

Trong lúc tham gia cứu hộ tai nạn giao thông tại tỉnh Kon Tum, 24 người có thể bị nghi phơi nhiễm HIV vì không hề biết một nạn nhân bị nhiễm HIV.

Chiều ngày 2/7, ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) thông tin, 1 trong 4 nạn nhân tử vong trong vụ 2 xe khách đối đầu tại Kon Tum nhiễm HIV. Tuy nhiên trong quá trình đưa đi cấp cứu và làm nhiệm vụ cấp cứu, 17 y bác sỹ và 7 người dân đã tiếp xúc trực tiếp với máu của người này mà không biết nên đã không thực hiện phòng hộ, nghi phơi nhiễm HIV.
24 nguoi bi nghi phoi nhiem HIV khi cuu nan nhan tai Kon Tum
Sau vụ va chạm, một trong hai chiếc xe đã bẹp dúm dó phần đầu. Ảnh báo Kon Tum. 
Trước sự việc này, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đề nghị Sở Y tế Komtum ngay lập tức báo cáo vụ việc bằng văn bản về Cục. Đồng thời yêu cầu các phòng chức năng của Cục như phòng truyền thông, phòng điều trị, phòng giám sát – xét nghiệm khẩn trương liên hệ với Sở Y tế tỉnh Kon Tum để triển khai gấp nhiều đầu việc. Trong đó hướng dẫn địa phương tiến hành tư vấn, sàng lọc và cấp thuốc ARV miễn phí điều trị phơi nhiễm HIV ngay cho những người có liên quan đến ca cấp cứu người nhiễm HIV theo quy định. Phòng giám sát – xét nghiệm hướng dẫn việc tiệt trùng, xử lý, mai táng người nhiễm và các vật dụng liên quan.
Cục Phòng, chống HIV/AIDS cũng yêu cầu Sở Y tế Kon Tum tổ chức thăm hỏi, động viên những người dân và các cán bộ y tế đã tích cực, dũng cảm tham gia cấp cứu người bị nạn. Trường hợp đặc biệt lấy xe gia đình chở người đi cấp cứu như báo chí đưa thì cần có ưu tiên đặc biệt để động viên, khen thưởng.
Trước đó vào khoảng 12h ngày 30/6/2017, tại Km1522 thuộc đường Hồ Chí Minh (đoạn qua xã Đăk Hrinh, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum), chiếc xe khách 16 chỗ mang BKS 82B - 002.45 của nhà xe Vạn Thành lưu thông theo hướng từ huyện Đắk Tô về TP Kon Tum đã đâm vào xe khách mang BKS 82B-002.23 của nhà xe Mạnh Tiến lưu thông hướng ngược lại. .Cú tông trực diện khiến 2 xe biến dạng, 2 người tử vong tại chỗ, 2 người tử vong sau 1 ngày điều trị tại BV đa khoa tỉnh Kon Tum và hơn 10 người khác bị thương
Liên quan đến thông tin về các bệnh nhân của vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng này, ông Trần Minh Tuấn- Trưởng phòng Tổ chức cán bộ (Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum) cho biết, hiện nay còn 2 nạn nhân bị thương nặng là Vũ Thị Hương (21 tuổi, ở huyện Chư Pảh, tỉnh Gia Lai) và Nguyễn Thị Phương (19 tuổi, ở thôn 4, xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum) đang được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc nhưng đã qua cơn nguy kịch.
24 nguoi bi nghi phoi nhiem HIV khi cuu nan nhan tai Kon Tum-Hinh-2
 Các y bác sĩ  đang tích cực cấp cứu cho các nạn nhân của vụ tai nạn tham khốc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum. Ảnh báo Kon Tum

BS Phạm Thị Nguyệt - Khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum) cho biết: Trong 2 trường hợp nặng đang điều trị tại khoa, nạn nhân Hương bị đứt động mạch dưới xương đòn, gãy xương đòn, gãy xương cánh tay phải đã qua cơn nguy kịch và đã tỉnh. Còn nạn nhân Phương bị chấn thương sọ não, dù đã qua cơn nguy kịch nhưng vẫn còn lơ mơ. Chúng tôi vẫn đang tích cực điều trị.

Ngoài ra, còn 5 nạn nhân khác của vụ tai nạn này đang được điều trị ở Khoa Ngoại chấn thương, 1 người điều trị ở Khoa Tai mũi họng và 1 người đã xin xuất viện về Quảng Nam.