23 dự án của Hà Nội vào danh sách thanh tra quỹ đất xây nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội vừa gửi Thanh tra Bộ Xây dựng danh sách 23 dự án nhà ở thương mại, nhà ở, khu đô thị thuộc diện thanh tra việc dành 20% quỹ đất dự án để xây nhà ở xã hội.

Trong danh sách có 7 dự án nhà ở thương mại, nhà ở: Khu tái định cư Đông Hội, Đông Anh (17,42 hecta), nhóm nhà ở Tây Nam Mễ Trì (18,67 hecta), khu nhà ở văn phòng, nhà trẻ 622 Minh Khai, khu nhà ở Tây Mỗ (22,66 hecta), nhóm nhà ở Đông Nam đường Lê Văn Lương kéo dài (9,17 hecta), khu nhà ở Minh Đức (173,56 hecta), khu nhà ở xã Uy Nỗ, Đông Anh (85,84 hecta).

Ngoài ra còn có 16 dự án khu đô thị thuộc diện thanh tra, rà soát việc dành quỹ đất xây nhà ở xã hội: khu đô thị Nam đường vành đai 3, khu đô thị Thịnh Liệt, khu đô thị HUD Sơn Tây, khu đô thị mới CEO Mê Linh, khu đô thị mới Đại Kim, khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh, khu đô thị Gia Lâm…

23 du an cua Ha Noi vao danh sach thanh tra quy dat xay nha o xa hoi

Dự án Park City (Hà Đông, Hà Nội) quy mô hơn 77 ha được “miễn” quỹ đất 20% xây NƠXH.

Liên quan đến quỹ đất dành cho nhà ở xã hội, pháp luật hiện nay quy định chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị, không phân biệt quy mô diện tích đất tại các đô thị từ loại 3 trở lên phải dành quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội; cho phép chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị có quy mô sử dụng đất dưới 10ha được lựa chọn hình thức dành quỹ đất, quỹ nhà hoặc nộp bằng tiền khi thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội.

Tuy nhiên, trên thực tế khi thực hiện quy định này có nhiều bất cập bởi hầu hết chủ đầu tư đều lựa chọn và các địa phương cũng cho phép dự án dưới 10ha được thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội bằng hình thức nộp tiền. Tuy nhiên số tiền này lại không được các địa phương sử dụng để phát triển nhà ở xã hội.

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 1/4/2021 để thay thế cho Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về việc phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Một trong những thay đổi đáng ghi nhận tại Nghị định 49 là tránh được tình trạng chủ đầu tư lách luật để "né" việc dành quỹ đất 20% tại dự án cho phát triển nhà ở xã hội.

Loạt khu vực ở Hà Nội ‘sốt đất’: Mua bán chủ yếu giữa các nhà đầu cơ

Việc đô thị hóa mạnh ở Sơn Tây, Hòa Lạc, Thạch Thất, Hoài Đức… đã đẩy giá đất làng xã khu vực này lên mức 25-30 triệu đồng/m2, tăng so với năm 2019 khoảng 50%. Tuy nhiên, theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, dù tăng giá nhưng hiện tượng giao dịch thực diễn ra không nhiều mua bán chủ yếu qua lại giữa các nhà đầu cơ với nhau.

Đánh giá thị trường bất động sản tại Hà Nội năm 2020, ông Nguyễn Văn Đính – Phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) cho biết, trong năm quan thị trường xuất hiện sự chuyển dịch đầu tư vào thị trường bất động sản từ các ngành kinh tế khác, làm tăng lực cầu đầu tư trong ngắn hạn. Điều này đã làm thị trường bất động sản nóng lên ở một số khu vực nông thôn, vùng chuẩn bị lên quận.

Cụ thể, theo thống kê của VARs, đối với khu vực đất đai trong khu dân cư hiện hữu, việc đô thị hóa mạnh các vùng Sơn Tây, Hòa Lạc, Thạch Thất, Hoài Đức… đã đẩy giá đất trong làng xã khu vực này lên mức 25-30 triệu đồng/m², tăng so với năm 2019 khoảng 50%. Trong khi đó, các vùng như Đông Anh, Gia Lâm, Long Biên cũng tăng khoảng 20-30% so với năm 2019.

Vì sao Hà Nội đấu giá lại hàng loạt lô đất liền kề với giá khởi điểm 9 triệu đồng/m2?

Huyện Mê Linh (Hà Nội) phải tổ chức đấu giá lại hàng loạt lô đất liền kề đã hủy kết quả trúng đấu giá tại mộ số khu đất là do khi đấu giá nhiều nhà đầu cơ trả giá cao, nhưng sau đó không tìm được người mua nên đành bỏ cọc, hủy giao dịch.

Trao đổi với PV, đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh (Hà Nội) cho biết, lý do tổ chức đấu giá lại hàng loạt lô đất liền kề đã hủy kết quả trúng đấu giá tại một dự án đấu giá trên địa bàn do người trúng đấu giá trước đó bỏ cọc.

Theo vị này, trên địa bàn huyện có 3 dự án đấu giá có nhiều trường hợp trúng đấu giá quyền SDĐ nhưng bỏ cọc. Cụ thể, tại dự án đấu giá thôn Ngự Tiền (xã Thanh Lâm) có 10 thửa đất bỏ cọc; dự án tại điểm X2, thôn Văn Lôi (xã Tam Đồng) có 5 thửa đất bỏ cọc; dự án tại điểm X3 (xã Tam Đồng) cũng có trường hợp bỏ cọc; điểm đấu giá thôn Phú Mỹ (xã Tự Lập) có 7 trường hợp bỏ cọc.... Ngoài ra có 1 số trường hợp huyện đang xác minh lại thời gian nộp cọc sau khi có kết quả trúng đấu giá.

Công ty mới thành lập được 1 năm muốn tài trợ lập quy hoạch khu dân cư thị trấn Di Linh 200 ha

(Vietnamdaily) - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản chỉ đạo giải quyết đề nghị của Công ty TNHH Hoàng Huy Lộc về đề xuất nghiên cứu, khảo sát, tài trợ kinh phí lập quy hoạch tại thị trấn Di Linh, huyện Di Linh.

Trước đó ngày 12/1, Công ty TNHH Hoàng Huy Lộc có văn bản gửi UBND tỉnh Lâm Đồng về việc xin chủ trương và tài trợ kinh phí lập quy hoạch phân khu 2 xây dựng tỷ lệ 1/500 tại thị trấn Di Linh, huyện Di Linh.

Công ty  cho biết, khu vực thị trấn Di Linh có tiềm năng phát triển nhưng hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa đảm bảo quy hoạch. Do đó, Công ty đề xuất UBND tỉnh chấp thuận chủ trương lập quy hoạch phân khu 2 xây dựng tỷ lệ 1/500 tại tổ dân phố 1,2,3 và 4 thị trấn Di Linh với quy tích khoảng 200 ha.