20 năm cô đơn bên người chồng như khách trọ cùng nhà

Sống với người chồng vô tâm, lần nào có chuyện gì, chị cũng đành cho qua để bao biện cho sự vô tâm ở anh. Chị lặng lẽ gánh hết những buồn tủi, cô đơn trong gần 20 năm hôn nhân của mình. Thế nhưng, điều đó chỉ tạo điều kiện cho anh vô tâm hơn.

20 nam co don ben nguoi chong nhu khach tro cung nha
Chị vốn là người "thẳng như ruột ngựa" và luôn yêu cầu mọi sự rõ ràng. Vậy mà hôn nhân khiến chị phải "lừa dối" chính bản thân mình.

Trước kia, chị không bao giờ chấp nhận được sai trái của người thân. Nhưng với sai trái của chồng, với những lần bị chồng lừa dối, chị đều phải bao biện cho những việc không đúng ấy và tự mình vượt qua.

Khúc mắc của hai vợ chồng không bao giờ có cái kết rõ ràng khiến chị "ôm" những bất bình, ấm ức trong lòng. Lúc nào chị cũng tự biện minh cho mọi chuyện để có cớ "trụ" lại trong cuộc hôn nhân mang lại cho chị chằng chịt tổn thương.

"Kẻ thù" trong cuộc hôn nhân của chị là sự vô tâm của chồng. Anh không bao giờ để ý đến thái độ, cảm xúc của vợ, không biết vợ vui hay buồn, không biết trong lòng vợ nghĩ gì. Anh cũng không có thói quen quan tâm, chia sẻ với vợ. Thế nên, trong chị lúc nào cũng khao khát sự thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia.

Trong chị luôn có khoảng trống mênh mông mà những bận rộn của cuộc sống hôn nhân không thể nào lấp đầy. Lúc nào chị cũng thấy mình bơ vơ, trơ trọi, cô đơn với người chồng "đồng sàng dị mộng".

Chị cứ một mình gánh gồng mọi chuyện trong gia đình. Chị cứ mang những suy tư chồng chất mà không biết trải lòng cùng ai. Hai vợ chồng sống bên nhau nhưng sự im lặng bao phủ quanh họ. Chị có cảm giác chồng chẳng khác gì khách trọ cùng nhà.

Bức tường vô hình khiến khoảng cách của họ ngày càng cách xa. Anh không cảm thấy mình phải có trách nhiệm với sự im lặng của vợ. Anh không biết người vợ của mình cần gì, muốn gì. Anh không cần biết người phụ nữ bên cạnh mình đã phải nỗ lực, cố gắng vun vén cho mái ấm vẹn tròn thế nào.

Sau một hành trình ở bên nhau nhưng không đi cùng nhau, chị cảm thấy cạn kiệt cảm xúc, mất hết động lực để tiếp tục cùng anh vượt qua khó khăn. Anh không phản bội chị, không đánh đập chị nhưng cách anh đối xử với chị còn hơn cả bạo lực. Nói chính xác hơn, chị cảm thấy bị "bạo lực" về tinh thần.

Anh là chồng nhưng không khác gì người dưng, đứng ngoài cuộc đời chị. Chị cảm thấy không đủ sức để mạnh mẽ nữa, để tự bảo vệ mình khi nỗi buồn tủi ngày một chồng chất.

Bố chồng nhập viện, tôi chết điếng khi thấy cọc tiền trên bàn

3 năm làm dâu, tôi thấy mình luôn cố gắng hiếu thảo với bố mẹ, ân cần và nhẫn nhịn chồng. Ấy thế mà giờ cả gia đình họ "lật bài ngửa" với tôi.

Tôi đến với Thành khi anh vừa chia tay người yêu cũ. Hồi đầu, tôi hay bị tủi thân vì anh vẫn nhớ nhung cô ta, rồi cảm giác coi tôi chỉ là tạm bợ, lấp chỗ trống. Nhưng vì yêu đơn phương Thành đã lâu, tôi chấp nhận với hy vọng ngày nào đó anh sẽ nhận ra tình cảm của mình. Nghĩ lại, tôi thấy mình khá ngây thơ!

Phụ nữ độc thân là công chúa, cưới chồng vô tâm thành người hầu

Phụ nữ lấy chồng, vì tình yêu mà từ bỏ căn nhà quen thuộc, từ bỏ sự yêu thương, an toàn nhất để nguyện gắn bó với chồng. Nếu gặp phải người chồng vô tâm, cuộc đời họ sẽ khổ vô cùng.

Cái khổ nhất của người phụ nữ chính là cưới nhầm một người chồng vô tâm. Bởi ngay khi bước chân vào ngưỡng cửa nhà chồng, người con gái từ nàng công chúa tự khắc biến thành người hầu. Trước kia được cha mẹ cưng chiều, nâng niu bao nhiêu, bây giờ phải nai lưng ra phục vụ chồng và gia đình chồng. Phụ nữ không muộn phiền vì những trách nhiệm hay bổn phận nhưng điều đau lòng nhất chính là sự hời hợt và ích kỷ của chồng trong chính cuộc hôn nhân của mình.
Phu nu doc than la cong chua, cuoi chong vo tam thanh nguoi hau
Cưới nhầm chồng vô tâm, cuộc đời phụ nữ chẳng được mấy ngày vui - Ảnh minh họa: Internet 
Phụ nữ lấy chồng, ai cũng thừa nhận khoảng thời gian ở với cha mẹ là sung sướng nhất. Cuộc sống ngày chưa chồng thanh thản và sung sướng biết bao nhiêu. Dù nhà cao cửa rộng hay chẳng dư dả gì thì đứa con gái chính là báu vật của cha mẹ. Ai cũng dành tình yêu thương to lớn cho máu mủ của mình. Ngày con gái lấy chồng, chính người mẹ sẽ hiểu cuộc đời con mình sẽ khác. Bước vào nhà chồng, bao nhiêu nỗi lo toan và bổn phận phải gánh vác. Ở với cha mẹ mệt quá thì nằm nghỉ, lười biếng thì cho mình cái quyền được hoãn công việc nhà. Sự thoải mái và cảm giác được bao bọc mà không nơi nào có thể cho người đàn bà giống như sống với ba mẹ ruột.