18 số điện thoại lừa đảo đầu 024, tuyệt đối không được nhấc máy

Khi thấy những số điện thoại này gọi đến, người dân không nên bắt máy. Sau đó, người dùng điện thoại có thể chặn các số điện thoại lừa đảo để tránh bị chiếm đoạt tài sản hoặc bị làm phiền.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, trong bối cảnh tội phạm công nghệ cao ngày càng gia tăng, hình thức mạo danh cơ quan Nhà nước để lừa đảo qua điện thoại đã trở thành vấn đề nghiêm trọng. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến người dân mà còn tác động đến nhiều doanh nghiệp.
Chiêu thức lừa đảo tinh vi
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Tĩnh, những số điện thoại có đầu số +024 là lừa đảo là: 02439446395, 02499950060, 02499954266, 0249997041, 02444508888, 02499950412, 0249997037, 02499997044, 02499950212, 02499950036, 0249997038, 0249992623, 0249997035, 0249994266, 02499985212, 0245678520, 02499985220, 0249997044…Theo đó, người dân tuyệt đối không gọi lại và chặn số ngay.
Đặc biệt, các cuộc gọi giả danh cơ quan nhà nước, công ty tài chính, hoặc thông báo nhận thưởng thường sử dụng các đầu số lừa đảo này để gây hoang mang và chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.
18 so dien thoai lua dao dau 024, tuyet doi khong duoc nhac may
Người dân nên cảnh giác các cuộc gọi có đầu số lạ. Ảnh minh họa  
Anh L (SN 2006; trú tại Cầu Giấy, Hà Nội) nhận được cuộc gọi với số điện thoại lạ của một đối tượng tự xưng là cán bộ Công an thông báo anh có liên quan đến vụ án hình sự. Đối tượng yêu cầu anh chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng để phục vụ công tác điều tra. Do không nắm được thủ đoạn giả danh Công an để lừa đảo, anh L đã chuyển 300 triệu đồng cho đối tượng. Sau đó, phát hiện mình bị lừa nên anh đã đến cơ quan Công an trình báo.
Trong một trường hợp khác, ông LV.M (trú tại Hà Nội) nhận được một cuộc điện thoại lạ tự xưng là nhân viên nhà mạng Viettel, thông báo với ông M về việc nợ cước viễn thông, đồng thời yêu cầu ông đóng khoản tiền hơn 10 triệu đồng để chấm dứt khoản nợ.
Khi ông M thắc mắc về khoản tiền quá lớn, đối tượng đưa ra hàng loạt các lý do như gọi điện nước ngoài... Thậm chí, đối tượng còn đe dọa ông nếu không thanh toán đầy đủ số tiền trong vòng 24 giờ sẽ cắt thuê bao và gửi đơn kiện, đồng thời sẽ có công an gọi điện đến để xác minh. Tuy nhiên, vì được cảnh báo kịp thời, ông M đã không sập bẫy đối tượng, đồng thời trình báo công an về sự việc trên.
Tỉnh táo xác nhận, tránh "mất tiền oan"
Trước vấn nạn này, Cục cảnh sát giao thông (CSGT) cảnh báo người dân không nên cung cấp thông tin cá nhân qua điện thoại, đặc biệt khi người gọi tự nhận là nhân viên của các cơ quan Nhà nước. Theo CSGT, không có cơ quan chức năng nào yêu cầu người dân nộp phạt hay xử lý vi phạm qua cuộc gọi điện thoại. Các trường hợp nghi ngờ nên được báo ngay đến các trụ sở CSGT địa phương.
Công an TP. Hà Nội khuyến nghị người dân cẩn trọng với các cuộc gọi thông báo "phạt nguội", "nợ tiền", hoặc "đăng ký tài khoản định danh". Những cuộc gọi này thường lợi dụng sự thiếu hiểu biết và tâm lý lo sợ của nạn nhân để trục lợi. Đại diện Công an TP. Hà Nội nhấn mạnh rằng mọi thông báo chính thức đều được gửi qua văn bản hoặc các kênh chính thức.
Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công An nhấn mạnh rằng các hành vi lừa đảo qua điện thoại ngày càng tinh vi, bao gồm cả việc giả mạo đầu số đáng tin cậy. Đại diện Cục cho biết: "Người dân cần xác minh thông tin thông qua các kênh chính thống trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào." Cục cũng khuyến nghị tăng cường sử dụng các phần mềm bảo mật và thường xuyên kiểm tra tài khoản ngân hàng để phát hiện sớm các giao dịch bất thường.
Hiệp hội an ninh mạng quốc gia khuyến khích sử dụng các phần mềm bảo mật như nTrust để phát hiện mã độc và ngăn chặn các nguy cơ lừa đảo. Ngoài ra, cần tuyệt đối không nhấp vào các đường link lạ được gửi qua tin nhắn hoặc email. Hiệp hội cũng cho biết họ đang phối hợp với các cơ quan chức năng để nâng cao nhận thức cộng đồng về các mối đe dọa an ninh mạng.
18 so dien thoai lua dao dau 024, tuyet doi khong duoc nhac may-Hinh-2
Người dân có thể tải miễn phí phần mềm nTrust về điện thoại. (Ảnh: Báo Công an Nhân Dân). 
Ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Công nghệ, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia – NCA: "Tội phạm công nghệ cao đang khai thác các lỗ hổng trong nhận thức của người dân và doanh nghiệp. Chúng ta cần tăng cường giáo dục cộng đồng và áp dụng các công cụ phát hiện lừa đảo tiên tiến hơn." Ông cũng khuyến cáo việc nâng cao năng lực pháp lý và phối hợp quốc tế để đối phó với các tổ chức tội phạm sử dụng công nghệ cao.
Thời gian qua, Bộ Thông Tin Và Truyền Thông (TT&TT) đã triển khai dịch vụ định danh cuộc gọi (Voice Brandname) cho 732 số điện thoại thuộc cơ quan nhà nước. Khi nhận cuộc gọi từ những số đã được định danh, người dân sẽ thấy tên cơ quan hiển thị trực tiếp, giúp giảm nguy cơ bị lừa đảo. Bộ cũng cảnh báo, nếu nhận cuộc gọi từ các đầu số như +03, +05, +07, +08, +09 nhưng không hiển thị tên định danh, người dân nên thận trọng và không thực hiện theo yêu cầu từ các cuộc gọi này.
18 so dien thoai lua dao dau 024, tuyet doi khong duoc nhac may-Hinh-3
Cuộc gọi Voice Brandname sẽ hiển thị tên thương hiệu hay nhãn hàng tại máy nhận cuộc gọi. Cuộc gọi đến máy khách hàng sẽ hiển thị tên nhãn hàng thay vì số điện thoại như thông thường. (Ảnh: Báo Công An Nhân Dân) 
Theo Thông tư 01/2006/TT-BCA(C11), nghiêm cấm Điều tra viên gọi điện thoại hoặc thông qua người khác để yêu cầu người được triệu tập đến làm việc mà không có giấy triệu tập hoặc giấy mời. Do vậy, việc Công an triệu tập qua tin nhắn, qua việc gọi điện thoại hoặc thông qua người khác đều không có khả năng xảy ra.
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng Văn phòng luật sư Kết Nối (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cảnh báo người dân cần lưu ý cơ quan Công an không xử lý các vụ việc bằng hình thức online, tất cả được giải quyết tại trụ sở. Vì vậy, nếu phát hiện ra trường hợp giả danh công an, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an để nhanh chóng xác minh, ngăn chặn và xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.
Phần lớn hình thức lừa đảo trực tuyến này nhắm tới việc chiếm đoạt tài sản. Do đó, khi người dân nhận được các cuộc gọi liên quan đến các nội dung về tài chính thì nên tỉnh táo xác nhận thêm.
Đối với các đối tượng sử dụng thủ đoạn trên để chiếm đoạt tài sản tùy từng tính tiết, mức độ hành vi có thể bị xử lý hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 với mức phạt cao nhất của tội danh này lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.
18 so dien thoai lua dao dau 024, tuyet doi khong duoc nhac may-Hinh-4
Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng Văn phòng luật sư Kết Nối (Đoàn luật sư TP Hà Nội). 
Vấn nạn lừa đảo qua điện thoại đang đặt ra thách thức lớn cho cơ quan chức năng và người dân. Việc nâng cao nhận thức và cảnh giác là chìa khóa để bảo vệ tài sản và thông tin cá nhân. Đừng để sự thiếu cảnh giác biến bạn thành nạn nhân tiếp theo của những chiêu trò tinh vi này.
Cách tra cứu số điện thoại lạ gọi đến để tránh bị lừa đảo
Gọi lên tổng đài chăm sóc khách hàng
Nhà mạng Mobifone
Tổng đài 900 nhấn phím 4 để kiểm tra số điện thoại của bản thân (miễn phí).
Tổng đài CSKH MobiPhone: 9090 (giá cước mỗi phút là 200đ/phút đối với thuê bao trả trước, trả sau miễn phí cước gọi).
Nhà mạng VinaPhone
Gọi lên số 900, nhấn phím 4 (áp dụng cho thuê bao trả trước).
Số hotline 9191 hoặc 18001091 (áp dụng cho tất cả thuê bao).
Nhà mạng Vietnamobile
Gọi số 123 là số của tổng đài chăm sóc khách hàng Vietnamobile.
Gọi số 789 là số của tổng đài chăm sóc dịch vụ Vietnamobile.
Nhà mạng Viettel
Tổng đài hỗ trợ khách hàng Viettel: 18008098 và 198 (gặp tổng đài viên hỗ trợ).
Tổng đài thông tin về sản phẩm dịch vụ: 197 (trả lời tự động).
Ngoài ra, khi nhận được cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, mọi người có thể thực hiện phản ánh tới đầu số 156 thông qua hai hình thức: Gửi Tin nhắn hoặc Gọi điện tới đầu số 156.

Tinh vi chiêu trò tấn công mạng dưới hình thức “Scam-Yourself” tự lừa đảo

Các chuyên gia công nghệ đang lên tiếng cảnh báo một thủ đoạn lừa đảo khiến nạn nhân vô tình trở thành "đồng phạm" xâm nhập thiết bị của chính mình.

Tinh vi chieu tro tan cong mang duoi hinh thuc “Scam-Yourself” tu lua dao

Mới đây, Công an tỉnh Long An đã cảnh báo người dân về sự gia tăng của các cuộc tấn công mạng dưới hình thức "Scam-Yourself" (tự lừa đảo) trong năm 2024.

Tinh vi chieu tro tan cong mang duoi hinh thuc “Scam-Yourself” tu lua dao-Hinh-2

Cơ quan Công an cho biết, đây là hình thức tin tặc sử dụng các chiêu trò tinh vi nhằm đánh lừa người dùng, khiến họ vô tình trở thành "đồng phạm" trong việc xâm nhập thiết bị của chính mình. Ảnh: The Conversation

Tinh vi chieu tro tan cong mang duoi hinh thuc “Scam-Yourself” tu lua dao-Hinh-3

Một số chiêu thức phổ biến bao gồm: - Hacker đăng tải các video hướng dẫn giả mạo trên YouTube, hứa hẹn cung cấp phần mềm trả phí miễn phí, nhưng thực chất chứa mã độc. Ảnh: Tuệ Minh

Tinh vi chieu tro tan cong mang duoi hinh thuc “Scam-Yourself” tu lua dao-Hinh-4

 Lừa đảo ClickFix: Nạn nhân bị lừa đưa ra các giải pháp kỹ thuật giả mạo, sau đó bị dụ dỗ sao chép và dán mã độc vào hệ thống. Trên ảnh là hình thức một mã độc được làm thành hướng dẫn yêu cầu người dùng tự khởi chạy thông qua cửa sổ câu lệnh Windows Terminal.
Tinh vi chieu tro tan cong mang duoi hinh thuc “Scam-Yourself” tu lua dao-Hinh-5
CAPTCHA giả mạo: Hacker sử dụng CAPTCHA giả để lừa đảo người dùng nhập mã độc vào hệ thống. McAfee đã bóc mẽ đằng sau nó ẩn chứa một mã độc mà người dùng làm theo sẽ khởi chạy thông qua lệnh Windows+R. Ảnh: McAfee
Tinh vi chieu tro tan cong mang duoi hinh thuc “Scam-Yourself” tu lua dao-Hinh-6Cập nhật giả mạo: Tin tặc gửi các bản cập nhật giả mạo chứa mã độc, khiến người dùng lầm tưởng đó là bản cập nhật chính thức. Người dùng vốn được khuyên thường xuyên update phần mềm để phòng tấn công vì vậy lại mắc bẫy chiêu lừa này. Chúng thường tự dưng xuất hiện trên cửa sổ trình duyệt. Ảnh: Tuệ Minh
Tinh vi chieu tro tan cong mang duoi hinh thuc “Scam-Yourself” tu lua dao-Hinh-7

Cảnh báo máy nhiễm virus giả mạo: Ban đầu kỹ thuật này được dùng cho việc quảng cáo tải các ứng dụng mới ra mắt chưa có tên tuổi tăng số lượt người tải. Dần về sau, kẻ lừa đảo sử dụng nó để lừa nạn nhân tự tải về và cài đặt một phần mềm chứa mã độc được chuẩn bị sẵn. Ảnh: Tuệ Minh

 Tinh vi chieu tro tan cong mang duoi hinh thuc “Scam-Yourself” tu lua dao-Hinh-8

Ngoài ra, các cuộc tấn công bằng phần mềm độc hại đánh cắp dữ liệu và ransomware cũng gia tăng mạnh, đặc biệt trên thiết bị di động với sự xuất hiện của nhiều loại phần mềm gián điệp mới có khả năng đánh cắp thông tin thẻ ngân hàng như số thẻ, mã CVV, mã PIN và mật khẩu. Ảnh: NCA

Tinh vi chieu tro tan cong mang duoi hinh thuc “Scam-Yourself” tu lua dao-Hinh-9

Do đó, cơ quan Công an khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác, không làm theo các hướng dẫn, CAPTCHA hay bản cập nhật không rõ nguồn gốc. Người dân cần thường xuyên theo dõi các hướng dẫn cảnh báo từ Cục An toàn thông tin để nắm bắt, nhận diện các thủ đoạn này. Ảnh: ais.gov.vn

Mời độc giả xem thêm video "HACKER đã học viết VIRUS như thế nào?"


Xem bói, giải hạn online đầu xuân, khóc ròng vì sập bẫy lừa đảo

Dịp đầu năm, nhu cầu xem bói, giải hạn gia tăng, kéo theo sự bùng nổ của các dịch vụ bói toán online. Lợi dụng tâm lý lo lắng của nhiều người, không ít kẻ xấu đã sử dụng chiêu trò tinh vi để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Chiêu trò lừa đảo núp bóng tâm linh

Facebook cảnh báo chiêu trò lừa đảo trước thềm Lễ Tình nhân 14/2

Công cụ AI miễn phí giúp kẻ lừa đảo tạo danh tính giả thuyết phục, từ giọng nói, biểu cảm đến video gọi điện, khiến việc phát hiện gian lận trở nên khó khăn.

Facebook canh bao chieu tro lua dao truoc them Le Tinh nhan 14/2
 Facebook cảnh báo lừa đảo tình cảm đang gia tăng trước Lễ Tình nhân Valentine, kẻ gian giả danh quân nhân hoặc người nổi tiếng để chiếm đoạt tài sản. (Ảnh: timesofindia)