11 công dụng tuyệt vời của rau thơm có thể bạn chưa biết

Các loại rau thơm không chỉ làm cho món ăn thêm hấp dẫn mà còn góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ tăng cường sức khỏe, phòng và chữa bệnh.

Các loại rau thơm (húng láng, mùi tàu, ngò, thì là, kinh giới, bạc hà, hành tươi…) khá quen thuộc trong mâm cơm của các gia đình Việt. Theo TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, hầu hết các loại rau thơm đều có chứa các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như sắt, canxi, magie, vitamin A, C, phốt pho, kẽm, đồng, manga…

Nhờ vào các thành phần này, các loại rau thơm có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe và giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Cụ thể, công dụng của rau thơm như sau:

1. Tăng cường sức khỏe tâm lý

TS.BS Sơn thông tin, nhiều nghiên cứu cho biết ăn các loại thảo dược có thể cải thiện chức năng nhận thức. Các loại rau có mùi thơm cũng giúp cải thiện trí nhớ, chống lại các bệnh não nghiêm trọng bao gồm cả Alzheimer.

11 cong dung tuyet voi cua rau thom co the ban chua biet

Rau thơm được người Việt sử dụng trong bữa ăn hằng ngày. Ảnh: MH

2. Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Sử dụng rau mùi tây và một số loại rau thơm khác được cho là có thể hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư. Rau mùi tây chứa lượng apigenin rất cao, có thể làm giảm cơ hội phát triển của tế bào ung thư và khối u trong cơ thể người.

Bên cạnh đó, apigenin cũng có thể góp phần ngăn chặn sự hình thành các mạch máu mới. Điều này ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.

3. Rau thơm tăng cường nhu động ruột

Tiêu thụ các loại rau thơm, đặc biệt là bạc hà có thể làm giảm các cơn đau và kích thích ở ruột và đại tràng. Sử dụng rau thơm thường xuyên được cho là có thể cải thiện tình trạng hội chứng ruột kích thích.

4. Đặc tính chống viêm

Các loại rau thơm, thảo mộc có tác dụng chống viêm, giảm đau và hỗ trợ điều trị viêm đau khớp. Ngoài ra, các loại thảo mộc cũng góp phần ngăn sự hình thành của các chất chống viêm, giảm sưng đau và hạn chế các yếu tố gây tổn thương để cơ thể.

5. Giàu chất chống oxy hóa

Húng quế và các loại rau thơm khác chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên. Do đó, hãy thêm một ít rau thơm, đặc biệt là húng quế vào công thức nấu ăn hằng ngày. Chất chống oxy hóa có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe và chống lại một số bệnh lý nhất định.

6. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Hệ thống miễn dịch có trách nhiệm tiêu diệt các loại vi khuẩn và vi trùng có thể gây nhiễm trùng, làm hại cơ thể. Các loại rau thơm thường có thể hỗ trợ cơ thể điều trị các vấn đề nhiễm trùng như cảm lạnh, cúm, viêm nhiễm dạ dày, chướng bụng khó chịu ở dạ dày, ho, sổ mũi, chán ăn…

7. Tốt cho tim mạch

Húng quế đặc biệt tốt cho bệnh nhân tim mạch khi chứa các chất chống viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ có thể hỗ trợ điều trị bệnh và các biến chứng khác nhau của bệnh tim mạch.

Một số nghiên cứu cho biết, tiêu thụ tinh dầu húng quế thường xuyên cũng có thể làm giảm cholesterol, hạ đường huyết.

8. Kháng khuẩn và chống nấm

Các loại rau thơm thường có đặc tính kháng khuẩn, chống nấm, chống lại nhiễm trùng do thực phẩm, bệnh lý và dị ứng. Do đó, người thường bị dị ứng thực phẩm, bệnh dị ứng có thể thêm rau thơm vào công thức nấu ăn hằng ngày để hỗ trợ cải thiện bệnh.

9. Hỗ trợ giảm đau

TS.BS Sơn cho biết thêm, việc tiêu thụ các loại thảo mộc có thể làm giảm đau nhức bao gồm viêm đau khớp. Bên cạnh đó, các loại rau thơm cũng được sử dụng phổ biến để cải thiện các cơn đau. Ví dụ ở Trung Quốc, bạc hà được sử dụng để điều trị đau bụng kinh, cải thiện tình trạng đau dạ dày.

10. Hỗ trợ cải thiện vấn đề cảm xúc, chống trầm cảm

Các loại rau thơm, thảo mộc có thể được sử dụng để điều trị các vấn đề về cảm xúc và chống trầm cảm. Mùi thơm của các loại thảo mộc như bạc hà, húng quế được cho là có thể làm giảm căng thẳng, làm dịu tâm trạng và ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng.

11. Hỗ trợ sức khỏe của xương

Tiêu thụ các loại rau thơm có thể cải thiện sức khỏe của xương khớp bằng cách giảm viêm, sưng và nhiễm trùng. Bên cạnh đó, các loại rau như mùi tây, húng quế chứa nhiều canxi, có thể duy trì sức khỏe răng, xương và cột sống.

“Các loại rau thơm mang lại nhiều công dụng hỗ trợ và bảo vệ sức khỏe. Do đó hãy kết hợp các loại rau thơm vào công thức nấu ăn để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các vấn đề y tế khác nhau”, TS.BS Sơn cho biết thêm.

11 cong dung tuyet voi cua rau thom co the ban chua biet-Hinh-2

Rửa rau sống thế nào cho đúng?Rau sống là món ăn khoái khẩu của không ít gia đình. Tuy nhiên, nếu không được chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh, món ăn này sẽ gây nhiều bệnh cho người sử dụng.

Bếp là kho tài lộc của gia đình: Trồng 5 loại cây này trong bếp để gia đạo êm ấm

Những loại cây này không chỉ giúp không gian bếp thêm xanh mát mà còn mang theo ý nghĩa tốt cho phong thủy của căn nhà.

Cây hương thảo

Cây hương thảo là một loại cây gia vị thường được trồng trong bếp. Cây có mùi hương dễ chịu và có thể lan tỏa khắp căn phong. Hương thảo cũng được dùng làm gia vị trong nấu ăn. Chúng còn có tác dụng hạn chế những loại côn trùng như ruồi, muỗi vào trong bếp, giữ cho không gian bếp luôn thơm mát, sạch sẽ...

Dấu hiệu phát hiện dậy thì sớm ở trẻ, cha mẹ đừng bỏ qua

Bé gái có kỳ kinh nguyệt mới được xem là bước vào tuổi dậy thì. Tuy nhiên, thời điểm bé gái dậy thì được tính từ khi trẻ phát triển về tuyến vú.

Nhận thấy con gái 8 tuổi có những dấu hiệu khác thường so với bạn cùng tuổi, chị Hoài Anh (ở Hà Nội) không khỏi lo lắng. Ban đầu thấy con cao lớn, phổng phao, chị cho rằng con chỉ đang phát triển sớm hơn bạn nhưng trước những dấu hiệu như ngực phát triển, mặt bắt đầu có mụn trứng cá…chị vô cùng băn khoăn, không biết liệu dấu hiệu đó có phải con đang dậy thì sớm?

Theo Ths.Bs Phạm Như Quỳnh, nguyên bác sĩ Bệnh viện Nội tiết Trung ương, với bé gái dưới 8 tuổi đã có kỳ kinh đầu tiên hoặc một số dấu hiệu như mọc lông mu, ngực to, mọc mụn trứng cá… có thể bé đã dậy thì.

Dấu ấn Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2023

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn được tổ chức vào mùng 7 tháng Giêng hàng năm ở cánh đồng Đọi Sơn nằm dưới chân núi Đọi sừng sững và uy linh.

Dau an le hoi Tich dien Doi Son 2023
Tại cánh đồng Đọi Sơn nằm dưới chân núi Đọi sừng sững và uy linh, nơi còn lưu những dấu ấn buổi đầu cày ruộng tịch điền của vua Lê Đại Hành hơn một ngàn năm trước (mùa xuân năm 987)…