Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Đời sống

10 lỗi ngớ ngẩn khi mẹ cho trẻ uống sữa

14/11/2013 07:10

(Kiến Thức) - Dưới đây là một số lỗi điển hình trong việc pha sữa và cho con uống sữa, rất nhiều các bậc phụ huynh mắc phải.

Linh Chi (TH)

Mẹo tăng sữa mẹ nhanh nhất

Sữa nội - sữa ngoại: sữa nào tốt hơn?

Thêm nước hoa quả vào sữa. Thật sai lầm khi một số mẹ cho rằng, thêm nước cam hoặc chanh vào trong sữa giúp tăng hương vị khiến trẻ hứng thú với việc uống sữa hơn. Thực tế, nước cam và nước chanh đều thuộc sản phẩm hoa quả acid AHA cao, acid AHA gặp protein trong sữa sẽ làm cho protein biến chất, từ đó giảm thấp giá trị dinh dưỡng của protein.
Thêm nước hoa quả vào sữa. Thật sai lầm khi một số mẹ cho rằng, thêm nước cam hoặc chanh vào trong sữa giúp tăng hương vị khiến trẻ hứng thú với việc uống sữa hơn. Thực tế, nước cam và nước chanh đều thuộc sản phẩm hoa quả acid AHA cao, acid AHA gặp protein trong sữa sẽ làm cho protein biến chất, từ đó giảm thấp giá trị dinh dưỡng của protein.
Pha sữa quá đặc. Nhiều bà mẹ quan niệm rằng, cho trẻ uống sữa càng đặc càng tốt. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu cho trẻ thường xuyên uống sữa quá đặc sẽ gây đau bụng, táo bón, ăn uống không ngon hoặc thậm chí cự tuyệt thức ăn… Đặc biệt, một số trẻ còn bị viêm ruột non xuất huyết cấp tính.
Pha sữa quá đặc. Nhiều bà mẹ quan niệm rằng, cho trẻ uống sữa càng đặc càng tốt. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu cho trẻ thường xuyên uống sữa quá đặc sẽ gây đau bụng, táo bón, ăn uống không ngon hoặc thậm chí cự tuyệt thức ăn… Đặc biệt, một số trẻ còn bị viêm ruột non xuất huyết cấp tính.
Dùng sữa uống thuốc. Để dụ dỗ con, cha mẹ nghĩ ra chiêu dùng sữa để cho con uống thuốc, vì cho rằng, sữa có vị ngọt tự nhiên sẽ làm giảm vị đắng của thuốc, giúp trẻ uống thuốc dễ dàng hơn. Sự thật, uống thuốc cùng với sữa còn dễ làm thuốc hình thành màng bao phủ trên bề mặt, khiến cho canxi trong sữa và ion khoáng chất như kẽm... gây phản ứng hóa học với thuốc, hình thành chất hòa tan không phải nước, điều này không chỉ làm giảm thấp hiệu quả thuốc, còn có thể gây nguy hại cho cơ thể.
Dùng sữa uống thuốc. Để dụ dỗ con, cha mẹ nghĩ ra chiêu dùng sữa để cho con uống thuốc, vì cho rằng, sữa có vị ngọt tự nhiên sẽ làm giảm vị đắng của thuốc, giúp trẻ uống thuốc dễ dàng hơn. Sự thật, uống thuốc cùng với sữa còn dễ làm thuốc hình thành màng bao phủ trên bề mặt, khiến cho canxi trong sữa và ion khoáng chất như kẽm... gây phản ứng hóa học với thuốc, hình thành chất hòa tan không phải nước, điều này không chỉ làm giảm thấp hiệu quả thuốc, còn có thể gây nguy hại cho cơ thể.
Pha sữa với socola. Socola và sữa không phải là ‘đôi lứa xứng đôi’ như các mẹ vẫn nghĩ. Trong sữa chứa hàm lượng protein và canxi rất phong phú, còn socola có axit oxalic. Nếu các thành phần này kết hợp với nhau sẽ tạo thành calcium oxalate không hòa tan. Đây là hợp chất gây cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể, gây tiêu chảy hoặc chậm phát triển.
Pha sữa với socola. Socola và sữa không phải là ‘đôi lứa xứng đôi’ như các mẹ vẫn nghĩ. Trong sữa chứa hàm lượng protein và canxi rất phong phú, còn socola có axit oxalic. Nếu các thành phần này kết hợp với nhau sẽ tạo thành calcium oxalate không hòa tan. Đây là hợp chất gây cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể, gây tiêu chảy hoặc chậm phát triển.
Không tiệt trùng bình sữa và núm ti. Tất cả bình sữa, núm ti và những dụng cụ dùng để pha sữa khác đều phải được tiệt trùng ít nhất một lần khi mới bắt đầu sử dụng. Từ sau đó, mẹ có thể sửa với nước rửa bình chuyên dụng và tráng lại bằng nước sôi. Đó là khuyến cáo chung của tất cả các hãng sản xuất bình sữa và đồ dùng trẻ em.
Không tiệt trùng bình sữa và núm ti. Tất cả bình sữa, núm ti và những dụng cụ dùng để pha sữa khác đều phải được tiệt trùng ít nhất một lần khi mới bắt đầu sử dụng. Từ sau đó, mẹ có thể sửa với nước rửa bình chuyên dụng và tráng lại bằng nước sôi. Đó là khuyến cáo chung của tất cả các hãng sản xuất bình sữa và đồ dùng trẻ em.
Làm nóng sữa bằng lò vi sóng. Nếu có gì quan trọng hơn sự tiện lợi, thì đó chính là sức khỏe và sự an toàn của chính con bạn. Lò vi sóng không chỉ phá vỡ các vitamin và khoáng chất mà còn tạo ra những điểm nóng lạnh không đều nhau khiến bé có thể bị bỏng khi bú. Mẹ hãy làm nóng sữa bằng máy hâm sữa chuyên dụng hoặc đơn giản hơn: ngâm bình sữa chỉ 30-60 giây trong một bát nước nóng.
Làm nóng sữa bằng lò vi sóng. Nếu có gì quan trọng hơn sự tiện lợi, thì đó chính là sức khỏe và sự an toàn của chính con bạn. Lò vi sóng không chỉ phá vỡ các vitamin và khoáng chất mà còn tạo ra những điểm nóng lạnh không đều nhau khiến bé có thể bị bỏng khi bú. Mẹ hãy làm nóng sữa bằng máy hâm sữa chuyên dụng hoặc đơn giản hơn: ngâm bình sữa chỉ 30-60 giây trong một bát nước nóng.
Pha sữa bột với nước quá nóng hoặc quá nguội. Khi pha sữa cho bé, mẹ nên sử dụng nước ấm 40-60 độ. Dùng nước quá nóng hoặc quá nguội để pha sữa cho bé là lỗi lớn nhất. Bởi, một số chất dinh dưỡng như lysin, acid folic, các vitamin nhóm B… dễ bị hư hỏng, mất tác dụng ở nhiệt độ cao. Còn nếu mẹ pha sữa với nước nguội thì sữa sẽ không tan hết kéo theo chất dinh dưỡng trong sữa cũng không được trẻ hấp thụ một cách tối đa.
Pha sữa bột với nước quá nóng hoặc quá nguội. Khi pha sữa cho bé, mẹ nên sử dụng nước ấm 40-60 độ. Dùng nước quá nóng hoặc quá nguội để pha sữa cho bé là lỗi lớn nhất. Bởi, một số chất dinh dưỡng như lysin, acid folic, các vitamin nhóm B… dễ bị hư hỏng, mất tác dụng ở nhiệt độ cao. Còn nếu mẹ pha sữa với nước nguội thì sữa sẽ không tan hết kéo theo chất dinh dưỡng trong sữa cũng không được trẻ hấp thụ một cách tối đa.
Pha sẵn sữa để trẻ uống ban đêm. Pha sẵn sữa để ban đêm trẻ tỉnh dậy uống ngay vừa tiết kiệm thời gian vừa tiện lợi? Nếu có chị em nào nghĩ thế thì hãy xem xét lại ngay. Sự thật, bình sữa sau khi pha chỉ để tối đa 1-2 giờ với điều kiện luộc sôi bình kĩ, kĩ thuật pha sữa đúng và trẻ chưa mút vú. Nếu trẻ đã ngậm vú thì phải bú hết trong vòng 15-30 phút. Tuyệt đối không pha sẵn sữa và lưu trữ quá lâu bởi đây là điều kiện tốt cho vi trùng sinh sôi, phát triển. Bú sữa này bé dễ nhiễm bệnh.
Pha sẵn sữa để trẻ uống ban đêm. Pha sẵn sữa để ban đêm trẻ tỉnh dậy uống ngay vừa tiết kiệm thời gian vừa tiện lợi? Nếu có chị em nào nghĩ thế thì hãy xem xét lại ngay. Sự thật, bình sữa sau khi pha chỉ để tối đa 1-2 giờ với điều kiện luộc sôi bình kĩ, kĩ thuật pha sữa đúng và trẻ chưa mút vú. Nếu trẻ đã ngậm vú thì phải bú hết trong vòng 15-30 phút. Tuyệt đối không pha sẵn sữa và lưu trữ quá lâu bởi đây là điều kiện tốt cho vi trùng sinh sôi, phát triển. Bú sữa này bé dễ nhiễm bệnh.
Cho trẻ uống sữa quá gần bữa ăn. Trước bữa ăn khoảng 20-30 phút, mẹ uống một cốc sữa đầy thì đến bữa ăn chính, cảm giác của mẹ thế nào? Chắc hẳn sẽ là chán ăn, ăn kém...Trẻ con cũng thế, nếu mẹ cho con uống sữa quá gần bữa ăn thì việc con ngắc ngứ, mặt mũi buồn thiu... khi nhìn thấy đồ ăn là điều dễ hiểu bởi hệ tiêu hóa của con vừa phải 'ì ạch' hấp thu và tiêu hóa lượng lớn protein trong sữa.
Cho trẻ uống sữa quá gần bữa ăn. Trước bữa ăn khoảng 20-30 phút, mẹ uống một cốc sữa đầy thì đến bữa ăn chính, cảm giác của mẹ thế nào? Chắc hẳn sẽ là chán ăn, ăn kém...Trẻ con cũng thế, nếu mẹ cho con uống sữa quá gần bữa ăn thì việc con ngắc ngứ, mặt mũi buồn thiu... khi nhìn thấy đồ ăn là điều dễ hiểu bởi hệ tiêu hóa của con vừa phải 'ì ạch' hấp thu và tiêu hóa lượng lớn protein trong sữa.
Uống sữa lúc nửa đêm, trẻ cao hơn? Trước khi cho trẻ đi ngủ, nhiều mẹ có thói quen pha cho con một cốc sữa và nịnh nọt trẻ uống bằng hết. Thực tế, đây là cách làm phản khoa học. Uống sữa trước lúc đi ngủ quá nhiều sẽ khiến cho bàng quang của trẻ gặp khó khăn, trẻ có thể sẽ bị đái dầm. Bên cạnh đó, thói quen cho con uống sữa lúc nửa đêm mà không cho trẻ vệ sinh răng miệng sẽ còn gây ra chứng sâu răng hay ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của trẻ.
Uống sữa lúc nửa đêm, trẻ cao hơn? Trước khi cho trẻ đi ngủ, nhiều mẹ có thói quen pha cho con một cốc sữa và nịnh nọt trẻ uống bằng hết. Thực tế, đây là cách làm phản khoa học. Uống sữa trước lúc đi ngủ quá nhiều sẽ khiến cho bàng quang của trẻ gặp khó khăn, trẻ có thể sẽ bị đái dầm. Bên cạnh đó, thói quen cho con uống sữa lúc nửa đêm mà không cho trẻ vệ sinh răng miệng sẽ còn gây ra chứng sâu răng hay ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của trẻ.

Top tin bài hot nhất

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật

Bướu giáp khổng lồ gây biến dạng cổ bệnh nhân 71 tuổi

14/05/2025 19:31
Sai lầm khi luyện tập thể thao gây đau lưng

Sai lầm khi luyện tập thể thao gây đau lưng

19/05/2025 08:30
Vôi hóa nhân tuyến giáp có phải ung thư?

Vôi hóa nhân tuyến giáp có phải ung thư?

15/05/2025 10:54
Bệnh viện Gia Định bị đình chỉ hút mỡ bụng sau ca biến chứng

Bệnh viện Gia Định bị đình chỉ hút mỡ bụng sau ca biến chứng

18/05/2025 20:28
Ca sinh đôi chung bánh rau, buồng ối có một bé “đẻ bọc điều”

Ca sinh đôi chung bánh rau, buồng ối có một bé “đẻ bọc điều”

19/05/2025 10:42

Bạn có thể quan tâm

Mủ ứ đọng 2 bên má sau khi tiêm thon gọn hàm tại spa

Mủ ứ đọng 2 bên má sau khi tiêm thon gọn hàm tại spa

TP HCM thu hồi 70 hồ sơ công bố thiết bị y tế sai quy định

TP HCM thu hồi 70 hồ sơ công bố thiết bị y tế sai quy định

Yếu tố nguy cơ gây ung thư khoang miệng, cách phòng tránh

Yếu tố nguy cơ gây ung thư khoang miệng, cách phòng tránh

Viêm tụy cấp do không tuân thủ điều trị đái tháo đường

Viêm tụy cấp do không tuân thủ điều trị đái tháo đường

Mùa thi, sĩ tử lưu ý gì để có sức khỏe tốt?

Mùa thi, sĩ tử lưu ý gì để có sức khỏe tốt?

Cắt bỏ tử cung vì thiếu máu nặng do u xơ chảy máu

Cắt bỏ tử cung vì thiếu máu nặng do u xơ chảy máu

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status