10 bài tập thể dục cho ngón tay bạn nhất định phải biết

Chỉ cần vài phút mỗi ngày thực hành bài tập nhỏ dành cho đôi bàn tay ở mọi lúc mọi nơi, bạn sẽ có đôi tay vừa thon, đẹp lại khỏe khoắn.

1. Nắm tay
Căng bàn tay cho đến khi thấy cứng nhưng không nên cảm thấy đau. Bắt đầu với bài tập nhỏ dành cho đôi bàn tay đơn giản này:
 
Thực hiện nắm tay nhẹ nhàng ngón cái bao qua các ngón tay. Giữ 30 - 60 giây. Bung và căng rộng các ngón tay. Tập cả hai tay ít nhất 4 lần.
2. Duỗi ngón tay cái
Hãy thử duỗi dài hai khớp ngón tay cái:
1. Đưa tay, lòng bàn tay hướng về phía bạn. Nhẹ nhàng uốn cong đầu ngón tay cái xuống phía dưới chân ngón tay trỏ của bạn. Giữ trong 30 - 60 giây. Trở về và lặp lại 4 lần.
 
2. Đưa tay bạn ra, lòng bàn tay hướng về phía bạn. Nhẹ nhàng đưa ngón tay cái qua lòng bàn tay của bạn chỉ sử dụng khớp dưới của ngón tay cái. Giữ trong 30 - 60 giây. Trở về tư thế ban đầu và lặp lại 4 lần.
3. Nắm chặt
Bài tập này có thể dễ dàng hơn với thực hiện mở tay nắm cửa và giữ mọi thứ mà không thả chúng xuống.
Giữ một quả bóng mềm trong lòng bàn tay của bạn và ép mạnh nó như bạn có thể.
Giữ trong vài giây rồi thả ra.
Lặp lại 10 - 15 lần trên mỗi bàn tay. Làm bài tập này 2 - 3 lần một tuần, nhưng lần tập này cách lần tập kia 48 giờ. Không làm bài tập này nếu khớp ngón tay cái của bạn có vấn đề.
4. Véo mạnh
Bài tập này giúp làm tăng sức mạnh các cơ của các ngón tay và ngón tay cái. Nó có thể giúp bạn xoay chìa khóa, mở gói thực phẩm, và sử dụng bơm khí dễ dàng hơn.
Véo một quả bóng mềm xốp hoặc một số vật đệm giữa các ngón tay và ngón tay cái của bạn.
Giữ trong 30 - 60 giây.
Lặp lại 10 - 15 lần trên cả hai tay. Làm bài tập này 2 - 3 lần một tuần, nhưng lần tập này cách lần tập kia 48 giờ. Không làm bài tập này nếu khớp ngón tay cái của bạn có vấn đề.
5. Nâng ngón tay
Sử dụng bài tập này để giúp tăng phạm vi chuyển động và linh hoạt của các ngón tay.
Đặt úp phẳng bàn tay của bạn xuống bàn hoặc bề mặt khác.
Nhẹ nhàng nâng cao một ngón tay khỏi mặt bàn và sau đó hạ thấp nó xuống.
Bạn cũng có thể nâng tất cả các ngón tay và ngón tay cái cùng một lúc, và sau đó hạ thấp xuống.
Lặp lại từ 8 - 12 lần trên mỗi bàn tay.
6. Mở rộng ngón cái
Tăng sức mạnh cho các cơ ngón cái có thể giúp bạn cầm nắm và nâng các đồ vật nặng như các thùng các chai.
Đặt úp phẳng bàn tay trên bàn. Quấn một băng cao su xung quanh bàn tay tại khớp đối cuối các ngón tay của bạn.
Nhẹ nhàng di chuyển ngón tay cái ra xa các ngón tay của bạn mà bạn có thể làm.
Giữ trong vòng 30 - 60 giây và trở về tư thế ban đầu.
Lặp lại 10 - 15 lần bằng cả hai tay. Bạn có thể làm bài tập này 2 - 3 lần một tuần, nhưng lần tập này cách lần tập kia 48 giờ.
7. Gập ngón cái
Bài tập này giúp tăng phạm vi chuyển động ngón tay cái.
Bắt đầu với tay ở trước mặt bạn, lòng bàn tay giơ lên.
Mở rộng ngón tay cái xa khỏi những ngón tay khác của bạn như bạn có thể làm. Sau đó, uốn gập ngón tay cái của bạn qua lòng bàn tay chạm vào gốc ngón tay út của bạn.
Giữ trong 30 - 60 giây.
Lặp lại ít nhất 4 lần với cả hai ngón tay cái.
8. Duỗi ngón tay
Hãy thử duỗi ngón tay để giúp giảm đau và cải thiện tầm vận động của tay bạn:
Đặt lòng bàn tay của bạn úp xuống trên bàn hay bề mặt phẳng khác.
Nhẹ nhàng duỗi thẳng các ngón tay bằng phẳng như bạn có thể trên mặt bàn mà không ảnh hưởng các khớp xương của bạn.
Giữ trong 30 - 60 giây và sau đó thả ra.
Lặp lại ít nhất bốn lần với mỗi tay.
9. Chạm ngón tay cái
Bài tập này giúp tăng phạm vi của chuyển động trong ngón tay của bạn, giúp các hoạt động như lấy bàn chải đánh răng, nĩa và muỗng, và bút khi bạn muốn viết.

 
Giữ bàn tay ở trước mặt bạn, với cổ tay thẳng.
Nhẹ nhàng chạm ngón tay cái của bạn đến từng đầu bốn ngón tay khác trong cùng bàn tay thành hình chữ “O”.
Giữ mỗi lần từ 30 - 60 giây. Lặp lại ít nhất 4 lần trên mỗi bàn tay.
10. Quắp duỗi
Bài tập căng tay này làm tăng phạm vi chuyển động các ngón tay.
Để tay ra trước mặt bạn, lòng bàn tay hướng về phía bạn.
Uốn cong các ngón tay xuống để chạm vào cuối đốt thứ 3 của các ngón tay làm sao cho bàn tay hơi giống như một móng vuốt.
Giữ trong vòng 30 - 60 giây và duỗi các ngón tay ra. Lặp lại ít nhất 4 lần trên mỗi bàn tay.

7 nguyên tắc thiết yếu khi tập thể dục ngoài trời mùa đông

(Kiến Thức) - Tập luyện không có mùa nghỉ ngơi và đây là những gì bạn cần biết để giữ an toàn và ấm áp khi tập thể dục ngoài trời mùa đông này.

7 nguyen tac thiet yeu khi tap the duc ngoai troi mua dong

Ăn mặc theo thời tiết: Quần áo tập thể dục ngoài trời mùa đông không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn được thiết kế sao cho phù hợp với từng vùng khí hậu và thời tiết mà bạn đang tập luyện. Với thời tiết lạnh giá mùa đông, bạn nên chọn những bộ đồ giữ ấm cho cơ thể. Ảnh: Shutterstock.

7 động tác thể dục tập trên giường mỗi sáng

(Kiến Thức) - Bạn có thể thực hiện các bài tập đơn giản này trước hoặc sau khi ngủ ngay trên giường để đốt cháy calo và mỡ thừa trong cơ thể.

7 dong tacthe duc tap tren giuong moi sang
 Động tác 1: Nằm thẳng trên giường, hai tay duỗi thẳng ép sát vào 2 bên thân người. Hai chân dưới co lại và mở rộng, sau đó dùng lực của cơ thể để nâng phần eo lên khỏi giường. Khi tập động tác này bạn phải nhớ tay phải giữ nguyên như hình, lặp lại động tác 4, 5 lần. Bài tập thể dục này giúp đánh tan mỡ bụng, tăng cường cơ xương chậu.

Về nhà lúc nửa buổi, tôi chết đứng với bí mật động trời của em chồng

Cả nhà đều đi vắng, nhưng cửa lại không khóa, tôi tim đập chân run, rón rén bước vào, nào ngờ lại nhìn thấy cảnh tượng ấy.

Lấy nhau được 2 năm, hiện tại vợ chồng tôi vẫn sống cùng bố mẹ chồng và vợ chồng em trai. Bố chồng tôi là người nặng tư tưởng nho giáo, thích sống theo nếp xưa, tam đại, tứ đại đồng đường. Bởi vậy mà ông ra quy định tất cả các con sau khi kết hôn, đều phải sống chung với bố mẹ chồng ít nhất 3 năm.
Ban đầu, tôi khá lo lắng vì phải sống chung với bố mẹ chồng và cả em chồng, nhưng mẹ tôi lại là người khá thoải mái và Nhi - cô e dâu rất hợp tính tôi, nên cuộc sống không có gì bất tiện. Còn Tuấn, em chồng tôi, dù hơn tôi 5 tuổi, nhưng vẫn luôn luôn 1 điều chị xưng em với tôi.