Yêu cầu TQ dừng ngay hành động sai trái ở Trường Sa

(Kiến Thức) - Việt Nam phản đối Trung Quốc xây các công trình trái phép trên các bãi, đá, làm thay đổi nguyên trạng khu vực Quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam về các công trình trái phép của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết Việt Nam phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay những hành động sai trái này.
Yeu cau TQ dung ngay hanh dong sai trai o Truong Sa
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng. Ảnh: Q. Trung.

“Quan điểm của Việt Nam về việc này là rõ ràng và nhất quán. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý và lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa” Phó Phát ngôn Phạm Thu Hằng nói tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 5/3 tại Hà Nội.

“Việc Trung Quốc xây dựng các công trình trái phép trên các bãi, đá, và làm thay đổi nguyên trạng tại khu vực Quần đảo Trường Sa không những đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam mà còn vi phạm Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc ký kết với ASEAN,” Phó Phát ngôn khẳng định.

TQ tiêu chuẩn hóa thiết kế các công trình trái phép ở Trường Sa?

(Kiến Thức) - Biên tập viên Defense Weekly vạch trần chuyện Trung Quốc đã tiêu chuẩn hóa thiết kế các công trình trọng điểm trên Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Trung Quốc đang cố gắng thúc đẩy "sự hiện diện đáng kể" ở các vùng biển tranh chấp trên Biển Đông thông qua hoạt động cải tạo đất. Cụ thể, các hình ảnh vệ tinh chụp từ hồi cuối tháng 1/2015 và được phân tích bởi tạp chí quốc phòng Defense Weekly cho thấy, ngoài hai khu vực đảo đã được tạp chí này công bố trước đây, Bắc Kinh đang ngày càng lộ rõ âm mưu bành trướng ngang ngược của mình khi tăng cường sự hiện diện ở ba khu vực khác trên Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
TQ tieu chuan hoa thiet ke cac cong trinh trai phep o Truong Sa?
Tiến độ cải tạo đất mà Trung Quốc đang tiến hành trái phép ở bãi đá Ga Ven trên Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam được ghi nhận thông qua các hình ảnh vệ tinh.
"Trước kia, những hòn đảo đó chỉ có một vài bục bê tông nhỏ. Giờ đây, chúng là những hòn đảo chứa các máy bay trực thăng, đường băng, cầu cảng và các cơ sở hạ tầng để hỗ trợ hoạt động cho một số lượng lớn quân sĩ", biên tập viên chuyên về châu Á-Thái Bình Dương của tờ Defence Weekly James Hardy nói trong cuộc trò chuyện với kênh truyền hình CNN

Mưu đồ của Trung Quốc khi xây đảo nhân tạo ở Trường Sa

(Kiến Thức) - Với hành động xây dựng đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc đang lộ rõ mưu đồ khống chế toàn bộ Biển Đông.

Giới chuyên gia quốc tế đã đồng loạt lên tiếng về ý đồ bành trướng của Bắc Kinh sau khi xem những bức ảnh về công trình xây dựng trái phép của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), được tạp chí quốc phòng Jane’s Defense công bố hôm 15/2.

Sân bay Trường Sa đặc biệt thế nào trong bảo vệ chủ quyền?

(Kiến Thức) - Sân bay Trường Sa là một công trình đặc biệt quan trọng trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Đảo Trường Sa Lớn thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, cách đất liền hơn 550 km, diện tích nổi hơn 150.000 m2. Đường băng sân bay là công trình dễ nhận ra nhất khi quan sát hòn đảo từ trên cao.
 Đảo Trường Sa Lớn thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, cách đất liền hơn 550 km, diện tích nổi hơn 150.000 m2. Đường băng sân bay là công trình dễ nhận ra nhất khi quan sát hòn đảo từ trên cao.

Sân bay trên đảo được xây dựng từ tháng 6/1976 – 8/1977. Vào thời điểm kể trên, đây chỉ là sân bay tạm có lớp mặt trải bằng những tấm ghi nhôm, có chiều dài 560m, rộng 24m.
 Sân bay trên đảo được xây dựng từ tháng 6/1976 – 8/1977. Vào thời điểm kể trên, đây chỉ là sân bay tạm có lớp mặt trải bằng những tấm ghi nhôm, có chiều dài 560m, rộng 24m.

Theo tấm bia kỉ niệm đặt tại sân bay, đơn vị khảo sát, thiết kế sân bay là Phòng Công binh – Binh chủng Phòng không không quân, đơn vị thi công là Trung đoàn Công binh 28 – Quân chủng Phòng không không quân.
 Theo tấm bia kỉ niệm đặt tại sân bay, đơn vị khảo sát, thiết kế sân bay là Phòng Công binh – Binh chủng Phòng không không quân, đơn vị thi công là Trung đoàn Công binh 28 – Quân chủng Phòng không không quân.

Trước tình trạng xuống cấp, đầu những năm 2000, đường băng sân bay đã được làm mới với tiêu chuẩn sân bay cấp III, đáp ứng yêu cầu sử dựng các loại máy bay cánh bằng chở khách.
 Trước tình trạng xuống cấp, đầu những năm 2000, đường băng sân bay đã được làm mới với tiêu chuẩn sân bay cấp III, đáp ứng yêu cầu sử dựng các loại máy bay cánh bằng chở khách.

Đường băng và sân đỗ máy bay mới có 3 lớp kết cấu trên nền cát, đá san hô tự nhiên gồm: Lớp nền móng tạo phẳng và lu, lèn chặt; lớp móng gia cố xi măng và lớp bê tông xi măng cường độ cao dày 25 cm.
 Đường băng và sân đỗ máy bay mới có 3 lớp kết cấu trên nền cát, đá san hô tự nhiên gồm: Lớp nền móng tạo phẳng và lu, lèn chặt; lớp móng gia cố xi măng và lớp bê tông xi măng cường độ cao dày 25 cm.

Sân bay trên đảo Trường Sa Lớn có thể tiếp nhận các loại trực thăng và máy bay tuần tiễu M-28.
 Sân bay trên đảo Trường Sa Lớn có thể tiếp nhận các loại  trực thăng và máy bay tuần tiễu M-28.

M-28 là loại máy bay vận tải và tuần tra có khả năng cất và hạ cánh trên đường băng ngắn, có tốc độ tối đa là 350km/h, trần bay 6.000m, phạm vi hoạt động 1230km.
 M-28 là loại máy bay vận tải và tuần tra có khả năng cất và hạ cánh trên đường băng ngắn, có tốc độ tối đa là 350km/h, trần bay 6.000m, phạm vi hoạt động 1230km.

Những chiếc máy bay này được trang bị radar có tầm quét bán kính 160km, dò tìm được đồng thời 30 mục tiêu nổi, dò tìm tàu ngầm bằng các biện pháp dò từ trường, dò bằng tia hồng ngoại và thả phao phát radio xuống biển. Đây là một công cụ hữu hiệu để bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.
 Những chiếc máy bay này được trang bị radar có tầm quét bán kính 160km, dò tìm được đồng thời 30 mục tiêu nổi, dò tìm tàu ngầm bằng các biện pháp dò từ trường, dò bằng tia hồng ngoại và thả phao phát radio xuống biển. Đây là một công cụ hữu hiệu để bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Không chỉ là nơi máy bay cất, hạ cánh, đường băng của sân bay Trường Sa cũng đảm nhiệm chức năng của một quảng trường lớn, nơi tiến hành những nghi lễ trang trọng của người lính đảo.
 Không chỉ là nơi máy bay cất, hạ cánh, đường băng của sân bay Trường Sa cũng đảm nhiệm chức năng của một quảng trường lớn, nơi tiến hành những nghi lễ trang trọng của người lính đảo.

Có thể nói, sân bay Trường Sa là một công trình đặc biệt quan trọng trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.
 Có thể nói, sân bay Trường Sa là một công trình đặc biệt quan trọng trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.