TQ tiêu chuẩn hóa thiết kế các công trình trái phép ở Trường Sa?

(Kiến Thức) - Biên tập viên Defense Weekly vạch trần chuyện Trung Quốc đã tiêu chuẩn hóa thiết kế các công trình trọng điểm trên Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Trung Quốc đang cố gắng thúc đẩy "sự hiện diện đáng kể" ở các vùng biển tranh chấp trên Biển Đông thông qua hoạt động cải tạo đất. Cụ thể, các hình ảnh vệ tinh chụp từ hồi cuối tháng 1/2015 và được phân tích bởi tạp chí quốc phòng Defense Weekly cho thấy, ngoài hai khu vực đảo đã được tạp chí này công bố trước đây, Bắc Kinh đang ngày càng lộ rõ âm mưu bành trướng ngang ngược của mình khi tăng cường sự hiện diện ở ba khu vực khác trên Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
TQ tieu chuan hoa thiet ke cac cong trinh trai phep o Truong Sa?
Tiến độ cải tạo đất mà Trung Quốc đang tiến hành trái phép ở bãi đá Ga Ven trên Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam được ghi nhận thông qua các hình ảnh vệ tinh.
"Trước kia, những hòn đảo đó chỉ có một vài bục bê tông nhỏ. Giờ đây, chúng là những hòn đảo chứa các máy bay trực thăng, đường băng, cầu cảng và các cơ sở hạ tầng để hỗ trợ hoạt động cho một số lượng lớn quân sĩ", biên tập viên chuyên về châu Á-Thái Bình Dương của tờ Defence Weekly James Hardy nói trong cuộc trò chuyện với kênh truyền hình CNN
"Chúng ta có thể thấy rằng, đó là một chiến dịch đã được lên kế hoạch kĩ càng để biến Biển Đông thành ao nhà Trung Quốc", James Hardy nhấn mạnh.
Vào hồi tháng 11/2014, tạp chí quốc phòng này đã đưa tin và đăng tải hình ảnh cho thấy, Trung Quốc đang xây dựng trái phép một công trình được cho là "đường băng" dài ít nhất 3.000 mét trên bãi đá Chữ Thập thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đặc biệt, biên tập viên James Hardy còn chỉ ra, Trung Quốc dường như đã chuẩn hóa các thiết kế của những công trình xây dựng trọng điểm (trái phép) trên các đảo thuộc Trường Sa của Việt Nam. "Các tòa nhà trên bãi đá Tư Nghĩa và bãi đá Ga Ven gần như có cùng một thiết kế. Chúng đều có một tòa nhà chính với tháp chống máy bay hay mái che radar ở mỗi góc. Điều này cho thấy, Bắc Kinh đã tiêu chuẩn hóa những thiết kế của các công trình trọng điểm và đang âm mưu làm điều này trái phép ở dọc khắp các bãi đá khác thuộc Trường Sa", biên tập viên trên cho hay.
Trước hành động ngang ngược này của Trung Quốc, Người phát Ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình từng nhiều lần nhấn mạnh: VN có đầy đủ căn cứ pháp lý, lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa.
"Hành động trái phép của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, vi phạm luật pháp quốc tế, đi ngược lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng như Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc; làm phá vỡ nguyên trạng, gây căng thẳng, phức tạp tình hình, không có lợi cho hòa bình và ổn định trong khu vực", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nói.
Khẳng định Việt Nam kiên quyết phản đối hành động phi pháp nêu trên của Trung Quốc, ông Lê Hải Bình nói rõ yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, nghiêm túc thực hiện DOC, chấm dứt ngay việc cải tạo, xây dựng công trình, phá vỡ nguyên trạng tại Quần đảo Trường Sa và không để tái diễn những hành động sai trái tương tự.
Liên quan việc này, sáng 06/11/2014, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối.

Trung Quốc tiếp tục xây đảo mới trái phép ở Trường Sa

(Kiến Thức) - Theo tờ IHS Jane’s, hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc ngang ngược xây dựng thêm hòn đảo mới ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã ngang ngược xây dựng một hòn đảo mới trên đá Ga Ven và Đá Lạc thuộc cụm Nam Yết ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trước đó, Trung Quốc cho xây nền bê tông tại phía tây của bãi đá. Cấu trúc này còn được củng cố thêm bằng các hệ thống phòng không và súng hải quân, cùng với các thiết bị viễn thông.

Bắc Kinh hóa thành phố ma những ngày cận Tết

(Kiến Thức) - Các con đường Bắc Kinh, Trung Quốc vắng ngắt, các trạm tàu điện ngầm cũng thiếu vắng bóng người trong những ngày cận kề Tết Nguyên Đán.

Bac Kinh hoa thanh pho ma nhung ngay can Tet

Vốn nổi tiếng là thành phố giao thông tắc nghẽn thứ hai ở Trung Quốc nhưng những ngày cận kề Tết cổ truyền, Bắc Kinh lại trở nên hoang vắng lạ thường giống như một "thành phố ma".

Bac Kinh hoa thanh pho ma nhung ngay can Tet-Hinh-2

Chỉ sau ngày hôm qua (16/2), các đường phố hầu như chỉ còn vài phương tiện lưu thông trên đường bởi mọi người đã đổ dồn về quê sum họp cùng gia đình ngày Tết.

Bac Kinh hoa thanh pho ma nhung ngay can Tet-Hinh-3

Hôm nay (17/2), các ga tàu điện ngầm dường như cũng thoáng đãng hơn rất nhiều, nếu không nói là dường như không có khách.

Bac Kinh hoa thanh pho ma nhung ngay can Tet-Hinh-4

Hơn 80 triệu chuyến tàu hỏa cao tốc đã được thực hiện chỉ trong ngày 16/2 để phục vụ người dân về quê ăn Tết.

Bac Kinh hoa thanh pho ma nhung ngay can Tet-Hinh-5

Bộ đường sắt Trung Quốc ước tính sẽ có khoảng 2,8 tỷ chuyến tàu, như vậy sẽ được thực hiện trong suốt kỳ nghỉ Tết.

Bac Kinh hoa thanh pho ma nhung ngay can Tet-Hinh-6

Cục đường sắt Tây Bắc Kinh Tây cho biết, đã có hơn 420.000 du khách xuất cảnh, đi tàu trong ngày 16/2, con số kỷ lục từ trước tới nay.

Bac Kinh hoa thanh pho ma nhung ngay can Tet-Hinh-7
Khung cảnh vắng lặng tại trạm ga tàu điện.
Bac Kinh hoa thanh pho ma nhung ngay can Tet-Hinh-8
 Đường phố Bắc Kinh dường như thiếu đi bóng người những ngày cận Tết.
Bac Kinh hoa thanh pho ma nhung ngay can Tet-Hinh-9
 Khung cảnh vắng người giống như một thành phố đã bị bỏ hoang.

Phóng viên BBC vạch trần Trung Quốc xây dựng trái phép ở Trường Sa

(Kiến Thức) - Phóng viên Rupert Wingfield-Hayes của BBC đã chứng kiến Trung Quốc xây dựng mở rộng trái phép ở một số khu vực thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Chuyến đi của phóng viên BBC
Rupert Anthony Wingfield-Hayes là phóng viên kỳ cựu của BBC làm việc ở Tokyo. Anh vừa thực hiện chuyến đi trên tàu cá của ngư dân Philippines đến Trường Sa với mục tiêu xác minh cáo buộc gần đây của quốc tế cho rằng, Trung Quốc đang đào đắp, cải tạo thực địa ở các bãi đá ngầm trên Biển Đông.