Xúc động lễ kỷ niệm ngày mất cung phi vua Trần Thánh Tông

(Kiến Thức) - Lễ kỷ niệm ngày mất của bà Hoàng Càn - cung phi vua Trần Thành Tông, đã được tổ chức hết sức trang nghiêm ở huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.

Sáng 20/3 (nhằm ngày 1/2 âm lịch), hàng trăm người dân xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh)  cùng nhiều người dân của các xã lân cận đã tề tựu đầy đủ về trước khuôn viên của đền Cả (xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) để tổ chức lễ kỷ niệm ngày mất của Đức Tĩnh Quang Hoàng Thái Hậu, Đức bà Hoàng Càn, là vị đức thành hoàng làng Nhượng Bạn (nay là xã Cẩm Nhượng) trong không khí hết sức trang nghiêm và trọng thể.
Xuc dong le ky niem ngay mat cung phi vua Tran Thanh Tong
 Hàng trăm người dân trong và ngoài xã Cẩm Nhượng đã tề tựu về tại đền Cả để tổ chức lễ kỷ niệm ngày mất của bà Hoàng Càn.

Theo truyền thuyết kể lại,vào đời nhà Trần (1225 – 1400) trên đất Kỳ La xưa (nay là xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) có một người con gái họ Hoàng tên Càn đẹp người, đẹp nết lại hát rất hay, quanh năm làm nghề mò cua bắt ốc ở dọc các bãi sông, bãi bồi ven biển làm kế sinh nhai. Bà đi đến đâu luôn có đám mây hồng che chở.

Một lần vua Trần Thánh Tông đi thưởng ngoạn cảnh non nước qua vùng đất này, bắt gặp người con gái Hoàng Càn có dung nhan sắc sảo, đối đáp lưu loát nên đã tiến cử bà vào cung làm cung phi cho nhà vua.
Xuc dong le ky niem ngay mat cung phi vua Tran Thanh Tong-Hinh-2
Theo truyền thuyết, bà Hoàng Càn là cung phi của vua Trần Thánh Tông. Bà là người có công lớn đối với làng Nhượng Bạn.

Bà là người có công lớn đối với làng Nhượng Bạn, người dân đã lập đền thờ khá đồ sộ vào thời nhà Lê, đặt tên là đền bà Càn đặt ở xóm Tam Văn (nay là thôn Lâm Hoãn) do làng Đương thờ phụng hương khói và ngày mồng 1 tháng 2 âm lịch hàng năm là ngày giỗ của bà.

Trong buổi lễ sáng nay, Đảng bộ và nhân dân xã Cẩm Nhượng đã cùng nhau ôn lại lịch sử hào hùng trải qua hàng trăm năm. Đồng thời nhớ về một cội nguồn của thuở khai sinh tên đất, tên làng, truyền thuyết về bà Hoàng Càn – cung phi của vua Trần Thánh Tông.

Tham gia buổi lễ còn có các vị lãnh đạo trung tâm VHTT&DL huyện Cẩm Xuyên, cũng như cán bộ chiến sĩ đồn biên phòng Thiên Cầm (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh).
Xuc dong le ky niem ngay mat cung phi vua Tran Thanh Tong-Hinh-3
 Lãnh đạo trung tâm Văn hóa thể thao và Du lịch huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cùng cán bộ chiến sĩ đồn biên phòng Thiên Cầm tới tham dự buổi lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Hùng – Phó chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng xúc động nói : “Trải qua hàng trăm năm lịch sử, mảnh đất con người Nhượng Bạn nơi đây mãi mãi là cội nguồn gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của đức bà Hoàng Càn. Một nhân vật lịch sử hiện thực đã đi sâu vào tâm trí của người dân Hà Tĩnh nói chung và nhân dân Cẩm Nhượng nói riêng.

Nhờ ơn đức của bà Hoàng Càn mà bao thế hệ con em Cẩm Nhượng đã và đang sinh sống trên mảnh đất này đều luôn luôn đầy hào khí của một làng quê có truyền thống lịch sử, xây dựng gia đình ấm no, quê hương đất nước giàu mạnh, thịnh vượng”.
Xuc dong le ky niem ngay mat cung phi vua Tran Thanh Tong-Hinh-4
 Bà Hoàng Càn là người có công lớn đối với làng Nhượng Bạn, người dân đã lập đền thờ khá đồ sộ vào thời nhà Lê.

Chia sẻ với PV Kiến Thức, ông Phạm Văn Tuấn – Giám đốc trung tâm Văn hóa thể thao và Du lịch huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cho biết : “Lễ kỷ niệm ngày mất Đức Tĩnh Quang Hoàng Thái Hậu, Đức bà Hoàng Càn của Đảng bộ và nhân dân xã Cẩm Nhượng không chỉ là niềm tôn kính và khát vọng một lẽ sống vì con người mà bà Hoàng Càn đã để lại, mà còn là một nét đẹp văn hóa về tâm linh, nhân văn của nhân dân trong xã. Nhằm khơi gợi cho thế hệ trẻ về truyền thống văn hóa cũng như cội nguồn của quê hương”.

Sau buổi lễ, cán bộ và nhân dân trong xã đã ngồi lại trong khuôn viên đền thờ, quây quần bên nhau để tổng kết lại những thành quả mà Đảng bộ, nhân dân xã Cẩm Nhượng đã thực hiện được trong năm 2014. Đồng thời nhắc nhở nhau luôn soi mình vào chân dung của lịch sử để cùng nhau xây dựng, vun đắp cho quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp.
Xuc dong le ky niem ngay mat cung phi vua Tran Thanh Tong-Hinh-5
Theo thông lệ,  lễ kỷ niệm ngày mất của bà Hoàng Càn sẽ được tổ chức vào ngày mùng 1 tháng 2 âm lịch hàng năm.

Theo thông lệ, lễ kỷ niệm ngày mất của bà Hoàng Càn sẽ được tổ chức vào ngày mùng 1 tháng 2 âm lịch hàng năm tại đền Cả , là một ngôi đền lớn, có giá trị kiến trúc đặc sắc. Chung quanh đền có thành, gọi là thành đền, trong đền có nhiều bức tượng tựu trung cả hai nền nghệ thuật điêu khắc phía Bắc và phía Nam. Đây là ngôi đền hợp tự, được xây dựng vào khoảng giữa triều Lê (1428 - 1527), thờ những người có công lớn với nước, tiêu biểu là Lý Nhật Quang (hoàng tử triều Lý); Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu; danh tướng Lê Khôi (các vị này có đền thờ riêng và được thờ ở nhiều nơi).

Người Hà Nội đội mưa ngắm hoa anh đào Nhật "xịn"

(Kiến Thức) - Lễ hội văn hóa Việt - Nhật trở thành tụ điểm vui chơi hấp dẫn dân Hà thành dịp 8/3 năm nay với tâm điểm là những cây hoa anh đào thứ thiệt.

Sáng nay (8/3), hàng nghìn người dân Hà Nội, các bạn trẻ đội mưa, đổ dồn về Trung tâm Triển lãm Giảng Võ để tham dự Lễ hội hoa anh đào được tổ chức hàng năm.
 Sáng nay (8/3), hàng nghìn người dân Hà Nội, các bạn trẻ đội mưa, đổ dồn về Trung tâm Triển lãm Giảng Võ để tham dự Lễ hội hoa anh đào được tổ chức hàng năm.

Tâm điểm chú ý của lễ hội là cây hoa anh đào thứ thiệt được mang đến từ Nhật Bản. Cây hoa đào này đặt tại vị trí trung tâm sân triển lãm và được bảo vệ rất kỹ nên không có tình trạng người dân xâm hại, bẻ cành, ngắt hoa.
 Tâm điểm chú ý của lễ hội là cây hoa anh đào thứ thiệt được mang đến từ Nhật Bản. Cây hoa đào này đặt tại vị trí trung tâm sân triển lãm và được bảo vệ rất kỹ nên không có tình trạng người dân xâm hại, bẻ cành, ngắt hoa.

Hoa anh đào là loài hoa đặc trưng ở Nhật Bản, phù hợp sống và phát triển trong thời tiết ẩm. Sự nổi tiếng và vẻ đẹp của loài hoa này đã hấp dẫn, gây tò mò với rất đông người dân Hà Nội.
 Hoa anh đào là loài hoa đặc trưng ở Nhật Bản, phù hợp sống và phát triển trong thời tiết ẩm. Sự nổi tiếng và vẻ đẹp của loài hoa này đã hấp dẫn, gây tò mò với rất đông người dân Hà Nội.

Bảng thông tin về cây hoa anh đào được đặt dưới gốc. Cây hoa này là món quà Nhật Bản gửi tặng Việt Nam, thể hiện tình hữu nghị giữa hai nước.
 Bảng thông tin về cây hoa anh đào được đặt dưới gốc. Cây hoa này là món quà Nhật Bản gửi tặng Việt Nam, thể hiện tình hữu nghị giữa hai nước. 
Ông Vũ Khắc Liên, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Giao lưu Văn hóa Việt - Nhật, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, làm Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội hoa anh đào năm nay cho biết: "Lễ hội năm nay diễn ra trong hai ngày 8-9/3. Hoa anh đào được chăm sóc, bảo vệ rất cẩn thận và dự đoán sẽ bung nở đẹp nhất vào ngày mai 9/3".
 Ông Vũ Khắc Liên, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Giao lưu Văn hóa Việt - Nhật, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, làm Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội hoa anh đào năm nay cho biết: "Lễ hội năm nay diễn ra trong hai ngày 8-9/3. Hoa anh đào được chăm sóc, bảo vệ rất cẩn thận và dự đoán sẽ bung nở đẹp nhất vào ngày mai 9/3". 
Bên cạnh cây hoa anh đào được mang đến từ Nhật Bản, tại lễ hội sáng nay cũng trưng bày một số cây hoa bằng lụa khá đẹp mắt.
 Bên cạnh cây hoa anh đào được mang đến từ Nhật Bản, tại lễ hội sáng nay cũng trưng bày một số cây hoa bằng lụa khá đẹp mắt.

Lễ hội hoa anh đào năm nay diễn ra đúng vào ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Với sự hấp dẫn đặc biệt, nơi diễn ra lễ hội trở thành một tụ điểm vui chơi số 1 tại Hà Nội trong ngày 8/3.
 Lễ hội hoa anh đào năm nay diễn ra đúng vào ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Với sự hấp dẫn đặc biệt, nơi diễn ra lễ hội trở thành một tụ điểm vui chơi số 1 tại Hà Nội trong ngày 8/3.

Hàng nghìn người, từ các bạn trẻ yêu văn hóa Nhật Bản đến những người già, trung niên đều bất chấp thời tiết mưa gió, để đến ngắm hoa anh đào, chụp ảnh lưu niệm.
 Hàng nghìn người, từ các bạn trẻ yêu văn hóa Nhật Bản đến những người già, trung niên đều bất chấp thời tiết mưa gió, để đến ngắm hoa anh đào, chụp ảnh lưu niệm. 

Một điều đặc biệt khác của Lễ hội hoa anh đào năm nay là không gian mang đậm nét văn hóa hai miền đất Việt - Nhật. Các bạn trẻ đến từ các câu lạc bộ tìm hiểu, học hỏi văn hóa Nhật Bản đã trình diễn những màn múa hát, rước kiệu đặc trưng của đất nước này.
 Một điều đặc biệt khác của Lễ hội hoa anh đào năm nay là không gian mang đậm nét văn hóa hai miền đất Việt - Nhật. Các bạn trẻ đến từ các câu lạc bộ tìm hiểu, học hỏi văn hóa Nhật Bản đã trình diễn những màn múa hát, rước kiệu đặc trưng của đất nước này. 
Các tiết mục biểu diễn vũ điệu Yosakoi tạo nên một không khí sôi động cho Lễ hội hoa anh đào.
Các tiết mục biểu diễn vũ điệu Yosakoi tạo nên một không khí sôi động cho Lễ hội hoa anh đào. 
Một đội biểu diễn Yosakoi với sự góp mặt của các bạn trẻ hai nước Việt - Nhật.
 Một đội biểu diễn Yosakoi với sự góp mặt của các bạn trẻ hai nước Việt - Nhật.

Nghệ thuật cosplay của Nhật Bản cũng được trình diễn, thu hút sự quan tâm của đông đảo các bạn trẻ.
 Nghệ thuật cosplay của Nhật Bản cũng được trình diễn, thu hút sự quan tâm của đông đảo các bạn trẻ.

 

Kiến nghị đổi tên lễ hội Chém lợn thành Rước lợn

Sở Văn hóa -Thể thao & Du lịch tỉnh Bắc Ninh vừa kiến nghị đổi tên lễ hội “Chém lợn” ở làng Ném Thượng thành lễ hội “Rước lợn”.

Sau những ồn ào của dư luận thời gian vừa qua về lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng, xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, mới đây, ngày 30/1/2015, Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản gửi UBND tỉnh Bắc Ninh kiến nghị đổi tên lễ hội “Chém lợn” ở làng Ném Thượng thành lễ hội “Rước lợn”.

Theo đó, văn bản này đề nghị: Lấy ý kiến cộng đồng dân cư về việc đổi tên lễ hội “Chém lợn” thành lễ hội “Rước lợn” từ mùa lễ hội năm 2015. Đồng thời thực hiện tốt việc tế, rước, lễ theo nghi thức truyền thống. Sau phần tế, rước thì làm cỗ ngọc tế thánh (không thực hiện nghi lễ chém lợn). Không để tình trạng người dân sử dụng tiền nhúng vào máu lợn.

Ngoài ra, điều chỉnh tục “Chém lợn” tại giữa sân đình vào một khu vực dành riêng để làm cỗ ngọc tế thánh, và hạn chế cơ bản được tình trạng người dân dùng tiền nhúng vào máu lợn.

Kien nghi doi le hoi chem lon thanh ruoc lon
 Một số hình ảnh tại lễ hội chém lợn làng Ném Thượng, huyện Tiên Du, Bắc Ninh - Ảnh: Animals Asia cung cấp
Trong cuộc gặp gỡ báo chí sáng ngày 5/2, lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Ninh còn cho biết thêm, trong lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng năm 2015, UBND tỉnh sẽ yêu cầu Sở VH-TT&DL tỉnh Bắc Ninh phải cử người giám sát lễ hội chém lợn, để lễ hội không diễn ra ở giữa sân đình, trước sự chứng kiến của nhiều người mà chỉ diễn ra trong khu vực phía sau sân đình, có ít người được chứng kiến.

Trao đổi thêm với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Ảnh, Phó giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Bắc Ninh, phụ trách về lễ hội cho biết, trước đây, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có công văn về việc điều chỉnh lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng cho phù hợp với xu hướng hiện đại. Nhưng vì mới đây, Tổ chức động vật châu Á (Animals Asia) lại có thông cáo báo chí kêu gọi lấy chữ ký cộng đồng phản đối lễ hội chém lợn này nên Sở VH-TT&DL tỉnh Bắc Ninh lại tiếp tục có công văn gửi UBND tỉnh đề nghị điều chỉnh lễ hội này cho phù hợp với hiện tại.

Ông Ảnh phân tích, sở dĩ có lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng là do người dân địa phương quan niệm tia máu phun ra từ việc chém lợn mang hình ảnh của tia chớp, tượng trưng cho sự no ấm, sung túc trong năm mới. Đồng thời, lễ hội cũng là sự tôn vinh người có công chống giặc ngoại xâm là tướng quân Đoàn Thượng.

Tuy nhiên, Giáo sư Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam cho rằng, cách tốt nhất hiện nay là không nên dùng biện pháp hành chính để can thiệp vào những lễ hội văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh của đồng bào các dân tộc trên mọi miền đất nước.

“Mọi hoạt động văn hóa, tín ngưỡng trong các lễ hội dân gian truyền thống của người Việt đều có nguồn gốc và lý do. Chỉ có điều khác biệt là trước kia, những hoạt động như chém lợn trong lễ hội được diễn ra trong phạm vi cộng đồng của người dân ở địa phương đó thôi...

Tôi đề nghị là nếu những hoạt động như chém lợn ở Bắc Ninh mà chưa bỏ được thì các cơ quan chức năng nên để người dân địa phương tổ chức nghi lễ đó trong phạm vi hẹp của cộng đồng địa phương đó thôi, không cho người ngoài vào để xem.

Đến một lúc nào đó, khi cộng đồng địa phương tự thấy những hình thức sinh hoạt lễ hội đó không phù hợp nữa thì họ sẽ tự chấm dứt” – GS. Ngô Đức Thịnh nêu quan điểm.

Trước đó, ngày 27/1, Animals Asia đã phát đi thông điệp kêu gọi lấy chữ ký của cộng đồng để các cơ quan chức năng Việt Nam sớm ban hành luật chấm dứt lễ hội chém lợn tại Bắc Ninh. Animals Asia đưa ra quan điểm rằng: “Việc chém những con heo còn đang sống khỏe mạnh là một lối đối xử tàn ác đối với động vật, làm trơ lì cảm xúc của người xem khi chứng kiến cách thức động vật bị đối xử dã man, đặc biệt là đối với trẻ em, đối tượng có tâm lý chưa hoàn thiện ổn định và dễ bị ảnh hưởng. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những người chứng kiến và thực hiện nhiều hành động tàn ác với động vật cũng có xu hướng đối xử tàn ác và thô bạo đối với người khác trong cùng cộng đồng”.

Tổ chức này cũng đưa ra lời khuyến cáo: “Những lễ hội sử dụng động vật như những công cụ, thay vì tôn trọng chúng như những sinh mệnh sống biết cảm nhận sự đau đớn và có khả năng nhận biết sự chịu đựng này, đang làm phai mờ đi truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam”.