Xúc động cảnh sát ôm, trấn an bé gái da màu giữa biểu tình

(Kiến Thức) - Thấy bé gái da màu 5 tuổi bật khóc khi cùng cha mẹ tham gia cuộc biểu tình phản đối cái chết của George Floyd tại Houston, Texas (Mỹ), cuối tuần trước, một cảnh sát da trắng liền lại gần ôm và trấn an cháu bé.

Theo Sky News, đoạn video ghi lại khoảnh khắc một cảnh sát da trắng trấn an bé gái da màu 5 tuổi, Simone Bartee, trong cuộc biểu tình liên quan đến cái chết của người đàn ông da màu George Floyd hồi tuần trước khiến nhiều người xúc động.

Mời độc giả xem video: Cảnh sát Mỹ trấn an bé gái da màu giữa biểu tình (Nguồn video: Reuters)

Được biết, bé Simone đi cùng cha mẹ tham gia cuộc biểu tình phản đối cái chết của George Floyd tại Houston, bang Texas, ngày 30/5. Tuy nhiên, Simone đã bật khóc.
Một sĩ quan cảnh sát đi qua nhận thấy Simeon buồn bã và choàng tay ôm lấy bé gái khi được hỏi: "Chú sẽ bắn chúng cháu ạ?".
Trong một nỗ lực để trấn an Simone Bartee, cảnh sát viên này ôm bé và nói: "Chú ở đây để bảo vệ cháu, được chứ? Chú không ở đây để làm tổn thương cháu một chút nào. Cháu có thể biểu tình, cháu có thể mở tiệc, và cháu có thể làm bất cứ điều gì cháu muốn, nhưng đừng làm vỡ thứ gì nhé".
Xuc dong canh sat om, tran an be gai da mau giua bieu tinh
Cảnh sát Mỹ trấn an bé Simone. Ảnh: Sky. 
Đoạn clip xúc động trên được cha mẹ của bé gái này ghi lại.
Gia đình ba người của Simone tham gia cuộc tuần hành sau cái chết của George Floyd - một người đàn ông da màu 46 tuổi tử vong ở Minneapolis, bang Minnesota, hôm 25/5 sau khi bị cảnh sát da trắng Derek Chauvin ghì cổ trong gần 9 phút. Cái chết của George Floyd đã làm dấy lên làn sóng biểu tình trên khắp nước Mỹ.

Cảnh sát Minneapolis ghì cổ khiến 44 người bất tỉnh trong 5 năm

Các chuyên gia cho biết con số 44 người bất tỉnh vì bị cảnh sát ghì cổ trong vòng 5 năm qua ở Minneapolis là cao bất thường, và điều đó đã dự báo trước một thảm kịch sẽ diễn ra.

Theo NBC, kể từ đầu năm 2015, các sĩ quan của Sở Cảnh sát Minneapolis đã khiến 44 người bất tỉnh sau khi khống chế vùng cổ của họ. Một số chuyên gia cho rằng con số này có vẻ cao bất thường.

Kịch bản sơ tán Tổng thống Mỹ: Tổng thống nào ở tình cảnh này?

(Kiến Thức) - Tổng thống Mỹ George W. Bush từng họp bàn với các quan chức tại Trung tâm Các hoạt động Khẩn cấp của Tổng thống (PEOC), hầm trú ẩn bên dưới Nhà Trắng, để đưa ra những sách lược mang tính quyết định với an ninh nước Mỹ sau khi vụ khủng bố 11/9/2001 xảy ra.

Kich ban so tan Tong thong My: Tong thong nao o tinh canh nay?
Cuộc biểu tình phản đối cái chết của George Floyd, người đàn ông da màu tử vong sau khi bị cảnh sát Mỹ ghì cổ ở thành phố Minneapolis hôm 25/5 vừa qua, vẫn tiếp diễn và chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt". Ảnh: Reuters.  

Kich ban so tan Tong thong My: Tong thong nao o tinh canh nay?-Hinh-2
CNN dẫn lời một quan chức Nhà Trắng và nguồn tin lực lượng thực thi pháp luật cho hay, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã được sơ tán xuống hầm ngầm của Nhà Trắng trong một khoảng thời gian ngắn khi đám đông người biểu tình tập trung bên ngoài tòa nhà này tối 29/5. Ảnh: Reuters.  

Kich ban so tan Tong thong My: Tong thong nao o tinh canh nay?-Hinh-3
Nguồn tin cho hay, Tổng thống Donald Trump ở trong hầm trú ẩn (PEOC) này khoảng một giờ trước khi được đưa trở lại mặt đất. Theo một nguồn tin thực thi pháp luật, Đệ nhất phu nhân Melania Trump và con trai Barron cũng được đưa xuống hầm ngầm cùng ông Trump. Ảnh: Reuters.  

Kich ban so tan Tong thong My: Tong thong nao o tinh canh nay?-Hinh-4
 Được biết, trong trường hợp khẩn cấp, Tổng thống Mỹ sẽ được đưa tới Trung tâm Các hoạt động Khẩn cấp của Tổng thống để đảm bảo an toàn và có thể tiếp tục làm việc. PEOC, được xây dựng từ thời Thế chiến II, là công trình kiên cố có thể chịu những lực tác động cực lớn, bao gồm cả ảnh hưởng của một vụ nổ hạt nhân. Ảnh: FAS. 

Kich ban so tan Tong thong My: Tong thong nao o tinh canh nay?-Hinh-5
 Dù được nâng cấp nhiều lần về công nghệ, PEOC chưa từng được sử dụng đúng mục đích cho đến khi vụ khủng bố 11/9/2001 xảy ra. Ảnh: Getty. 

Kich ban so tan Tong thong My: Tong thong nao o tinh canh nay?-Hinh-6
 Tại thời điểm vụ khủng bố xảy ra, Tổng thống Mỹ khi đó là George W. Bush đang dự giờ học của lớp CE1 thuộc trường Tiểu học Emma E. Booker ở bang Florida. Ảnh: ABC News. 

Kich ban so tan Tong thong My: Tong thong nao o tinh canh nay?-Hinh-7
Sau đó, Tổng thống Bush được đưa lên Không Lực Một và theo dõi thông tin về thảm kịch trên chuyên cơ này. Khi về đến thủ đô Washington D.C., chuyên cơ chở Tổng thống Bush buộc phải bay vòng theo yêu cầu của lực lượng mật vụ, cuối cùng phải đổi hướng tới căn cứ không quân Barksdale, bang Louisiana. Ảnh: Eric Draper/George W. Bush Presidential Library & Museum/NARA. 

Kich ban so tan Tong thong My: Tong thong nao o tinh canh nay?-Hinh-8
Tổng thống Mỹ Bush và Chánh văn phòng Nhà Trắng Andrew Card vừa theo dõi tin tức vừa thảo luận tại căn cứ không quân Barksdale hồi tháng 9/2001. Ảnh: Eric Draper. 

Kich ban so tan Tong thong My: Tong thong nao o tinh canh nay?-Hinh-9
Khi quay lại thủ đô Washington, Tổng thống Mỹ George W. Bush đã họp bàn với các quan chức tại PEOC để đưa ra những sách lược mang tính quyết định với an ninh nước Mỹ sau vụ khủng bố 11/9. Ảnh: US National Archives. 

Kich ban so tan Tong thong My: Tong thong nao o tinh canh nay?-Hinh-10
 Khi đó, các quan chức hàng đầu của chính phủ Mỹ, bao gồm Ngoại trưởng Condoleezza Rice (trái), đã được triệu tập tới PEOC để bàn các phương án đối phó khẩn cấp. Ảnh: US National Archives.

Kich ban so tan Tong thong My: Tong thong nao o tinh canh nay?-Hinh-11
 Được biết, Đệ nhất phu nhân Laura Bush (giữa) cũng đã được đưa tới Trung tâm Hành động Khẩn cấp của Tổng thống phía dưới Cánh Đông của Nhà Trắng vào ngày 11/9/2001 để đảm bảo an toàn. Ảnh: US National Archives.

Kich ban so tan Tong thong My: Tong thong nao o tinh canh nay?-Hinh-12
Nét mặt căng thẳng của Tổng thống George W. Bush và các quan chức cấp cao Mỹ trong phòng họp của PEOC trong ngày xảy ra vụ khủng bố 11/9. Ảnh: US National Archives.  

Kich ban so tan Tong thong My: Tong thong nao o tinh canh nay?-Hinh-13
 Phó Tổng thống Mỹ Dick Cheney ngồi đăm chiêu trong phòng họp tại PEOC ngày 11/9/2001. Ảnh: US National Archives.