Bất ngờ lý do Tổng thống Trump xuống “hầm trú ẩn” của Nhà Trắng

(Kiến Thức) - Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây bác bỏ thông tin trước đó cho rằng ông đã xuống hầm ngầm của Nhà Trắng để đảm bảo an toàn giữa lúc người biểu tình bao vây tòa nhà này.

Theo Fox News ngày 3/6, Tổng thống Trump mới đây bác bỏ thông tin trước đó cho rằng ông đã xuống hầm ngầm của Nhà Trắng vì an toàn cá nhân giữa lúc người biểu tình bao vây tòa nhà này tối 29/5.
"Đó là những tin giả. Tôi đã xuống đó vào ban ngày và ở đó trong một khoảng thời gian ngắn ngủi. Ban ngày thì không có chuyện gì xảy ra", nhà lãnh đạo Mỹ nói.
Tổng thống Trump giải thích thêm, ông chỉ xuống boongke hai hoặc ba lần để "kiểm tra, thị sát", bởi vì "một ngày nào đó (ông) có thể cần đến nó".
Bat ngo ly do Tong thong Trump xuong “ham tru an” cua Nha Trang
Tổng thống Mỹ Donald Trump thừa nhận đã xuống hầm ngầm của Nhà Trắng nhưng là "đi kiểm tra, thị sát". Ảnh: Reuters.
Được biết, New York Times là tờ báo đầu tiên đưa tin các nhân viên mật vụ Mỹ đã đưa ông Trump xuống "hầm trú ẩn" của Nhà Trắng, còn được biết đến là Trung tâm Các hoạt động Khẩn cấp của Tổng thống (PEOC).
CNN dẫn lời một quan chức Nhà Trắng và nguồn tin lực lượng thực thi pháp luật ngày 1/6 cho hay, Tổng thống Trump được đưa xuống hầm ngầm của Nhà Trắng trong một khoảng thời gian ngắn khi đám đông người biểu tình tập trung bên ngoài tòa nhà này tối 29/5.
Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là ở trong hầm ngầm một giờ trước khi trở lại mặt đất. Một nguồn tin thực thi pháp luật cho biết thêm, Đệ nhất phu nhân Melania Trump và con trai Barron cũng đã được đưa xuống PEOC cùng ông Trump.

Mời độc giả xem thêm video về cuộc biểu tình ở thành phố Minneapolis (Nguồn video: Reuters)

Nước Mỹ đang đối mặt với làn sóng biểu tình quy mô lớn sau vụ cảnh sát Mỹ ghì chết George Floyd, một người đàn ông da màu, ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota, hôm 25/5. 
Những ngày qua, rất đông người tập trung bên ngoài Nhà Trắng ở thủ đô Washington trong cuộc biểu tình "Tôi không thể thở", đòi công lý cho George Floyd. Hôm 30/5, người biểu tình xô đổ nhiều hàng rào an ninh và đụng độ với cảnh sát bên ngoài Nhà Trắng.

Toàn cảnh biểu tình ở Mỹ lan ra khắp thế giới

(Kiến Thức) - Các cuộc biểu tình phản đối cái chết của George Floyd, một người đàn ông da màu tử vong khi bị cảnh sát ghì cổ tại thành phố Minneapolis hồi tuần trước, bùng phát tại Mỹ và lan ra nhiều địa điểm trên khắp thế giới.

Toan canh bieu tinh o My lan ra khap the gioi
 Cái chết của George Floyd đã dẫn đến làn sóng biểu tình dữ dội bùng phát trên toàn nước Mỹ và sau đó lan ra nhiều địa điểm khắp thế giới. Ảnh: Biển người tham gia cuộc biểu tình phản đối cái chết của người da màu George Floyd tại Amsterdam, Hà Lan, ngày 1/6. (Nguồn ảnh: Reuters)

Toan canh bieu tinh o My lan ra khap the gioi-Hinh-2
 Một phụ nữ đeo khẩu trang có dòng chữ với nội dung "Tôi không thể thở được" trong cuộc biểu tình phía trước lãnh sự quán Mỹ tại Baracelona, Tây Ban Nha, ngày 1/6.

Toan canh bieu tinh o My lan ra khap the gioi-Hinh-3
Người biểu tình mang theo những khẩu hiệu tuần hành trên đường phố Toronto, Canada, hôm 30/5. 

Toan canh bieu tinh o My lan ra khap the gioi-Hinh-4
 Người phụ nữ dùng loa khi tham gia cuộc biểu tình đòi công lý cho George Floyd tại khu vực Cổng Brandenburg ở thủ đô Berlin, Đức, hôm 31/5.

Toan canh bieu tinh o My lan ra khap the gioi-Hinh-5
 Nhóm người biểu tình tập trung gần Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Paris, Pháp, hôm 1/6.

Toan canh bieu tinh o My lan ra khap the gioi-Hinh-6
 Những người ủng hộ Đảng Cộng sản Hy Lạp hô vang khẩu hiệu trong cuộc biểu tình bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại Athens, Hy Lạp, ngày 1/6.

Toan canh bieu tinh o My lan ra khap the gioi-Hinh-7
 Người đàn ông đeo khẩu trang quỳ gối trước hàng rào cảnh sát gần Đại sứ quán Mỹ ở London, Anh, hôm 31/5.
Toan canh bieu tinh o My lan ra khap the gioi-Hinh-8
Người biểu tình tập trung trước Đại sứ quán Mỹ ở Copenhagen, Đan Mạch, hôm 31/5. 

Toan canh bieu tinh o My lan ra khap the gioi-Hinh-9
 Một phụ nữ tham gia cuộc biểu tình phản đối vụ cảnh sát ghì chết người da màu George Floyd, tại Brussels, Bỉ, hôm 1/6.

Toan canh bieu tinh o My lan ra khap the gioi-Hinh-10
 Những bức ảnh về George Floyd và hoa được đặt bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại Mexico City hôm 30/5.

Toan canh bieu tinh o My lan ra khap the gioi-Hinh-11
 Người biểu tình "Black Lives Matter" đòi công lý cho George Floyd tập trung trước Đại sứ quán Mỹ ở Copenhagen, Đan Mạch, ngày 31/5.

Toan canh bieu tinh o My lan ra khap the gioi-Hinh-12
 Cuộc biểu tình diễn ra tại thủ đô Berlin, Đức, ngày 30/5.

Toan canh bieu tinh o My lan ra khap the gioi-Hinh-13
 Đám đông người biểu tình tập trung tại Amsterdam, Hà Lan, hôm 1/6.

Toan canh bieu tinh o My lan ra khap the gioi-Hinh-14
 Dòng chữ viết trên hàng rào ở Manchester, Anh, có nội dung "Tôi không thể thở được".

Toan canh bieu tinh o My lan ra khap the gioi-Hinh-15
 Những người phụ nữ tham gia cuộc biểu tình ở Amsterdam, Hà Lan, ngày 1/6.

Mời độc giả xem thêm video về cuộc biểu tình ở Minneapolis (Nguồn video: Reuters)

Cảnh cướp phá, “hôi của” giữa bão biểu tình ở Mỹ gây bức xúc

(Kiến Thức) - Nhiều nhà hàng, cửa hiệu ở Mỹ tan hoang vì những đối tượng biểu tình quá khích cướp phá, "hôi của".

Canh cuop pha, “hoi cua” giua bao bieu tinh o My gay buc xuc
Căng thẳng leo thang ở Santa Monica (California) vào ngày 31/5 khi một cuộc biểu tình ôn hòa bỗng chốc biến thành hỗn loạn vào lúc 13h chiều.  (Nguồn ảnh: LAT)

Biểu tình khắp nước Mỹ sau vụ cảnh sát ghì chết người da màu

(Kiến Thức) - Cuộc biểu tình đã lan rộng ra nhiều thành phố trên khắp nước Mỹ sau vụ cảnh sát ghì chết một người da màu tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota.

Bieu tinh khap nuoc My sau vu canh sat ghi chet nguoi da mau
 George Floyd, một người đàn ông da màu, đã tử vong sau khi bị một cảnh sát Mỹ ghì cổ trong vụ bắt giữ tại thành phố Minneapolis hôm 25/5. Đoạn video về vụ bắt giữ cho thấy ông Floyd nằm úp mặt trên đường và nói "Làm ơn, tôi không thở được" nhưng viên cảnh sát không dừng lại. Ông Floyd qua đời tại bệnh viện không lâu sau đó. (Nguồn ảnh: Reuters/AP)

Bieu tinh khap nuoc My sau vu canh sat ghi chet nguoi da mau-Hinh-2
 Cái chết của Floyd đã làm dấy lên làn sóng biểu tình ở thành phố Minneapolis và sau đó lan rộng ra nhiều địa điểm trên khắp nước Mỹ.

Bieu tinh khap nuoc My sau vu canh sat ghi chet nguoi da mau-Hinh-3
 Được biết, các cuộc biểu tình phản đối việc cảnh sát sát hại người da màu đã nổ ra ở ít nhất 30 thành phố trên toàn nước Mỹ. 

Bieu tinh khap nuoc My sau vu canh sat ghi chet nguoi da mau-Hinh-4
 Tại thủ đô Washington, nhiều người biểu tình tập trung gần khu vực Nhà Trắng, nơi đã bị phong tỏa trong thời gian ngắn tối ngày 29/5.

Bieu tinh khap nuoc My sau vu canh sat ghi chet nguoi da mau-Hinh-5
 Các cuộc biểu tình chiều 30/5, được tổ chức bởi nhóm Black Lives Matter ở Los Angeles, mới đầu rất ôn hòa, nhưng không lâu sau, đoàn người biểu tình trở nên hung hãn và đụng độ với cảnh sát.

Bieu tinh khap nuoc My sau vu canh sat ghi chet nguoi da mau-Hinh-6
 Thị trưởng Los Angeles Eric Garcetti đã quyết định ban hành lệnh giới nghiêm, áp dụng ở khu vực trung tâm thành phố từ 20h đến 5h30.

Bieu tinh khap nuoc My sau vu canh sat ghi chet nguoi da mau-Hinh-7
 Trong khi đó, Thống đốc bang Utah, Gary Herbert, quyết định điều động lực lượng Vệ binh Quốc gia để đối phó với tình trạng bất ổn ở trung tâm thành phố Salt Lake.

Bieu tinh khap nuoc My sau vu canh sat ghi chet nguoi da mau-Hinh-8
Lực lượng Vệ binh Quốc gia cũng đã được triển khai tại thủ đô Washington để hỗ trợ cảnh sát đối phó với làn sóng biểu tình sau vụ cảnh sát giết hại người da màu. 

Bieu tinh khap nuoc My sau vu canh sat ghi chet nguoi da mau-Hinh-9
 Hàng trăm người biểu tình đã bị bắt giữ trong các vụ đụng độ với cảnh sát trên khắp nước Mỹ. 

Bieu tinh khap nuoc My sau vu canh sat ghi chet nguoi da mau-Hinh-10
 Lệnh giới nghiêm cũng đã được áp đặt ở thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania.

Bieu tinh khap nuoc My sau vu canh sat ghi chet nguoi da mau-Hinh-11
 Derek Chauvin, viên cảnh sát ghì cổ George Floyd khiến người này tử vong, đã bị buộc tội giết người mức độ 3 và ngộ sát mức độ 2. Tuy nhiên, gia đình nạn nhân không đồng tình với mức án này. Họ yêu cầu buộc tội Derek Chauvin giết người mức độ 1 và 3 nhân viên cảnh sát khác tại hiện trường cũng phải bị bắt giữ.

Bieu tinh khap nuoc My sau vu canh sat ghi chet nguoi da mau-Hinh-12
 Phát biểu với báo giới ngày 30/5, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr cho biết các phần tử cấp tiến bạo lực đã lợi dụng những tiếng nói biểu tình hòa bình để gây bạo loạn ở nhiều thành phố trên toàn nước Mỹ.

Bieu tinh khap nuoc My sau vu canh sat ghi chet nguoi da mau-Hinh-13
Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu các bang và thành phố phải có biện pháp "cứng rắn hơn" để đối phó cuộc biểu tình, nếu không thì chính phủ liên bang sẽ can thiệp, không loại trừ việc điều động quân đội. 

Bieu tinh khap nuoc My sau vu canh sat ghi chet nguoi da mau-Hinh-14
 Hình ảnh cuộc biểu tình tại Atlanta hôm 30/5.

Bieu tinh khap nuoc My sau vu canh sat ghi chet nguoi da mau-Hinh-15
 Biểu tình phản đối vụ cảnh sát ghì chết người da màu nổ ra tại Columbia, Nam Carolina, ngày 30/5.

Bieu tinh khap nuoc My sau vu canh sat ghi chet nguoi da mau-Hinh-16
 Một chiếc xe cảnh sát bị đốt trong cuộc đụng độ với người biểu tình ở Brooklyn, New York, hôm 30/5.

Bieu tinh khap nuoc My sau vu canh sat ghi chet nguoi da mau-Hinh-17
 Người phụ nữ đeo khẩu trang có chữ "Tôi không thể thở được" tại Minneapolis, New Orleans, Louisiana, ngày 30/5.

Bieu tinh khap nuoc My sau vu canh sat ghi chet nguoi da mau-Hinh-18
 Cuộc tuần hành ở Newark, New Jersey, hôm 30/5.

Bieu tinh khap nuoc My sau vu canh sat ghi chet nguoi da mau-Hinh-19
 Xe cảnh sát ở Altanta, Georgia, bị đốt cháy trên đường phố ngày 29/5.