Xử lý hải sản tồn kho sau sự cố môi trường biển

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình về tình hình xử lý hải sản tồn kho và Đề án “Xác định thiệt hại để bồi thường".

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình về tình hình xử lý hải sản tồn kho và Đề án “Xác định thiệt hại để bồi thường; hỗ trợ khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.”
Xu ly hai san ton kho sau su co moi truong bien
Những người phụ nữ phơi cá nục tại khu phố 4, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN) 
Phó Thủ tướng đồng ý chi phí kiểm nghiệm chất lượng các lô hàng hải sản thu mua, tạm trữ đang tồn kho do Bộ Y tế thực hiện được lấy từ nguồn tiền bồi thường của Công ty Formosa. Giao Bộ Tài chính hướng dẫn việc thanh toán các chi phí này phù hợp quy định hiện hành.
Ủy ban Nhân dân 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xử lý lượng hàng hải sản thu mua, tạm trữ đang tồn đọng đúng theo số liệu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo tại cuộc họp Ban chỉ đạo về các giải pháp để ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh cho nhân dân 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng sự cố môi trường (Ban chỉ đạo) ngày 8/11/2016.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công Thương nghiên cứu, rà soát để xác định rõ vấn đề hạn sử dụng đối với hải sản khai thác từ biển; trên cơ sở đó, báo cáo, đề xuất giải pháp.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình giao Bộ Tài nguyên và Môi trường đẩy nhanh hơn nữa tiến độ để sớm tiến hành tiêu hủy, lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát đảm bảo tiêu hủy những lô hàng đã được Bộ Y tế kiểm nghiệm và xác nhận là không đảm bảo an toàn thực phẩm theo đúng số liệu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo. Bộ Công Thương khẩn trương xác định ngay đơn giá đối với hàng hải sản tồn kho để làm căn cứ sớm tiến hành tiêu thụ, tiêu hủy theo đúng chỉ đạo tại Thông báo số 373/TB-VPCP ngày 16/11/2016.
Về Đề án, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần ghi rõ hình thức hỗ trợ đóng mới tàu cá là hỗ trợ lãi suất, không hỗ trợ tiền trực tiếp; khuyến khích ưu tiên hỗ trợ tàu vỏ thép.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thiện Đề án, nhất là về nội dung chính sách đảm bảo an sinh xã hội, khôi phục sản xuất, đảm bảo Đề án có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
Các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Ủy ban Nhân dân các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế tăng cường thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 373/TB-VPCP ngày 16/11/2016 về xây dựng bổ sung định mức cho các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 29/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ; khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ tổng mức bồi thường thiệt hại của các địa phương theo quy định của Quyết định số 1880/QĐ-TTg để làm cơ sở tiếp tục triển khai và tiến tới hoàn thành chi trả tiền bồi thường.
Phó Thủ tướng yêu cầu Ủy ban Nhân dân các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế đẩy mạnh giải ngân, chi trả đợt I tiền bồi thường, đảm bảo hoàn thành theo đúng tiến độ./.

Cô giáo xương thủy tinh nặng 15 kg “đốn tim” người gặp

(Kiến Thức) - “Không được là cô giáo đứng trên bục giảng thì em làm “cô giáo” ở nhà, cô gái mắc bệnh xương thủy tinh chỉ nặng 15 kg nhưng kiên cường kì lạ.

Đến gặp cô gái 25 tuổi mắc bệnh xương thủy tinh, chỉ nặng 15kg nhưng luôn khao khát và thực hiện ước mơ được làm cô giáo trong một ngày hanh, rét của tiết trời chuyển mình đón Tết, nhóm phóng viên được cô Nguyễn Thanh Sự (53 tuổi, mẹ đẻ của cô gái) đón tiếp.

Đi ngang qua ô cửa sổ của căn buồng cạnh phòng khách, chúng tôi nhìn thấy một cô gái nhỏ bé đang ngồi cho các em học sinh kiểm tra toán. Em chính là Nguyễn Thị Ngọc Tâm (10/11/1990, trú tại Trại 4, xã Yên Quang, huyện Ý Yên, Nam Định).

Co giao xuong thuy tinh nang 15 kg
  Nguyễn Thị Ngọc Tâm cho học sinh làm bài kiểm tra

Giấc mơ được đến trường

Kể về cuộc đời của mình Ngọc Tâm cho biết, Tâm bị bệnh xương thủy tinh từ nhỏ. Khi mới sinh ra một chân của em bị quặt ngược lên trên bụng không thể duỗi thẳng. Đến năm lên 2 tuổi rưỡi, Tâm được gia đình đưa đi bệnh viện Thụy Điển để phẫu thuật. Lần phẫu thuật đó đã giúp chân của Tâm có thể duỗi thẳng ra nhưng em vẫn không thể đi lại được.

Tâm được tặng một chiếc xe lăn nhưng em không đủ sức để điều khiển và di chuyển do chiếc xe quá to còn Tâm thì chỉ nặng 15kg, ngồi lọt thỏm. Nếu muốn ra ngoài cho thoáng thì bố mẹ thường cho em ngồi lên chiếc xe ba bánh mà bố em tự chế đẩy xung quanh sân vườn.

“Cuộc sống của em gắn liền với bệnh viện, năm nào cũng phải đi thăm bác sĩ, không thăm thì lại nhớ không chịu được. Cả 30 mươi ngày thì cả 30 ngày phải uống thuốc. Nhiều khi bị nghẹt thuốc, bố mẹ em phải lấy máy xông thuốc mới qua được. Mà bệnh này của em dễ thăng lắm, bắt đi lúc nào thì em đi lúc đó thôi” - Tâm dí dỏm nói về cuộc đời mình.

Co giao xuong thuy tinh nang 15 kg
Bài thơ Tâm viết về chính số phận của mình 

Sau này đến tuổi đi học, nhìn bạn bè cùng trang lứa cắp sách đến trường, Tâm cũng khao khát được học chữ và thực hiện ước mơ làm cô giáo. Biết được nguyện vọng của con gái, gia đình Tâm cũng hết sức để chắp cánh cho ước mơ này của em.

Ngọc Tâm chia sẻ, thời đi học, chủ yếu là mẹ đưa em đi, còn những lúc mẹ đi làm đồng thì ông bà ngoại đưa đi. Ngày nào cũng như ngày nào dù mưa gió, bão bùng, ông bà ngoại và mẹ của Tâm vẫn cố gắng chở em đến lớp đều đặn rồi lặng lẽ ngồi ngoài cửa lớp chờ để đón em.Và kết quả là năm nào Tâm cũng đạt học sinh giỏi.

Tâm cho hay, điều tuyệt vời nhất của em khi đi học là được bạn bè quan tâm, chơi với em, không có bạn nào kì thị hay trêu chọc em cả. Ở lớp các bạn hay gọi Tâm là “đại sư huynh”, đôi lúc lại đặt cho cái biệt danh là “tể tướng lưu gù”.

“Em nhớ nhất là có một lần thi học kì, trường bất ngờ đổi địa điểm phòng thi. Không còn cách nào khác, bạn thì xách cặp cho em , rồi mấy bạn xúm vào khệ nệ khiêng cái ghế của em sang phòng khác. Điều đó làm em rất cảm động.” – Tâm kể.

9 năm đi học, số lần đến bệnh viện của Tâm mỗi ngày một tăng. Càng lớn Tâm càng mắc nhiều bệnh về tim, phổi, dạ dày… Chính vì thế, Tâm phải bỏ dở giữa chừng con đường học vấn của mình ở cấp hai do điều kiện sức khỏe không đảm bảo, trường cấp ba lại cách xa, nhà không có xe máy để đưa đi.

“Đức năng thắng thiên”

Tâm trải lòng, bản thân không cam lòng nhìn thấy bố mẹ quá vất vả vì phải lo cho em nên tự mình tập đứng, tập đi mặc cho những cơn đau buốt trong xương tủy dày vò cơ thể. Nhưng ông trời lại phụ lòng người tốt, Tâm vẫn không thể đi lại được hay khá hơn.

Tuy vậy, Tâm vẫn không từ bỏ khát vọng sống có ích và ước mơ nhỏ bé được làm cô giáo của mình. Tâm luôn chọn cách chống chọi với bệnh tật như lời bố em dặn là “Con phải học cách đối mặt với nó, áp đảo nó và không chấp nhận đầu hàng thì con mới thắng được nó”.

Do đó, ngay từ khi vẫn học lớp 6 Tâm đã bắt đầu kèm thêm cho hai em lớp dưới sinh năm 95 và giờ có một em đã đang là sinh viên năm 2 của một trường đại học. Cứ như vậy, dần dần số học sinh của em ngày càng tăng. Đỉnh điểm là vào mùa hè, lớp lên đến 20 – 30 em ở các xã đến theo học. Các em này gồm học sinh tất cả học sinh cấp I và cấp II, em nào có nhu cầu muốn được học là Tâm sẽ hướng dẫn.

Tâm nói: “Em thì trình độ không cao nhưng biết đến đâu em sẽ hướng dẫn đến đó. Em cũng không cố định trong một môn mà em mở rộng ở nhiều môn. Chỉ cần các em bảo: cô ơi em chuẩn bị kiểm tra môn này là em sẽ hướng dẫn. Dù không biết nhiều nhưng em cũng cố gắng tìm thông tin làm đề cương cho các em theo đề cương mà cô giáo bộ môn đưa cho các em.”

“Không được là cô giáo đứng trên bục giảng thì em làm “cô giáo” ở nhà vậy. Đó cũng là một cách em thực hiện một góc cạnh nào đó của ước mơ mà em theo đuổi. Mặc dù biết, là cô giáo phải có bằng cấp và được sự công nhận của Nhà nước trong khi em chỉ là....”, Tâm cười nói.

Điều ước giản đơn

Ngoài thời gian kèm các em học sinh, Tâm còn dành thời gian làm thơ, vẽ tranh, viết bài dự thi gửi các báo. Trong cuộc thi "Tôi có 1 ước mơ" trên Đài truyền hình Việt Nam, Tâm đã từng là một trong số những người đoạt giải. Mỗi khi nhận nhuận bút hay giải thưởng, Tâm đều trích tiền mua sách cho các em học sinh của mình.

Khi được hỏi “Nếu em có một điều ước, em sẽ ước điều gì?”, Tâm đáp: “Nếu có một điều ước, em ước mình có sức khỏe  bởi có sức khỏe là có tất cả. Khi có sức khỏe rồi, em có thể kèm thêm cho các em học tập, làm nhiều bài thơ, viết nhiều bài dự thi để có nhiều tiền mua sách cho các em, phần nào phụ giúp cha mẹ tiền thuốc của mình.

Co giao xuong thuy tinh nang 15 kg
 Bài thơ Tâm viết để gửi những người bạn cùng chung số phận

Em mong ước có thể mang những vần thơ do chính mình làm đi đến thật nhiều nơi để được đọc và truyền niềm tin yêu vào cuộc sống tươi đẹp cho các bạn có hoàn cảnh giống với em ở mọi nơi.”

Sau khi nói chuyện với Tâm, chúng tôi bước chân ra về, tiếng Tâm giảng bài cho các em vẫn văng vẳng, em là bông hoa đẹp cho đời dẫu bản thân phải đối mặt với nghịch cảnh...

Những vụ tai nạn giao thông thảm khốc tuần qua (11-17/6)

(Kiến Thức) - Cô gái trẻ bị xe bồn cán tử vong, ô tô đâm liên hoàn, hai mẹ con nhập viện... là những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng tuần qua.

Nhung vu tai nan giao thong tham khoc tuan qua (11-17/6)
Vụ tai nạn giao thông xảy ra hôm 16/6 đã khiến một cô gái trẻ tử vong. Thông tin cho hay, khoảng 11h, trên Đại lộ Thăng Long (Hà Nội), cô gái tên tên Ng. (SN 1994, quê ở Hoằng Hóa, Thanh Hóa) đang điều khiển xe đạp điện di chuyển thì va chạm với xe bồn mang BKS 34C - 168.15.
Nhung vu tai nan giao thong tham khoc tuan qua (11-17/6)-Hinh-2
Cú va chạm khiến nạn nhân Ng. bị cuốn vào gầm xe bồn, chiếc xe sau đó đã cán cô gái trẻ tử vong tại chỗ. 
Nhung vu tai nan giao thong tham khoc tuan qua (11-17/6)-Hinh-3
Chiếc xe đạp điện bị cuốn vào gầm xe bồn. Nguyên nhân vụ tai nạn đang được điều tra làm rõ. Ảnh: Infonet. 
Nhung vu tai nan giao thong tham khoc tuan qua (11-17/6)-Hinh-4
 Sáng 15/6, tại vòng xoay đường Trần Huỳnh rẽ vào đường Bà Huyện Thanh Quan (thuộc phường 7, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) xảy ra tai nạn giao thông giữa xe tải và xe buýt làm 4 người bị thương, phải nhập viện điều trị. Ảnh: TTXVN.
Nhung vu tai nan giao thong tham khoc tuan qua (11-17/6)-Hinh-5
Thông tin trên báo Giao Thông cho hay, chiếc xe buýt đang chở công nhân (khoảng trên 10 người) đi làm tại một doanh nghiệp thuộc địa bàn huyện Hòa Bình (Bạc Liêu), sau khi tai nạn xảy ra một số người do quá hoảng sợ đã bỏ về, không đi làm nữa. Tại hiện trường, chiếc xe tải bị móp méo phần hông, còn phần đầu của chiếc xe buýt bị biến dạng. Ảnh: Giao Thông.
Nhung vu tai nan giao thong tham khoc tuan qua (11-17/6)-Hinh-6
Hôm 14/6, một vụtai nạn giao thông nghiêm trọnglàm hai người tử vong xảy ra tại dốc cầu Phú Mỹ, phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TP HCM. Xe đầu kéo mang biển số TP HCM lưu thông từ hướng từ quận 7 sang quận 2. Khi vừa đổ dốc cầu Phú Mỹ khoảng vài chục mét, chiếc xe đầu kéo bất ngờ lao sang làn đường xe máy và tông trực diện hai xe máy của hai người đàn ông khiến các nạn nhân bị kéo lê. Chiếc xe chỉ chịu dừng lại khi lao vào bãi đất trống bên đường.
Nhung vu tai nan giao thong tham khoc tuan qua (11-17/6)-Hinh-7
Vụ tai nạn làm một người đàn ông khoảng 40 tuổi tử vongtại chỗ, nằm kẹt dưới gầm xe đầu kéo. Nạn nhân còn lại bị thương rất nặng, được đưa đi cấp cứu nhưng cũng tử vong sau đó do vết thương quá nặng.

Cận cảnh bên trong trại cá sấu hàng nghìn con ở Sài Gòn

Trang trại cá sấu với khuôn viên rộng 8.000 m2 tại quận 12, TP.HCM là một khu liên hợp khép kín.

Can canh ben trong trai ca sau hang nghin con o Sai Gon
Giá cá sấu thương phẩm đang rớt thê thảm, chỉ còn ở mức hơn 30.000 đồng/kg, khiến lượng cá tồn đọng lên đến trăm nghìn con tại các thủ phủ nuôi cá sấu như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai...