Xử lý đối tượng bơm nước mương vào lợn để tăng trọng

Khi đang thực hiện hành vi bơm nước dưới mương vào lợn, Phú đã bị Công an TP.Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh phát hiện, lập biên bản xử lý.

Tối 15/5, xác nhận với PV báo Người Đưa Tin, lãnh đạo Công an TP.Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh cho biết, đơn vị vừa tiến hành xử lý hành vi của một đối tượng bơm nước mương vào miệng lợn để tăng trọng lượng.
Xu ly doi tuong bom nuoc muong vao lon de tang trong
Dụng cụ bơm nước vào miệng lợn của Phú bị công an thu giữ. 
Theo đó, ngày 14/5, từ nguồn tin báo của quần chúng, đội Cảnh sát môi trường, Công an TP.Uông Bí đã kiểm tra, phát hiện, lập biên bản đối với đối tượng Trần Văn Phú (SN 1992), trú tại xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương về hành vi vận chuyển lợn không có kiểm dịch và bơm nước vào lợn trước khi mang đi tiêu thụ.
Tại cơ quan công an, đối tượng Trần Văn Phú khai nhận: Ngày 14/5, Phú mua 15 con lợn tại xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, tổng trọng lượng trên 1 tấn (trung bình mỗi con nặng từ 75 đến 80kg). Sau đó, Phú điều khiển xe tải biển kiểm soát 20K-9930 chở toàn bộ số lợn trên từ Hải Dương ra thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh để tiêu thụ.
Khi đi đến địa bàn phường Trưng Vương, TP.Uông Bí, Phú có dừng lại, dùng ống nhựa để bơm nước trực tiếp vào miệng lợn với mục đích tăng trọng lượng. Khi đang thực hiện hành vi trên, Trần Văn Phú đã bị lực lượng chức năng của TP.Uông Bí kiểm tra, phát hiện, lập biên bản xử lý.
Tại thời điểm kiểm tra, Trần Văn Phú không xuất trình được giấy chứng nhận kiểm dịch toàn bộ số lợn trên. Bên cạnh đó, hành vi cố tình đưa nước hoặc chất khác vào động vật trước và sau khi giết mổ là hành vi vi phạm pháp luật theo quy định tại Nghị định 41/2017 của Chính phủ.
Hành vi này không chỉ làm giảm chất lượng thịt lợn, khó bảo quản, không đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây truyền dịch bệnh do chất lượng nguồn nước dùng để bơm vào lợn.
Cơ quan công an đang kết hợp với các đơn vị chức năng xử lý vụ việc theo quy định.

Công an Hà Nội khởi tố vụ 9 sinh viên ngộ độc rượu

(Kiến Thức) - Cơ quan công an Hà Nội vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm khiến sinh viên bị ngộ độc rượu.

Liên quan đến vụ việc các sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hải Dương (cơ sở tại Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội) ngộ độc rượu xảy ra trên địa bàn quận Cầu Giấy (Hà Nội) ngày 8/3 vừa qua, Chiều nay (11/3), đại tá Nguyễn Văn Viện - Trưởng phòng tham mưu Công an TP Hà Nội - cho biết: Giám đốc Công an TP Hà Nội vừa giao Phòng CSHS và Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường điều tra làm rõ. Tuy nhiên, cơ quan điều tra xác định vụ việc có dấu hiệu tội phạm, chiều cùng ngày, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cong an Ha Noi khoi to vu 9 sinh vien ngo doc ruou
Một trong số các sinh viên bị ngộ độc rượu đang nằm điều trị tại Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.
Sáng cùng ngày, tại buổi làm việc với Sở Y tế Hà Nội, đại diện UBND Quận Cầu Giấy cho biết, tổng số sinh viên phải nhập viện là 12 người. Trong đó, 9 sinh viên ngộ độc rượu đang phải nằm lại bệnh viện điều trị (gồm 4 nữ và 5 nam, 2 trường hợp rất nguy kịch, tất cả đều quê ở Gia Lai). Còn 3 sinh viên khác, qua kiểm tra tại Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai không vấn đề gì nên đã được ra về.

Ám ảnh những bức tượng “chết mòn” ở công viên Hà Nội

(Kiến Thức) - Nhiều tượng điêu khắc nghệ thuật của các nghệ sĩ trong và ngoài nước trang trí ngoài trời ở công viên Bách Thảo (Hà Nội) đang bị hư hỏng, xuống cấp nặng nề.

Am anh nhung buc tuong “chet mon” o cong vien Ha Noi
 Theo tìm hiểu, năm 1997, Bộ Văn hóa Thông tin và UBND TP Hà Nội cùng trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (trước kia là trường ĐH Mỹ thuật Hà Nội) đã phối hợp tổ chức sáng tác điêu khắc nghệ thuật quốc tế tại công viên Bách Thảo. Đó cũng là lần đầu tiên Việt Nam có một vườn tượng điêu khắc nghệ thuật ngoài trời với sự tham gia của nhiều tác giả trong và ngoài nước vô cùng ấn tượng. 

Lấy mẫu cá 4 tỉnh miền Trung xét nghiệm xem “ăn được không”

(Kiến Thức) - Bộ Y tế đang lấy mẫu cá tại các cảng, chợ và đầm nuôi ở 4 tỉnh miền Trung để xét nghiệm độ an toàn thực phẩm, đưa ra kết luận “cá ăn được hay không”.

Như Kiến Thức đã đưa tin, ngày 22/8, Hội nghị "Công bố kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế" đã diễn ra tại TP Đông Hà (tỉnh Quảng Trị). Tại hội nghị này, Hội đồng khoa học khẳng định các thông số nước biển miền Trung nằm trong giới hạn cho phép, an toàn để tắm, hoạt động thể thao và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, cơ quan chức năng chưa đưa ra kết luận “cá biển miền Trung có ăn được hay không”.

Ngày 24/8, bà Trần Việt Nga - Phó Cục trưởng An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) - cho biết, để đảm bảo sức khỏe người dân, ngành y tế tiếp tục lấy mẫu hải sản ở cảng cá, chợ cá và các đầm nuôi tại 4 tỉnh miền Trung để xét nghiệm.