Lấy mẫu cá 4 tỉnh miền Trung xét nghiệm xem “ăn được không”

(Kiến Thức) - Bộ Y tế đang lấy mẫu cá tại các cảng, chợ và đầm nuôi ở 4 tỉnh miền Trung để xét nghiệm độ an toàn thực phẩm, đưa ra kết luận “cá ăn được hay không”.

Như Kiến Thức đã đưa tin, ngày 22/8, Hội nghị "Công bố kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế" đã diễn ra tại TP Đông Hà (tỉnh Quảng Trị). Tại hội nghị này, Hội đồng khoa học khẳng định các thông số nước biển miền Trung nằm trong giới hạn cho phép, an toàn để tắm, hoạt động thể thao và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, cơ quan chức năng chưa đưa ra kết luận “cá biển miền Trung có ăn được hay không”.

Ngày 24/8, bà Trần Việt Nga - Phó Cục trưởng An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) - cho biết, để đảm bảo sức khỏe người dân, ngành y tế tiếp tục lấy mẫu hải sản ở cảng cá, chợ cá và các đầm nuôi tại 4 tỉnh miền Trung để xét nghiệm.

Cơ quan chức năng khẳng định nước biển miền Trung an toàn để tắm, nhưng chưa kết luận cá biển ở đây ăn được hay không. Ảnh minh họa: Zing News.
 Cơ quan chức năng khẳng định nước biển miền Trung an toàn để tắm, nhưng chưa kết luận cá biển ở đây ăn được hay không. Ảnh minh họa: Zing News.

Dựa trên các kết quả xét nghiệm mẫu này, Hội đồng khoa học của Bộ Y tế và các Viện khoa học sẽ đánh giá độ an toàn thực phẩm của cá ở 4 tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.

“Bộ Y tế sẽ cố gắng để có câu trả lời, chậm nhất là cuối tháng này”, bà Nga nói.

Bà Nga cho biết, sau khi xuất hiện tình trạng cá chết bất thường ở miền Trung vào tháng 4, ngành y tế đã lấy hơn 430 mẫu hải sản ở các chợ cá, cảng cá - nơi tập trung tất cả loại cá đánh bắt được tại vùng biển của 4 tỉnh miền Trung nói trên. Kết quả kiểm nghiệm mẫu cá lấy vào tháng 4-5 cho thấy có tỷ lệ cao số mẫu không đảm bảo an toàn thực phẩm. Các mẫu cá lấy vào tháng 7 cho kết quả khả quan hơn, với 7 trong số 27 mẫu bị phát hiện nhiễm kim loại nặng. Trong 18 mẫu cá được lấy từ đầu tháng 8 đến nay thì mới phát hiện một mẫu có dư lượng kim loại nặng cadimi vượt ngưỡng vào ngày ngày 19/8.

"Kết quả xét nghiệm cho thấy các mẫu cá không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm gần đây chủ yếu là không đạt về chỉ tiêu kim loại nặng. Không phát hiện mẫu nào nhiễm phenol hay xyanua", bà Nga cung cấp thông tin cho báo chí.

Trước đó, đầu tháng 4, hiện tượng cá chết hàng loạt bắt đầu từ một số lồng nuôi cá bè gần khu công nghiệp Vũng Áng (Sơn Dương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), sau đó lan đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế khiến đời sống người dân 4 tỉnh miền Trung lao đao.

Tại cuộc họp báo ngày 30/6, Chính phủ công bố thủ phạm khiến cá biển miền Trung chết hàng loạt là Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Lãnh đạo doanh nghiệp này đã thừa nhận sai phạm, chấp nhận đền bù 500 triệu USD để khắc phục hậu quả. Thời điểm đó, cơ quan chức năng đã khuyến cáo người dân không sử dụng cá chết tại vùng biển miền Trung làm thực phẩm cho người và thức ăn gia súc.

Video: Formosa xin lỗi người Việt vì gây ra vụ cá chết ở miền Trung - Nguồn: VTC14:

Nước biển miền Trung an toàn để tắm và nuôi trồng thủy sản

(Kiến Thức) - Hội đồng khoa học khẳng định các thông số nước biển miền Trung nằm trong giới hạn cho phép, an toàn để tắm, hoạt động thể thao và nuôi trồng thủy sản.

Sáng 22/8, Hội nghị "Công bố kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế" diễn ra tại TP Đông Hà (tỉnh Quảng Trị).

Hội nghị do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp cùng Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội và UBND tỉnh Quảng Trị.

Hà Nội: Rúng động thuê người chặt tay, chân để lấy tiền bảo hiểm

Vì nợ nần nên Nguyễn Thị N, 30 tuổi, trú ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội đã thuê người chặt chân tay, giả làm vụ tai nạn đường sắt để được chi trả tiền bảo hiểm.

Video: Hiện trường vụ thuê người chặt tay, chân để lấy tiền bảo hiểm:
Tuy nhiên, hành vi trên của đối tượng đã bị cơ quan CSĐT CAQ Bắc Từ Liêm, Hà Nội lật tẩy.

Chính quyền xã giải tán đám đông khấn vái cây chuối “thần“

Xem cây chuối cao chưa tới 15 cm và có 6 bắp như một vị thần thánh, nhiều người dân đã tập trung lập bàn thờ, thắp hương cầu khẩn xin may mắn.

Ngày 23/8, ông Hoàng Công Phong, Chủ tịch xã Quảng Thọ (Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) xác nhận, trên địa bàn có sự việc nhiều người dân đến thắp hương, lập bàn thờ cúng vái một cây chuối nhỏ.