Xếp hàng ăn bún, phở sau Tết

Mặc dù giá bún, phở đầu năm đã trở về mức bình thường, nhưng người dân vẫn phải xếp hàng, chờ đến lượt mới được ăn.

Sau Tết, các hàng bún riêu, bún ốc, bún cá luôn đông nghẹt khách do người dân đã "bội thực" với thịt trong Tết.
Trong những ngày đầu tiên đi làm lại sau kỳ nghỉ Tết 9 ngày. Giá bún, miến, phở đã trở về mức giá thông thường. Thế nhưng, dân công sở vẫn còn nhiều lý do để phiền lòng. Đó là hàng quán quá tải.
Chị Ngọc Mai (Nguyễn Tuân, Hà Nội) cho biết, do lường trước được quán xá sẽ rất đông trong những ngày này nên sau khi lì xì, khai xuân, chị và đồng nghiệp rời công sở đi ăn lúc 11h giờ. Thế nhưng, tới 12h30 nhóm của chị vẫn chưa đến lượt.
Xep hang an bun, pho sau Tet
Quán bún riêu đông khách. (Ảnh: Tri thức trẻ). 
“Chưa đến lượt là chưa đến lượt… gọi đồ nhé, chứ không phải chưa đến lượt ăn đâu. Sau khi gọi đồ thành công, khách còn phải chờ ít 15 hoặc 20 phút để chủ quán chuẩn bị đồ ăn”, chị Mai ngao ngán.
“Đầu năm mà đã bụng đói miệng khát, thế này có khi dông cả năm”, chị Mai hài hước chia sẻ. Ngoài ra, chị còn cho biết thêm, để nhanh chóng, chị và đồng nghiệp phải tự phục vụ, tự lấy bát đũa, tự gắp nem, tự lấy nước chấm…
“Phải tự phục vụ thôi, chờ chủ quán mang đồ ra thì có lẽ không còn gì để ăn. Bỏ tiền ra ăn mà cứ như đi tranh cướp”, chị Mai vừa kể vừa chia sẻ hình ảnh chị chủ quán với chiếc bàn gần hết sạch đồ ăn.
Chị Lan (Hàng Gai, Hà Nội) không phải mất cả tiếng để được gọi đồ nhưng chị cũng phải chờ 30 phút mới được thưởng thức bát bún ốc. Chị Hằng kể chỉ sau 3 ngày, bát bún ốc đã giảm từ 90.000 đồng xuống còn 40.000 đồng.
Được biết, từ mùng 2 Tết Nguyên đán, nhiều quán hàng đã mở cửa và tha hồ hét giá. Một bát bún ốc được đẩy giá cao gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi, gấp ba. Tùy từng địa điểm, một bát bún có giá khác nhau.
Ví dụ, ở phố cổ, người dân phải trả 90.000 đồng cho 1 bát bún bình thường có giá chỉ 40.000 đồng. Ở các khu vực xa Hồ Hoàn Kiếm, một bát bún được “hét” từ 50.000 đồng tới 60.000 đồng, tăng gấp đôi so với ngày thường.

Thị trường sau Tết: Vắng khách, “giá mềm” đến không ngờ

(Kiến Thức) - Nếu nhiều năm trước, giá cả thị trường sau Tết luôn khiến nhiều người giật mình, lo lắng vì sự đắt đỏ thì năm nay hầu hết các sản phẩm hàng hóa không tăng giá và cũng không khan hiếm.

Dạo quanh thị trường sau Tết Nguyên Đán 2018, ở một số chợ đầu mối, chợ cóc... Hà Nội, có thể thấy, nhiều chợ đầu mối và các cửa hàng đã mở cửa trở lại trong ngày mùng 6 Tết.
Dạo quanh thị trường sau Tết Nguyên Đán 2018, ở một số chợ đầu mối, chợ cóc... Hà Nội, có thể thấy, nhiều chợ đầu mối và các cửa hàng đã mở cửa trở lại trong ngày mùng 6 Tết.
Nhiêu người bán hoa đào vẫn cố gắng vớt vát những cành hoa đã nở để bán dịp khai xuân đầu năm hoặc chuẩn bị cho rằm tháng giêng. Nhưng không vì thế mà giá bị "đội" lên.
Nhiêu người bán hoa đào vẫn cố gắng vớt vát những cành hoa đã nở để bán dịp khai xuân đầu năm hoặc chuẩn bị cho rằm tháng giêng. Nhưng không vì thế mà giá bị "đội" lên. 

Sau Tết, osin đòi tăng lương thêm ngày nghỉ

Sau 1 tuần nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều gia đình vẫn đang đau đầu để giải quyết vấn đề người giúp việc không chịu đi làm lại, còn yêu sách đòi tăng lương, thêm ngày nghỉ.

Nghề giúp việc (osin) đang nhận được rất nhiều sự ưu ái, họ cũng được nghỉ Tết, thậm chí còn được gia chủ thưởng Tết như một công chức nhà nước. Tuy nhiên, sau Tết, nhiều người giúp việc không chịu đi làm trở lại và đưa ra nhiều yêu sách làm khó gia chủ.