Xem xét kỷ luật nguyên Giám đốc Sở Y tế và Giám đốc CDC Quảng Ngãi

Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Quảng Ngãi đề nghị xem xét, xử lý kỷ luật nguyên Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Xuân Mến và Giám đốc CDC Hồ Minh Nên.

Mới đây (ngày 4/7), Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Ngãi thông báo về việc xem xét, kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Đảng ủy Sở Y tế và các ông Nguyễn Xuân Mến (Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; nguyên Bí thư Đảng ủy Sở, Giám đốc Sở Y tế); ông Lê Báy, Phó Giám đốc Sở Y tế; ông Phạm Minh Đức, Phó Giám đốc Sở Y tế; ông Hồ Minh Nên - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Ngãi.

Xem xet ky luat nguyen Giam doc So Y te va Giam doc CDC Quang Ngai

Nguyên giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi Nguyễn Xuân Mến

Theo Ủy ban Kiểm tra tỉnh, Đảng ủy Sở Y tế nhiệm kỳ 2015-2020 có vi phạm, khuyết điểm trong việc: Xây dựng, tổ chức thực hiện quy chế làm việc của Đảng ủy; việc thực hiện chế độ sinh hoạt của Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy và việc lãnh đạo, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Đảng ủy theo quy định của Đảng; lãnh đạo cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của Sở Y tế, việc chấp hành các quy định về mua sắm trang thiết bị y tế và vật tư y tế, đấu thầu thuốc chữa bệnh trên địa bàn tỉnh.

Đảng ủy Sở Y tế, nhiệm kỳ 2020 - 2025 có vi phạm, khuyết điểm trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện quy chế làm việc của Đảng ủy; thực hiện chưa tốt chức năng lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Sở Y tế, các quy định về mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng chống dịch, để Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Sở - Giám đốc CDC tỉnh vi phạm các quy định của pháp luật trong việc thực hiện mua sắm hóa chất, sinh phẩm xét nghiệm Covid-19.

Ban Thường vụ Đảng ủy Sở Y tế, nhiệm kỳ 2015-2020, có khuyết điểm, vi phạm trong việc chấp hành chế độ sinh hoạt và tham mưu Đảng ủy Sở Y tế xây dựng, tổ chức thực hiện quy chế làm việc của Đảng ủy; việc thực hiện chế độ sinh hoạt của Đảng ủy và việc lãnh đạo, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Đảng ủy. Cá nhân ông Nguyễn Xuân Mến, Hồ Minh Nên có vi phạm, khuyết điểm đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Từ đó, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thống nhất tiến hành xem xét, xử lý kỷ luật đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Sở Y tế, nhiệm kỳ 2015-2020 và ông Hồ Minh Nên; xem xét, đề nghị xử lý kỷ luật đối với ông Nguyễn Xuân Mến.

Đảng ủy Sở Y tế nhiệm kỳ 2015-2020, nhiệm kỳ 2020-2025 và các ông Lê Báy, Phạm Minh Đức có vi phạm, khuyết điểm nhưng chưa đến mức áp dụng hình thức kỷ luật nên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy yêu cầu nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm.

Bóc mẽ một số Giám đốc CDC sau phát ngôn “trong sạch”

Sau Giám đốc CDC Nghệ An, Bắc Giang đến lượt Giám đốc CDC Thừa Thiên Huế bị lột mặt nạ sau những phát ngôn khẳng định “bàn tay sạch”.

Boc me mot so Giam doc CDC sau phat ngon “trong sach”

Mới đây, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Hoàng Văn Đức – Giám đốc CDC tỉnh Thừa Thiên Huế cùng 1 thuộc cấp về  hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Boc me mot so Giam doc CDC sau phat ngon “trong sach”-Hinh-2

Đáng chú ý, Giám đốc CDC Thừa Thiên Huế trước đó khi trả lời báo chí liên quan vụ Việt Á từng khẳng định: “Việc điều tra này không liên quan đến CDC Thừa Thiên Huế. Công ty Việt Á cho tôi dù một ly cà phê tôi đi tù cũng xứng đáng!". Phát ngôn trên của ông Đức từng khiến dư luận chú ý.

Cty Việt Á chi 800 tỷ "hoa hồng", hàng loạt giám đốc CDC bị bắt… còn những ai?

Đến nay, 7 CDC được xác định nhận hoa hồng, quà từ Việt Á gần 80 tỷ đồng. Việt Á khai chi 800 tỷ hoa hồng, vậy còn những ai chưa bị lộ?

Cty Viet A chi 800 ty

Giám đốc CDC Hà Giang cùng thuộc cấp nhận hơn 1 tỷ đồng. Mới đây, Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Hà Giang đã khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Trần Tuấn - Giám đốc CDC Hà Giang cùng 2 thuộc cấp về hành vi nhận hối lộ. Các bị can không thực hiện đúng các quy định về đấu thầu mua sắm tài sản, gây thiệt hại cho ngân sách và trong quá trình thực hiện các hợp đồng mua kít xét nghiệm của Việt Á, các bị can đã nhiều lần nhận phần trăm ngoài hợp đồng với số tiền trên 1 tỷ đồng.

Cty Viet A chi 800 ty

Trả lại 450 triệu quà Việt Á, Giám đốc CDC Hậu Giang bị bắt giam: Ngày 11/5, Công an tỉnh Hậu Giang đã khởi tố, bắt giam Nguyễn Văn Lành - nguyên Giám đốc CDC Hậu Giang cùng 2 thuộc cấp về hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. CDC Hậu Giang đã mượn Kit xét nghiệm CD-19 do Việt Á sản xuất, sau đó thực hiện hồ sơ, thủ tục “hợp thức” nhằm cho Việt Á trúng 6 gói thầu với tổng số tiền hơn 5 tỷ đồng. Mới đây, ông Lành khi trao đổi với báo chí cho biết, từng giao nộp “giỏ quà” bên trong có 450 triệu đồng của Việt Á.

Giám đốc CDC 'nhúng chàm' Việt Á, nước mắt tiếp tục tuôn rơi

Trong số rất nhiều giám đốc CDC các tỉnh bị bắt giữ, đa phần đều quả quyết sạch tay. Đến ngày bị bắt giữ, nhiều giọt nước mắt muộn màng đã rơi...

Ngày 27/5, trụ sở CDC tỉnh Đắk Lắk vọng những tiếng khóc nức nở cất lên từ phòng làm việc của ông Trịnh Quang Trí - Giám đốc CDC tỉnh này. Ông Trí bật khóc khi cơ quan điều tra Công an tỉnh tống đạt các quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông cùng các thuộc cấp vì sai phạm liên quan đến Công ty CP Công nghệ Việt Á.

Trước khi rời nhiệm sở về tư gia để cơ quan chức năng thực hiện việc khám xét, ông Trịnh Quang Trí khóc và ôm các nhân viên trong cơ quan. Trong vụ án này, ông Trí bị khởi tố với cáo buộc vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

CDC Đắk Lắk đã mua sắm hơn 63.000 kit test Covid-19, tổng trị giá hơn 13 tỷ đồng của Công ty Việt Á. Sau khi hoàn tất, đại diện Công ty Việt Á tại Tây Nguyên đã chi "hoa hồng" cho những bị can nêu trên số tiền hàng tỷ đồng.

Giam doc CDC 'nhung cham' Viet A, nuoc mat tiep tuc tuon roi

Giám đốc CDC Đắk Lắk khóc nức nở. Ảnh cắt từ clip

Giọt nước mắt muộn màng của ông Trí diễn ra trong bối cảnh hàng loạt giám đốc CDC các tỉnh bị khởi tố, bắt tạm giam vì liên quan đến Công ty Việt Á. Đến nay, ngoài ông Trí, có 9 giám đốc, cựu giám đốc CDC các tỉnh, thành phố bị khởi tố, bắt tạm giam.

Cụ thể các giám đốc CDC bị khởi tố gồm: ông Phạm Duy Tuyến (Hải Dương); Nguyễn Văn Định (Nghệ An); Nguyễn Thành Danh (Bình Dương); Lâm Văn Tuấn (Bắc Giang); Hoàng Văn Đức (Thừa Thiên - Huế); Nguyễn Văn Sáu (Bình Phước); Đỗ Đức Lưu (Nam Định); Nguyễn Trần Tuấn (Hà Giang); Nguyễn Văn Lành (Hậu Giang).

Đặc biệt, các giám đốc CDC tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Nam Định, Hậu Giang đều khẳng định với báo chí trước khi bị bắt rằng họ "không nhận đồng nào từ Công ty Việt Á". Tuy nhiên đến nay, cơ quan điều tra lại chứng minh điều hoàn toàn ngược lại.

Giam doc CDC 'nhung cham' Viet A, nuoc mat tiep tuc tuon roi-Hinh-2

Phan Quốc Việt (trái) và Phạm Duy Tuyến là những bị can bị khởi tố, bắt tạm giam đầu tiên. Ảnh: Bộ Công an

"Đại án" xảy ra tại Công ty Việt Á và các đơn vị liên quan được C03-Bộ Công an khởi tố vào cuối tháng 12/2021. Sau nửa năm, đến nay có hơn 50 bị can liên quan bị khởi tố với cáo buộc để xảy ra sai phạm khi kí kết các hợp đồng với Công ty Việt Á. Ngoài hàng loạt giám đốc CDC nêu trên, cơ quan điều tra còn khởi tố các bị can làm việc tại Bộ Y tế, Bộ KH&CN, Sở Y tế các tỉnh, thành phố.

Tại các bệnh viện, cơ quan điều tra khởi tố các bị can liên quan tại BV TP Thủ Đức (TP.HCM), BV Đa khoa các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Long, Sơn La.

Mới đây nhất, Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố, bắt giam ông Nguyễn Huỳnh, Phó Trưởng phòng Quản lý giá, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế (nguyên thư ký lãnh đạo Bộ Y tế) về hành vi Lợi dụng chức vụ quyền hành trong khi thi hành công vụ.

Theo CQĐT, mặc dù thôi làm thư ký từ tháng 9/2017, nhưng ông Huỳnh đã có hành vi lợi dụng vai trò, vị thế nguyên thư ký lãnh đạo Bộ để can thiệp, giới thiệu và tác động đến ông Nguyễn Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Trang Thiết bị & Công trình y tế, trình, ký đề xuất Bộ Y tế ban hành quyết định cấp Sổ đăng ký lưu hành kit test cho Công ty Việt Á trái quy định của pháp luật.

Kết quả điều tra bước đầu xác định ông Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc Công ty Việt Á "bắt tay" với các đối tác nâng khống giá kit test Covid-19 lên khoảng 45%, số tiền Việt Á thu về trong vụ này là trên 500 tỷ đồng. Đáng chú ý, theo lời khai của bị can Việt, số tiền chi "hoa hồng" cho các "đối tác" là gần 800 tỷ đồng.

Cơ quan điều tra cũng phong tỏa, kê biên, thu hồi tài sản lên đến khoảng 1.600 tỷ đồng liên quan đến đại án nêu trên. Hiện nay, vụ án trên thuộc diện theo dõi của Ban chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.