Xem phim 3D bằng kính thực tế ảo đầu tiên của Việt Nam

(Kiến Thức) - Kính thực tế ảo đầu tiên của Việt Nam, sử dụng với điện thoại di động, vừa được ra mắt sau hơn 1 năm nghiên cứu.

Sau hơn 1 năm nghiên cứu công ty RNG chính thức ra mắt kính thực tế ảo đầu tiên của Việt Nam. Đây là phiên bản kính sử dụng với điện thoại di động tương tự như VRGear của SamSung hay Google Cardboard. Đây là phiên bản kính sử dụng với điện thoại di động tương tự như VRGear của SamSung hay Google Cardboard.
Khi sử dụng kính Horus glass để xem phim người xem sẽ có trải nghiệm giống như đang ngồi ở rạp chiếu phim và có thể xem phim 3D với cảm giác hết sức sống động. Tiến sĩ Ngô Thăng Long người trực tiếp nghiên cứu dự án cho biết: "Kính Horus Glass có thể sử dụng để xem phim 2D hoặc 3D cho cảm giác tốt hơn xem ở rạp. Ngoài ra kính cũng được sử dụng để chơi game và cho các hoạt động tập huấn khác."
Ảnh minh họa kính.
Ảnh minh họa kính. 
Chính anh Lê Minh Tuấn, trợ lý sản phẩm cũng không khỏi ngỡ ngàng trong lần đầu sử dụng đầu tiên, anh Tuấn cho biết:"Khi tôi di chuyển trong một căn nhà và nhìn ra bờ biển, tôi cảm giác mình đang ở Nha Trang."
Anh Nguyễn Duy Sơn, giám đốc dự án cho biết dự định về tương lai của Horus: "Hiện tại chúng tôi chuẩn bị cung cấp cho người dùng phiên bản rút gọn kèm theo phần mềm xem phim 3D để các bạn có thể trải nghiệm và hình dung về công nghệ thực tế ảo. Tiếp theo chúng tôi sẽ tiến xa hơn vào các lĩnh vực ứng dụng Công Nghệ Thực Tế Ảo như giáo dục, y tế, kiến trúc và đặc biệt là giải trí, du lịch. Bạn có thể chỉ cần đeo kính và chọn bãi biển Bali, hoặc đến Paris. Chỉ trong tích tắc bạn sẽ giống như đang ở ngay đó vậy. Các kiến trúc sư sẽ có thể cho nhà đầu tư xem toàn bộ ngôi nhà, nội thất với tỉ lệ thực, hay các binh sĩ có thể chiến đấu mà không cần phải ra chiến trường. Với nhiều công cụ hỗ trợ tương tác mà chúng tôi đang nghiên cứu người dùng sẽ có thêm nhiều trải nghiệm thực tế hơn hơn. Súng thực tế ảo Horus Gun và các ứng dụng Augmented VR sẽ là một ví dụ."
Clip minh họa súng thực tế ảo do công ty RNG nghiên cứu và phát triển.
Anh Nguyễn Duy Sơn cũng cho biết: Dự án Horus nghiên cứu và phát triển các ứng dụng của công nghệ Thực tế ảo được khởi động tại Úc và Việt Nam trong vòng 1 năm qua. Toàn bộ dự án được thực hiện bởi Tiến Sĩ Ngô Thăng Long và đội ngũ kỹ sư RNG. Công nghệ thực tế ảo có thể ứng dụng vào mọi mặt trong đời sống và không còn là công nghệ của tương lai xa nữa. Và RNG cũng đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư tham gia cùng chúng tôi phát triển các ứng dụng của thực tế ảo vào các lĩnh vực giáo dục, y tế, kiến trúc, giải trí, du lịch vv... với mong muốn Việt Nam sẽ tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo vào trong đời sống.
Hình ảnh chính thức của bản thương mại sẽ được công bố vào ngày 03 tháng 11 tới. Hiện các bạn đã có thể đặt hàng sản phẩm Horus Lite trên website http://horusglass.vn

8 lỗi thường gặp khi lau dọn nhà cần phải tránh

(Kiến Thức) - Những hiểu lầm khi lau dọn nhà cửa có thể gây hại đến sức khỏe của bạn và tàn phá đồ dùng khủng khiếp.

1. Lau dọn cửa kính vào ngày nắng: do trời nắng, chất tẩy sẽ nhanh khô và để lại vết trên kính. Bạn nên chọn ngày nhiều mây, mát mẻ để lau kính. Các chất tẩy rửa khi phun lên bề mặt kính nên để khoảng 1 phút sau đó dùng khăn mềm, lau nhẹ để làm sạch vết bẩn.
1. Lau dọn cửa kính vào ngày nắng: do trời nắng, chất tẩy sẽ nhanh khô và để lại vết trên kính. Bạn nên chọn ngày nhiều mây, mát mẻ để lau kính. Các chất tẩy rửa khi phun lên bề mặt kính nên để khoảng 1 phút sau đó dùng khăn mềm, lau nhẹ để làm sạch vết bẩn.
2. Dùng giấm và chanh mọi trường hợp: Hai nguyên liệu này phù hợp với làm sạch bồn rửa mặt, vòi hoa sen, đồ sứ trong nhà. Tuy nhiên, chúng không an toàn với bề mặt đá tự nhiên, gỗ, đá hoa cương. Bạn không nên dùng giấm và chanh cho vật liệu này.
2. Dùng giấm và chanh mọi trường hợp: Hai nguyên liệu này phù hợp với làm sạch bồn rửa mặt, vòi hoa sen, đồ sứ trong nhà. Tuy nhiên, chúng không an toàn với bề mặt đá tự nhiên, gỗ, đá hoa cương. Bạn không nên dùng giấm và chanh cho vật liệu này.

Kinh ngạc với những bức ảnh động 150 tuổi

(Kiến Thức) - Ảnh động không phải là “sản phẩm” độc quyền của công nghệ photoshop mà đã xuất hiện trước đó hàng trăm năm.

Trong thế kỷ 19, các nghệ sĩ dùng các công cụ quang học như phenakistoscope (tạm dịch: kính ảo ảnh), zoetrope và các tiện ích có tên rất lạ khác để tạo ảnh động thu hút công chúng.
 Trong thế kỷ 19, các nghệ sĩ dùng các công cụ quang học như phenakistoscope (tạm dịch: kính ảo ảnh), zoetrope và các tiện ích có tên rất lạ khác để tạo ảnh động thu hút công chúng.