Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Hitech - Xe

Rết robot dẹp cỏ dại khéo léo như người nông dân

17/05/2025 12:22

Được chế tạo dựa trên mô phỏng loài rết, robot giá rẻ này có thể bò qua các địa hình hiểm trở, nhổ cỏ dại mà không làm dập nát cây trồng.

Thiên Đăng (Theo Interestingengineering)

Thích thú xem robot Trung Quốc thư giãn cực chill xả stress

Nữ streamer Thái Lan gây sốt với bộ mô hình robot tiền tỷ

Pháp triển khai robot chiến đấu, tự động hóa hoàn toàn vào 2040

Robot gián điệp đầu tiên trên thế giới, giám sát hạt nhân siêu đẳng

Lấy cảm hứng từ những động vật thân dài mảnh khảnh, di chuyển ngoằn ngoèo tựa như loài rết có trong tự nhiên, Ground Control Robotics (GCR), một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Atlanta, đã phát triển một con rết robot được thiết kế đặc biệt dành riêng cho các địa hình nông nghiệp khắc nghiệt. Ảnh: @Ground Control Robotics.
Lấy cảm hứng từ những động vật thân dài mảnh khảnh, di chuyển ngoằn ngoèo tựa như loài rết có trong tự nhiên, Ground Control Robotics (GCR), một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Atlanta, đã phát triển một con rết robot được thiết kế đặc biệt dành riêng cho các địa hình nông nghiệp khắc nghiệt. Ảnh: @Ground Control Robotics.
Theo công ty Ground Control Robotics (GCR), trọng tâm ban đầu là tự động hóa việc kiểm soát cỏ dại và theo dõi cây trồng trong các trang trại lâu năm, nơi máy móc truyền thống gặp nhiều khó khăn. Ảnh: @merrillwildblueberries.
Theo công ty Ground Control Robotics (GCR), trọng tâm ban đầu là tự động hóa việc kiểm soát cỏ dại và theo dõi cây trồng trong các trang trại lâu năm, nơi máy móc truyền thống gặp nhiều khó khăn. Ảnh: @merrillwildblueberries.
Việc làm cỏ thủ công trên các cánh đồng như vậy có thể tốn rất nhiều chi phí, nguồn nhân lực, trong khi tình trạng thiếu hụt lao động khiến việc này ngày càng trở nên khó khăn hơn. Ảnh: @Ground Control Robotics.
Việc làm cỏ thủ công trên các cánh đồng như vậy có thể tốn rất nhiều chi phí, nguồn nhân lực, trong khi tình trạng thiếu hụt lao động khiến việc này ngày càng trở nên khó khăn hơn. Ảnh: @Ground Control Robotics.
Mặt khác theo công ty GCR, hiện tại không có giải pháp tự động nào để kiểm soát cỏ dại xung quanh các loại cây được trồng rậm rạp, dạng dây leo như việt quất, dâu tây hoặc nho. Thế nên, công ty tin rằng, rết robot của họ có thể là giải pháp thay thế mang tính cách mạng lớn. Ảnh: @Ground Control Robotics.
Mặt khác theo công ty GCR, hiện tại không có giải pháp tự động nào để kiểm soát cỏ dại xung quanh các loại cây được trồng rậm rạp, dạng dây leo như việt quất, dâu tây hoặc nho. Thế nên, công ty tin rằng, rết robot của họ có thể là giải pháp thay thế mang tính cách mạng lớn. Ảnh: @Ground Control Robotics.
Được thiết kế đơn giản, con rết robot này bao gồm một đầu được trang bị các cảm biến điều hành, thăm dò, quan sát cực kỳ tân tiến. Ảnh: @Ground Control Robotics.
Được thiết kế đơn giản, con rết robot này bao gồm một đầu được trang bị các cảm biến điều hành, thăm dò, quan sát cực kỳ tân tiến. Ảnh: @Ground Control Robotics.
Tiếp theo là một số phân đoạn thân nối giống hệt nhau được kết nối bằng cáp. Mỗi đoạn thân nối này đều có các chân kim loại, chúng được tích hợp các động cơ nhỏ lẻ giúp các thân đoạn có chân này có thể di chuyển phối hợp, đồng bộ. Ảnh: @Ground Control Robotics.
Tiếp theo là một số phân đoạn thân nối giống hệt nhau được kết nối bằng cáp. Mỗi đoạn thân nối này đều có các chân kim loại, chúng được tích hợp các động cơ nhỏ lẻ giúp các thân đoạn có chân này có thể di chuyển phối hợp, đồng bộ. Ảnh: @Ground Control Robotics.
Daniel Goldman, giám đốc Phòng thí nghiệm CRAB tại Viện Công nghệ Georgia, giải thích với Tạp chí IEEE Spectrum rằng: “Bằng cách phối hợp cẩn thận việc nâng và hạ chân, con rết robot này có thể duy trì khả năng chuyển động ổn định, len lỏi qua các môi trường địa hình khác nhau”. Ảnh: @Ground Control Robotics.
Daniel Goldman, giám đốc Phòng thí nghiệm CRAB tại Viện Công nghệ Georgia, giải thích với Tạp chí IEEE Spectrum rằng: “Bằng cách phối hợp cẩn thận việc nâng và hạ chân, con rết robot này có thể duy trì khả năng chuyển động ổn định, len lỏi qua các môi trường địa hình khác nhau”. Ảnh: @Ground Control Robotics.
“Chúng tôi muốn đưa rết robot đến gần các cánh đồng nhất có thể. Và chúng tôi không muốn một cỗ máy quá to lớn, cồng kềnh phá hủy những cánh đồng này”, Goldman cho biết. Ảnh: @Ground Control Robotics.
“Chúng tôi muốn đưa rết robot đến gần các cánh đồng nhất có thể. Và chúng tôi không muốn một cỗ máy quá to lớn, cồng kềnh phá hủy những cánh đồng này”, Goldman cho biết. Ảnh: @Ground Control Robotics.
Phía công ty GCR còn dự đoán rằng, các con rết robot của họ sẽ có giá cả phải chăng hơn đáng kể, so với các robot nông nghiệp thông thường, với chi phí dự kiến ​​trong phạm vi chỉ vài nghìn đô la. Ảnh: @Ground Control Robotics.
Phía công ty GCR còn dự đoán rằng, các con rết robot của họ sẽ có giá cả phải chăng hơn đáng kể, so với các robot nông nghiệp thông thường, với chi phí dự kiến ​​trong phạm vi chỉ vài nghìn đô la. Ảnh: @Ground Control Robotics.
Trong giai đoạn đầu thử nghiệm, con rết robot này sẽ tập trung vào nhiệm vụ do thám và giám sát. Ảnh: @Ground Control Robotics.
Trong giai đoạn đầu thử nghiệm, con rết robot này sẽ tập trung vào nhiệm vụ do thám và giám sát. Ảnh: @Ground Control Robotics.
Sau đó, GCR sẽ trang bị cho robot hình rết này các cơ chế loại bỏ cỏ dại chủ động, có thể bao gồm các kẹp chuyên dụng, hoặc thậm chí là dùng tới các giải pháp dọn dẹp cỏ dại dựa trên tia laser. Ảnh: @Ground Control Robotics.
Sau đó, GCR sẽ trang bị cho robot hình rết này các cơ chế loại bỏ cỏ dại chủ động, có thể bao gồm các kẹp chuyên dụng, hoặc thậm chí là dùng tới các giải pháp dọn dẹp cỏ dại dựa trên tia laser. Ảnh: @Ground Control Robotics.
Ground Control Robotics hiện đang hợp tác với một người trồng việt quất và một chủ vườn nho ở Georgia để tiến hành các chương trình thí điểm. Các thử nghiệm này sẽ giúp tinh chỉnh khả năng điều hướng, và kiểm soát hiệu quả hoạt động từ cảm biến của robot, trước khi chúng được triển khai rộng rãi ra thị trường. Ảnh: @Ground Control Robotics.
Ground Control Robotics hiện đang hợp tác với một người trồng việt quất và một chủ vườn nho ở Georgia để tiến hành các chương trình thí điểm. Các thử nghiệm này sẽ giúp tinh chỉnh khả năng điều hướng, và kiểm soát hiệu quả hoạt động từ cảm biến của robot, trước khi chúng được triển khai rộng rãi ra thị trường. Ảnh: @Ground Control Robotics.
Mời Quý Độc Giả cùng xem video: Rợn Người Với Con ROBOT Giống Người Thật Một Cách Đáng Sợ - "Soán Ngôi" Loài Người Trong Tương Lai? Nguồn video: @Top 1 Khám Phá.

Top tin bài hot nhất

Hot rần rần điện thoại dát vàng giá nửa tỷ đổ bộ Việt Nam

Hot rần rần điện thoại dát vàng giá nửa tỷ đổ bộ Việt Nam

16/05/2025 12:52
Top kỳ quan công nghệ thế giới khốn khổ vì AI trỗi dậy

Top kỳ quan công nghệ thế giới khốn khổ vì AI trỗi dậy

15/05/2025 14:10
Trung Quốc Nga chốt kèo căn cứ hạt nhân trên Mặt trăng

Trung Quốc Nga chốt kèo căn cứ hạt nhân trên Mặt trăng

16/05/2025 14:12
Sự thật ngỡ ngàng cỗ máy điện mạnh nhất hành tinh

Sự thật ngỡ ngàng cỗ máy điện mạnh nhất hành tinh

15/05/2025 19:05
5 ứng dụng độc hại cần gỡ ngay kẻo mất sạch tài khoản

5 ứng dụng độc hại cần gỡ ngay kẻo mất sạch tài khoản

16/05/2025 12:22

Bạn có thể quan tâm

Nữ MC Liên Quân 2025 chiếm trọn spotlight, xả ảnh đẹp "tràn viền"

Nữ MC Liên Quân 2025 chiếm trọn spotlight, xả ảnh đẹp "tràn viền"

Chuyên gia mách mẹo đặt mật khẩu an toàn chống hacker

Chuyên gia mách mẹo đặt mật khẩu an toàn chống hacker

Công nghệ đặc biệt của siêu tàu chở ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ đặc biệt của siêu tàu chở ô tô lớn nhất thế giới

Vạch trần tin nhắn độc hại hack điện thoại trong 10 phút

Vạch trần tin nhắn độc hại hack điện thoại trong 10 phút

Chỉ cần thao tác này, không lo gửi nhầm ảnh nhạy cảm trên ứng dụng nhắn tin

Chỉ cần thao tác này, không lo gửi nhầm ảnh nhạy cảm trên ứng dụng nhắn tin

PGS.TSKH. Vũ Cao Minh người hồi sinh cho đá

PGS.TSKH. Vũ Cao Minh người hồi sinh cho đá

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status