Xây dựng Ricons làm ăn sao trước tranh chấp với Coteccon?

Ricons gửi đơn kiện, yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Coteccons trong bối cảnh 2 doanh nghiệp này đang trên đường đua cùng liên minh dự thầu ở sân bay Long Thành.

Liên quan đến sự việc tranh chấp hợp đồng kinh tế với Ricons, mới đây, Coteccons khẳng định có phát sinh các giao dịch bao gồm các khoản phải thu và khoản phải trả (gọi tắt là công nợ) giữa hai công ty bắt đầu từ giai đoạn trước năm 2019. Những công nợ phát sinh hiện nay vẫn chưa được quyết toán xong do vướng mắc về vấn đề xác định giá trị công nợ kèm theo những chứng từ đạt đủ điều kiện về pháp lý.
Coteccons nợ Ricons 323 tỷ đồng
Tại đại hội cổ đông thường niên 2023, ban lãnh đạo Công ty CP Đầu tư Xây dựng Ricons đề cập đến khoản nợ từ cổ đông lớn là tổ chức, khẳng định rằng việc không thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ là không phù hợp với tinh thần hợp tác và trách nhiệm của cổ đông lớn.
Ban điều hành Ricons cho biết đã nhiều lần gửi công văn đề nghị thanh toán và sắp xếp cuộc họp thảo luận trên tinh thần tôn trọng các điều khoản của hợp đồng. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có kết quả khả quan.
Cổ đông lớn là tổ chức mà Ricons đề cập là Công ty CP Xây dựng Coteccons (mã: CTD). Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2023 của Coteccons, doanh nghiệp này có khoản phải trả người bán ngắn hạn đối với Ricons là gần 323 tỷ đồng tại thời điểm ngày 31/3/2023, trong tổng cộng gần 4.000 tỷ đồng nợ ngắn hạn. Đồng thời, Coteccons cũng đang sở hữu 14,3% cổ phần của Ricons (tổng giá trị hơn 301,6 tỷ đồng).
“Tương tự như các đối tác khác, khi đối tác không có thiện chí và sự hợp tác, không tôn trọng cam kết dẫn đến khoản công nợ kéo dài thì Ricons buộc lòng phải có các biện pháp pháp lý mạnh mẽ hơn để yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước hỗ trợ trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình”, đại diện Ricons nói tại đại hội cổ đông 2023.
Bức tranh tài chính của Ricons thế nào?
Được biết, Ricons có tiền thân là Công ty CP Đầu tư Xây dựng Phú Hưng Gia, từng là doanh nghiệp trong "hệ sinh thái Coteccons", được thành lập năm 2004, khi ông Nguyễn Bá Dương còn là Chủ tịch Coteccons. Sau cuộc chiến thượng tầng tại Coteccons, ông Dương từ nhiệm, Ricons cũng tuyên bố độc lập, xây dựng hệ sinh thái riêng.
Xay dung Ricons lam an sao truoc tranh chap voi Coteccon?
Xây dựng Ricons làm ăn sao trước tranh chấp với Coteccon? (ảnh minh họa: Internet). 
Về tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 đã kiểm toán cho thấy, Ricons ghi nhận hơn 11.384 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 41% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu từ các hợp đồng xây dựng đóng góp gần 11.218 tỷ đồng, cũng tăng xấp xỉ 41%. Tuy nhiên, mức tăng giá vốn có phần nhỉnh hơn khiến lãi gộp của công ty giảm 12%, còn 206 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, doanh thu tài chính và lợi nhuận khác lần lượt tăng 97% và 19%, lên 73 tỷ đồng và 23 tỷ đồng. Trong đó, lợi nhuận tăng chủ yếu do Ricons thực hiện hoàn nhập chi phí dự phòng bảo hành gần 15 tỷ đồng. Kết quả, Ricons lãi ròng gần 91 tỷ đồng trong năm 2022, tăng 13% so với năm trước.
Đáng chú ý, nợ phải trả và lãi vay của Ricons tăng khá mạnh trong năm 2022. Cụ thể, nợ phải trả của Ricons tăng mạnh 49%, lên 5.785 tỷ đồng. Trong đó, nợ vay ngắn hạn gấp hơn 3 lần đầu năm, ghi nhận gần 754 tỷ đồng, toàn bộ đều là các khoản vay ngân hàng. Chi phí lãi vay của công ty tăng vọt từ hơn 1,4 tỷ đồng lên gần 24 tỷ đồng vào cuối năm. Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến nợ phải trả tăng chủ yếu nằm ở giá trị khoản mục phải trả người bán ngắn hạn tăng 56%, lên 3.496 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2023, Ricons có 945 nhân viên, tổng tài sản gần 7.177 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số đầu năm. Nợ phải trả của Ricons là 4.753 tỷ đồng, gấp đôi so với vốn chủ sở hữu chỉ vỏn vẹn 2.423 tỷ đồng.
Trong quý I/2023, doanh thu của Ricons đạt 1.718 tỷ đồng, , giảm 14% so với cùng kỳ do 2 mảng cốt lõi đều suy yếu: Doanh thu hợp đồng xây dựng đạt 1.699 tỷ đồng, giảm 12%; doanh thu hoạt động bất động sản đầu tư đạt 16 tỷ đồng, giảm 78%. Chi phí tài chính tăng gấp 3 lần dẫn đến Ricons báo lãi thuần từ hoạt động kinh doanh 13,6 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các chi phí phát sinh, Ricons lãi sau thuế 15,4 tỷ đồng giảm mạnh so với con số 20 tỷ đồng quý I/2022. Dòng tiền kinh doanh quý I/2023 của Ricons âm gần 126 tỷ đồng, chủ yếu do giảm các khoản phải trả.
Năm 2023, Ricons dự kiến doanh thu thuần 6.000 tỷ đồng và lãi ròng 50 tỷ đồng, lần lượt giảm 47% và 45% so với kết quả năm 2022. Trong thông điệp gửi đến cổ đông, Chủ tịch HĐQT Ricons, ông Nguyễn Sỹ Công cho biết, năm 2023, ngành xây dựng và bất động sản của Việt Nam được dự báo sẽ bước vào một chu kỳ khủng hoảng mới với nhiều rủi ro mang tính toàn diện, khó lường. Trong hoàn cảnh này, có thể nói, Ricons đang đối diện với những thách thức lớn nhất kể từ khi thành lập tới nay, đặc biệt là về nguồn việc mới và dòng tiền…
Mới đây, Ricons thông báo bất thường về việc một cổ đông ngoại nắm 1.26% vốn đổi tên. Cụ thể, cổ đông ngoại thay đổi thông tin là Luminous VietNam and Indochina Growth Master Fund đang sở hữu 1.26% vốn tại Ricons. Tên thương mại trước đó là Kingsmead Vietnam and Indochina Growth Master Fund.
Ngoài ra, Ricons còn có 7 cổ đông ngoại khác gồm: Daiwa-Ssiam Vietnam Growth Fund II L.P sở hữu 1,3%, Rewas Holdings Limited 7,25%, Trosky Benjamin L 0,03%, David Hanibal Edington 0,45%, Douglas Craig Andrew 0,04%, Clement Chin Yeung Loh 0,09% và Okuda Mami 0,01%. Tổng cộng 8 cổ đông ngoại đang sở hữu tỷ lệ 11,42% vốn tại Ricons. Tính tới thời điểm hiện tại, Ricons có vốn điều lệ gần 400 tỷ đồng.

3 liên danh cạnh tranh gói thầu 35.000 tỷ Sân bay Long Thành

Trong 3 nhóm liên danh nộp hồ sơ dự thầu dự án, duy nhất liên danh Hoa Lư có nhà thầu trong nước đứng đầu liên danh là Công ty CP Xây dựng Coteccons. 2 nhóm còn lại do nhà thầu Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu.

Theo đánh giá của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), tất cả các nhà thầu xây dựng tham gia vào ba liên danh đều là các tên tuổi lớn, có năng lực với đội ngũ lớn, chất lượng và có kinh nghiệm thi công đa dạng từ xây dựng dân dụng, cơ sở hạ tầng cho đến xây dựng công nghiệp. Đây có thể nói là cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa nhóm các nhóm nhà thầu trong bối cảnh ngành xây dựng dân dụng đang nguội lạnh vì thị trường bất động sản gần như đóng băng.
Gian nan tìm nhà thầu

4 con giáp tháng 8 hết khổ, tháng 9 gặp may, tháng 10 giàu sụ

Thời gian từ tháng 8 đến tháng 10/2023, phong sinh thủy khởi, vận thế xoay chiều, cát vận ập đến mà bốn con giáp sau gặp hung hóa cát, may mắn ngập tràn.

4 con giap thang 8 het kho, thang 9 gap may, thang 10 giau su

Con giáp tuổi Sửu trong tháng 8, tháng 9, tháng 10/2023 được cát tinh “Thiên Tài” phù hộ, do vậy ngày nào cũng gặp may mắn về tiền bạc. Thời gian trước đây, vận thế của con giáp này không tốt, thậm chí còn không đạt được bất cứ một thành tựu gì. 

Tò mò loạt bia mộ “độc nhất vô nhị” khiến hậu thế ngỡ ngàng

Không những gây ấn tượng bằng vẻ ngoài khác lạ, những bia mộ này còn khiến nhiều người ngạc nhiên bởi câu chuyện phía sau chúng.

To mo loat bia mo “doc nhat vo nhi” khien hau the ngo ngang
 Cái nắm tay vượt qua ranh giới: Hình ảnh hai bia mộ này là của cặp vợ chồng  J.W.C van Gorcum, một đại tá của Kỵ binh Hà Lan, ủy viên dân quân ở Limburg, và vợ ông, phu nhân J.C.P.H van Aefferden. Hai người buộc phải chôn cất trong hai mảnh đất khác nhau, người chồng ở vùng đất cho các tín đồ Tin Lành, người vợ thì được chôn cất trên đất Công giáo. Họ kết hôn bất chấp sự phản đối của xã hội do những khác biệt về tôn giáo và đẳng cấp. Thế nhưng, đến khi hai người này qua đời, người ta vẫn chia rẽ họ bằng cách không để hai người nằm cạnh nhau. Tuy nhiên, cảm động về tình yêu của hai người, những người làm bia mộ đã dựng một cặp bia mộ có đôi tay nắm lấy nhau dù bị ngăn cách bởi bức tường, để họ có thể ở bên nhau mãi mãi.