WHO dỡ bỏ tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu về COVID-19

Ngày 5/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus chính thức tuyên bố đại dịch COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu.

Ngày 5/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đại dịch COVID-19 không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu. Tuyên bố này được Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra tại một cuộc họp báo trực tuyến tại Geneva, Thụy Sĩ, sau khi đại dịch COVID-19 đã lan rộng đến hầu hết quốc gia trên thế giới và khiến hơn 6,9 triệu người tử vong, theo hãng tin Reuters.
WHO do bo tinh trang y te khan cap toan cau ve COVID-19
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: AP.
Ủy ban Khẩn cấp đã họp vào ngày 4/5 và khuyến nghị tổ chức này tuyên bố COVID-19 không còn "tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế". Đây là mức cảnh báo cao nhất của WHO, được áp dụng kể từ ngày 30/1/2020.
“Vì vậy, với niềm hy vọng lớn lao, tôi tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu”, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói. Tuy nhiên, người đứng đầu WHO cũng cảnh báo tuyên bố trên không đồng nghĩa với việc COVID-19 không còn là mối đe dọa với sức khỏe toàn cầu.
Cũng trong hội nghị thông báo về quyết định này, một số quan chức WHO kêu gọi các quốc gia nên suy ngẫm về những bài học kinh nghiệm trong đại dịch. “Chúng ta không thể nào quên những giàn thiêu, những ngôi mộ dành cho người mất vì COVID-19. Không ai trong chúng ta sẽ quên chúng" - bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về COVID-19, nói.
Việc tuyên bố kết thúc tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu đồng nghĩa với việc các nỗ lực hợp tác, tài trợ quốc tế cũng sẽ chấm dứt hoặc chuyển trọng tâm.
"Trận chiến vẫn chưa kết thúc. Chúng ta vẫn còn những điểm yếu trong hệ thống của mình và chúng sẽ bị virus này hoặc virus khác phơi bày. Điều này cần phải được khắc phục", ông Michael Ryan, giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của WHO, nói.
Theo WHO, hơn 765 triệu trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19 kể từ khi đại dịch bắt đầu. Châu Âu là khu vực có nhiều trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh nhất, trong khi đó, châu Mỹ là khu vực có nhiều trường hợp tử vong được báo cáo nhất.

“Bí quyết” Italy sống chung với đại dịch COVID-19

(Kiến Thức) - Dù dịch COVID-19 vẫn hoành hành khắp thế giới, cuộc sống hàng ngày của người dân tại Italy đang tiến tới "trạng thái bình thường mới".

Theo CNA, Italy là quốc gia phương Tây đầu tiên hứng chịu cuộc khủng hoảng COVID-19. Vào đầu năm 2020, khi nhiều khu vực của nước này tràn ngập các ca mắc COVID-19, một số phương tiện truyền thông cho rằng, chính phủ đã mất quá nhiều thời gian để áp dụng các biện pháp hạn chế nhằm chống lại sự lây lan của virus SARS-CoV-2.
Italy đã rút ra một số bài học kể từ lần đóng cửa đất nước đầu tiên vào tháng 3/2020. Giờ đây, một năm rưỡi sau khi dập tắt làn sóng COVID-19 đầu tiên, nước này áp dụng các biện pháp chống dịch thậm chí nghiêm ngặt hơn các quốc gia khác, chẳng hạn như Mỹ.

Lựa chọn đi tu, giới trẻ Trung Quốc đang "chạy trốn" thứ gì?

Sau đại dịch Covid-19, ngày càng người trẻ Trung Quốc vào chùa đi tu và sinh hoạt nhằm thoát khỏi áp lực trong công việc, cuộc sống và cầu may mắn.

Sau khi tốt nghiệp đại học vào thời điểm vào năm 2021 – lúc đại dịch Covid-19 bùng phát, Lu Zi đã có được một công việc đáng ghen tị ở một tập đoàn thương mại điện tử lớn. Một năm sau, cô từ bỏ tất cả và đang sống tại một ngôi chùa Phật giáo ở miền Đông Trung Quốc.
Giống như nhiều bạn bè đồng trang lứa, Lu từng có nhiều tham vọng và dành những năm đại học để lên kế hoạch cho sự nghiệp của mình. Tuy nhiên sau 12 tháng làm công việc đầu tiên, cô lại quyết định từ bỏ việc làm khi đó và vào chùa đi tu. Cô trở thành tình nguyện viên tại một ngôi chùa ở Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang.

Những sự thật địa lý gây tò mò về nước Nga

Nga trải dài bốn vùng khí hậu của Trái đất và 11 múi giờ. Nhiệt độ ở nước này vào các thời điểm khác nhau có thể chênh lệch tới 78 độ C.

1. Nhiệt độ ở nước Nga vào các thời điểm khác nhau trong năm dao động từ -67°C đến +45°C - chênh lệch 78 độ C.
Hai khu định cư của Nga cạnh tranh danh hiệu nơi lạnh nhất trên Trái đất là làng Oymyakon và thị trấn Verkhoyansk. Trong những năm khác nhau, nhiệt độ ở cả hai đều giảm xuống -67°C. Cả hai đều nằm ở Yakutia, thuộc vùng khí hậu cận Bắc Cực.