Lựa chọn đi tu, giới trẻ Trung Quốc đang "chạy trốn" thứ gì?

Sau đại dịch Covid-19, ngày càng người trẻ Trung Quốc vào chùa đi tu và sinh hoạt nhằm thoát khỏi áp lực trong công việc, cuộc sống và cầu may mắn.

Sau khi tốt nghiệp đại học vào thời điểm vào năm 2021 – lúc đại dịch Covid-19 bùng phát, Lu Zi đã có được một công việc đáng ghen tị ở một tập đoàn thương mại điện tử lớn. Một năm sau, cô từ bỏ tất cả và đang sống tại một ngôi chùa Phật giáo ở miền Đông Trung Quốc.
Giống như nhiều bạn bè đồng trang lứa, Lu từng có nhiều tham vọng và dành những năm đại học để lên kế hoạch cho sự nghiệp của mình. Tuy nhiên sau 12 tháng làm công việc đầu tiên, cô lại quyết định từ bỏ việc làm khi đó và vào chùa đi tu. Cô trở thành tình nguyện viên tại một ngôi chùa ở Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang.
Lua chon di tu, gioi tre Trung Quoc dang
Ảnh minh hoạ: SCMP. 
Là một trong số sinh viên trẻ mới tốt nghiệp, cảm thấy vỡ mộng hoặc kiệt sức nên Lu đã tạm thời rút lui khỏi thị trường việc làm cạnh tranh khốc liệt của Trung Quốc để suy nghĩ lại về con đường tương lai của mình. "Đại dịch không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế, mà còn phá vỡ nhiều mộng ảo của chúng tôi về cuộc sống", Lu, 25 tuổi, chia sẻ với SCMP.
Lu cho biết cô dự định sống và làm tình nguyện trong chùa 1 năm. Cô nói: "Suy thoái kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng đã khiến nhiều người ở độ tuổi của tôi vô cùng lo lắng. Khi tất cả mọi thứ trở nên thiếu chắc chắn, nhiều người đang chọn giữ những công việc an toàn và ổn định. Nhưng cũng có một số người giống như tôi, muốn dừng lại và suy nghĩ lại về những gì bản thân thực sự muốn trong cuộc sống".
Lua chon di tu, gioi tre Trung Quoc dang
 
Nền kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi trong những tháng gần đây sau khi nước này thoát khỏi 3 năm kiểm soát nghiêm ngặt theo chính sách "zero-Covid". Nhưng tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên đã ở mức 17,5% vào năm ngoái, tiếp tục tăng lên 18,1% trong 2 tháng đầu năm 2023.
Theo SCMP, thanh niên từ 16 - 24 tuổi bị ảnh hưởng nặng nề nhất do mất việc làm trong đại dịch. Tại Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên đã tăng lên 27,4% vào tháng 4/2020, trước khi giảm xuống dưới 9% vào năm ngoái.
Các chuyên gia Trung Quốc tỏ ra quan ngại rằng việc thiếu cơ hội việc làm cho những người trẻ tuổi có thể ảnh hưởng xấu đến triển vọng phát triển kinh tế của quốc gia. Chiến lược "Việc làm là trên hết" của Trung Quốc đang được tiến hành, nhưng câu hỏi đặt ra là liệu nó có thể tạo ra đủ việc làm cho quốc gia tỷ dân hay không?
Không riêng mình Lu, nhiều sinh viên vừa tốt nghiệp khác cũng chọn cách “nương nhờ” cửa phật để dành thời gian nghĩ về con đường sự nghiệp sau này.
Một sinh viên mới tốt nghiệp khác, Yao Fenfen, 23 tuổi, cho biết cô quyết định dành vài ngày tại một ngôi chùa ở Thâm Quyến sau khi đọc về nó trên ứng dụng Tiểu Hồng Thư. Mạng xã hội này hiện đã có gần 900.000 bài đăng về chủ đề đền chùa, với những người chủ yếu chia sẻ kinh nghiệm của họ về các chuyến thăm chùa và tìm kiếm thông tin liên quan.
"Tôi đã bị cho nghỉ việc vào đầu năm nay và muốn tận dụng thời gian rảnh rỗi này để trải nghiệm nhiều hơn, cũng như thư giãn một chút trước khi bắt đầu một công việc mới",Yao nói. "Tôi đã kết bạn với nhiều người bạn mới trong thời gian sống ở chùa. Nhiều người trong số họ bằng tuổi tôi và cũng vừa mới nghỉ việc đến chùa trải nghiệm cuộc sống".

Người mệnh danh là Tarzan vì sống tạm bợ trên cây suốt 8 năm

Chàng trai 28 tuổi ở Pakistan được cư dân mạng đặt biệt danh là “Tarzan ở Karachi” do người này sống trên cây 8 năm như người rừng giữa thành phố nhộn nhịp.

Chỉ sau một đêm, Farman Ali bất ngờ trở thành hiện tượng mạng xã hội sau khi đoạn video ghi lại cuộc sống trên cây suốt 8 năm qua của người đàn ông được chia sẻ trên mạng với tốc độ chóng mặt cách đây một tuần. Nhiều người đề tỏ ra ngạc nhiên bởi không hiểu bằng cách nào mà người đàn ông trẻ tuổi có thể sống trong túp lều đơn sơ ở trên cây cao trong suốt 8 năm qua.
Nguoi menh danh la Tarzan vi song tam bo tren cay suot 8 nam
Farman Ali bất ngờ nổi tiếng trên mạng xã hội bởi cuộc sống trên cây suốt 8 năm qua.

Cụ bà “sống lại” hai lần trong đám tang của chính mình

Một cụ bà 99 tuổi ở Zimbabwe khiến cả làng bị sốc khi cử động cơ thể ngay trước thời điểm được chôn cất.

Cu ba “song lai” hai lan trong dam tang cua chinh minh

Bác sĩ Zimbabwe khuyên các gia đình nên đưa người thân đến bệnh viện để thực sự biết người thân khi nào qua đời. Ảnh minh họa.

Theo tờ Chronicle của Zimbabwe, cụ bà Nkazanyana Ncube sống ở làng Kwine đã trải qua hai lần “sống lại” trong đám tang.

Lạc trên đảo hoang, người đàn ông sống qua ngày nhờ 2 quả chanh

Một người đàn ông 50 tuổi đã sống sót một cách thần kỳ sau 5 ngày trôi dạt đến một hòn đảo bỏ hoang bằng cách ăn hai quả chanh và than củi.

Cuối tuần qua, Nelson Nedy, thợ làm vườn người Brazil, được các nhà chức trách giải cứu sau khi một nhóm người đi môtô nước phát hiện ông sống trên đảo hoang ở Rio de Janeiro. Người đàn ông 50 tuổi sau đó được chuyển đến bệnh viện địa phương trong tình trạng bị thương nhẹ và xuất viện cùng ngày.
Lac tren dao hoang, nguoi dan ong song qua ngay nho 2 qua chanh
Nelson Nedy sống sót sau 5 ngày bị dạt vào đảo hoang ở Brazil. 

Nedy bị cuốn ra đảo hoang từ hôm 8/8, khi ông đến Mirador do Roncador - một điểm tham quan sát bãi biển Grumari. Trong lúc đứng trên mép đá để ngắm sóng, Nedy bị một cơn sóng lớn bất ngờ ập đến, đánh ngã xuống nước. Người làm vườn bị dạt vào đảo hoang Palmas không có người ở. Sau đó, Nedy tìm thấy một hang động và ngủ qua đêm đầu tiên tại đó.

Sáng sớm hôm sau, người đàn ông 50 tuổi dậy sớm, đi quanh khám phá hòn đảo trước khi trời đổ mưa. Khi trèo lên những tảng đá bằng một sợi dây cũ mà ai đó đã bỏ lại, Nedy phát hiện một chiếc lều tạm bợ do ngư dân địa phương dựng. Đến khi trèo xuống, Nedy lại tìm thấy thêm hai quả chanh trên mặt đất cùng hai chai nước. "Tôi ăn cả vỏ của chúng, không chừa lại bất cứ thứ gì", người làm vườn kể lại.

Nedy cố dùng một chiếc chăn bị vứt lại trong lều để thu hút sự chú ý của mọi người trên bãi biển Grumari nhưng vô vọng, do ông ở quá xa. Ngày tiếp theo, Nedy cố gắng bơi vào đất liền nhưng phải bỏ cuộc giữa chừng.

Lac tren dao hoang, nguoi dan ong song qua ngay nho 2 qua chanh-Hinh-2
Đảo Palmas, ngoài khơi bờ biển Grumari ở Jio de Janeiro, Brazil. Ảnh: Alamy.