![]() |
Ảnh: Internet. |
![]() |
![]() |
Ảnh: Internet. |
![]() |
![]() |
1. Gạo đen: hỗ trợ tiêu hóa. Gạo đen có hàm lượng chất xơ cao, có lợi cho nhu động ruột và hỗ trợ tiêu hóa. Hàm lượng vitamin B1, B2, niacin, kali, magie, kẽm và selen cũng cao hơn so với gạo thông thường. Ăn gạo đen khoảng 2 lần trong tuần có thể giảm nguy cơ bệnh tim mạch và mạch máu não. |
![]() |
2. Đậu đen: giàu protein chất lượng. Đậu đen với lớp vỏ ngoài màu đen còn bên trong màu xanh hoặc vàng có chứa hàm lượng protein tốt rất cao, có thể chế biến thành sữa đậu nành, đậu phụ và các sản phẩm khác từ đậu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đậu đen là thực phẩm đen rất tốt cho máu. Người lớn nên ăn một ít đậu đen hàng ngày bằng cách nấu cháo hoặc súp. |
![]() |
3. Hạt vừng đen: bổ sung canxi. Vừng đen giàu vitamin E, sắt và kẽm trong đó hàm lượng sắt cao gấp 2 lần so với hạt vừng trắng và là một trong số những thực phẩm có hàm lượng canxi cao hơn cả sữa (gấp 8 lần). Vừng đèn không dễ hấp thụ chất dinh dưỡng, bạn nên ăn dưới dạng bột. Vừng đen có hàm lượng chất béo gần 60% và hàm lượng calo cao nên cần giảm lượng dầu ăn khi nấu. |
![]() |
4. Kỷ tử vỏ đen: chứa hàm lượng anthocyanidins cao. Kỷ tử màu đen là loại quả khá nổi tiếng tại Trung Quốc và cũng là vị thuốc quan trọng trong Đông y để chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh. Trong kỷ tử đen có chứa chất anthocyanidins cao nhất trong tất cả các loại thực vật. Anthocyanin là hợp chất đóng vai trò quan trọng trong việc phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt, bệnh ung thư, bệnh tim phổi, chống lão hóa và bệnh xơ cứng động mạch. Đồng thời, kỷ từ màu đen còn có vitamin C, hàm lượng kẽm cao gấp đôi so với kỷ tử có vỏ màu đỏ. |
![]() |
5. Lạc đen: nhiều khoáng chất. Giống như đậu đen, lạc đen cũng có lớp vỏ ngoài màu đen nhưng bên trong lại màu trắng. Lạc đen có chứa hàm lượng kẽm và sale cao hơn so với lạc thông thường từ 48%- 101%. Thông thường, cách ăn lạc đen tốt nhất là ăn sống cả vỏ lụa, ăn nguyên cả hạt lạc khi còn tươi. |
![]() |
6. Mộc nhĩ: tăng cường hệ miễn dịch. Mộc nhĩ giúp cải thiện chức năng hệ miễn dịch và có hàm lượng sắt cao. Nếu thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin, ăn trái cây tươi và rau quả có thể thúc đẩy dạ dày và đường ruột hấp thụ tiêu hóa chất sắt trong nấm. |
![]() |
7. Táo đen: chống oxy hóa. Táo tàu có vỏ màu đen sau khi phơi sấy khô là một trong những vị thuốc Đông y nổi tiếng, bạn cũng có thể mua nó về dùng làm thực phẩm thông thường. Trong táo đen có chứa chất tannin (một hợp chất phenolic, phổ biến nhất trong rượu vang đỏ) với hàm lượng khoảng gần 1%, có một khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp loại bỏ chất gây ô nhiễm, kim loại nặng trong thực phẩm. Ngoài ra, áo đen còn chứa hàm lượng pectin cao khoảng 3%, làm trì hoãn việc tăng lượng đường trong máu. |
![]() |
8. Lý chua đen: giàu vitamin C. Trong 100g lý chua có chứa 181mg vitamin C và 322mg kali và giàu chất chống oxy hóa, giúp giảm mỡ mãu và tăng khả năng miễn dịch. Lý chua đen còn được sử dụng trong phương pháp điều trị cả hai triệu chứng thoái hóa thần kinh như rối loạn tâm trạng và Parkinson. |
![]() |
Một số quy tắc dinh dưỡng có thể giúp các cầu thủ tăng sức bền trên sân. Ảnh: Internet. |
Trang tin Stack đã đưa ra 15 lời khuyên bổ ích về dinh dưỡng giúp các cầu thủ bóng đá có sức khỏe tốt nhất để tập luyện, thi đấu trên sân cỏ.
1. Nên ăn sáng trước 9h, bởi cơ thể chúng ta cần nạp năng lượng cho một ngày dài
2. Nên ăn ít nhất 3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ/ngày
3. Nếu không ăn thì không nên hoạt động liên tục trong suốt 3 – 4 giờ
4. Trong khoảng 2 tiếng, sau giờ tập luyện, nên bổ sung một bữa ăn
5. Có kế hoạch ăn uống trước: Điều này giúp bạn chọn những đồ ăn nhanh bổ dưỡng để không bị đói
6. Nên ăn những loại thực phẩm tươi, thực phẩm chưa qua chế biến
7. Tránh các loại thực phẩm chế biến từ thịt, các món chiên xào, đồ ăn nhẹ có đường và các đồ nóng
8. Ăn các loại rau, trái cây, lúa mạch nhằm bổ sung thêm carbohydrates.
9. Nên hạn chế ăn nhiều tinh bột, ngũ cốc ngay trước lúc thi đấu; nên ăn ở bữa ăn sau khi thi đấu.
![]() |