‘Vua tôm’ Minh Phú báo lãi tăng bao nhiêu sau thoát án chống phá giá?

(Vietnamdaily) - Luỹ kế năm 2020, doanh thu giảm 15% còn 14.334 tỷ đồng nhưng các chi phí giảm mạnh nên lợi nhuận sau thuế của Minh Phú vẫn tăng 39% lên 617 tỷ đồng.

CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 4 với doanh thu thuần đạt 4.353 tỷ đồng, tăng nhẹ hơn 3% so với cùng kỳ năm 2019.
Nhờ giá vốn chỉ tăng 1% bên cạnh các chi phí tiết giảm nên trong kỳ lợi nhuận sau thuế của Minh Phú tăng đột biến 2,7 lần lên 142 tỷ đồng.
Luỹ kế năm 2020, doanh thu giảm 15% còn 14.334 tỷ đồng nhưng các chi phí giảm mạnh nên lợi nhuận sau thuế của Minh Phú vẫn tăng 39% lên 617 tỷ đồng.
MPC cho biết Công ty đã đẩy mạnh việc nuôi tôm thương phẩm công nghệ cao 2-3-4 ở 2 vùng nuôi Minh Phú Lộc An và Minh Phú Kiên Giang nên có thể chủ động được nguồn tôm nguyên liệu đáp ứng nhu cầu của các nhà máy làm cho giá thành sản xuất thấp nên tỷ lệ lãi gộp cao hơn năm trước.
‘Vua tom’ Minh Phu bao lai tang bao nhieu sau thoat an chong pha gia?
 
Tại ngày 31/12, tổng tài sản của Minh Phú đạt 8.892 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất đạt gần 2.972 tỷ đồng tại ngày 31/12/2020 sau khi đã trích lập 105,5 tỷ đồng dự phòng giảm giá.
Tổng nợ phải trả gần 3.627 tỷ đồng. Trong đó, tổng nợ đi vay là 3.083 tỷ đồng, tăng gần 39% so với con số đầu năm và đều là vay ngắn hạn của ngân hàng. Theo thuyết minh, trong năm, Minh Phú đã vay tổng cộng 13.174 tỷ đồng và đã trả 12.304 tỷ đồng.
Thông tin vui với “vua tôm” Minh Phú là vào ngày 11/2/2021 Công ty đã nhận được quyết định giải quyết khiếu nại từ Cơ quan Hải quan Hoa Kỳ (CBP).
Theo đó, CBP đã hủy bỏ Quyết định đã ban hành trước đó vào ngày 13/10/2020 về việc áp thuế chống phá giá với tôm Ấn Độ lên sản phẩm tôm xuất khẩu từ Minh Phú vào Hoa Kỳ.
Quyết định này cho phép Minh Phú tiếp tục được xuất khẩu tôm đông lạnh vào Hoa Kỳ mà không phải chịu thêm thuế chống phá giá áp dụng cho tôm Ấn Độ hay bất kỳ loại thuế chống phá giá nào khác. Đồng thời, Minh Phú cũng được hoàn lại các khoản thuế chống phá giá đã phải tạm nộp trước đó theo Quyết định ngày 13/10/2020.
Theo MPC, quyết định ngày 11/02/2021 của CBP thể hiện sự xem xét thấu đáo, công bằng, và đánh giá chính xác về hệ thống truy xuất nguồn gốc hiệu quả cũng như những nỗ lực hợp tác của Minh Phú trong suốt hơn một năm kể từ khi CBP đã khởi xướng Vụ điều tra theo Đạo luật Thực Thi và Bảo Hộ (EAPA) vào ngày 09/10/2019.
Thông tin tích cực xuất hiện đã giúp cổ phiếu MPC tăng 30% trong vòng 1 tuần lên 36.500 đồng/cp kết phiên 19/2 với thanh khoản đột biến.

Ngành thuỷ sản 2021 kỳ vọng tăng trưởng, lợi nhuận VHC có thể đạt 1,1 nghìn tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Báo cáo triển vọng ngành Thủy sản năm 2021 của Chứng khoán SSI cho thấy ở cả lĩnh vực tôm và cá tra đều có sự tăng trưởng. 

Theo SSI, ngành thủy sản có độ nhạy cao với đại dịch do gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu tạo ra cả cơ hội và thách thứcvà giá bán bình quân giảm do nhu cầu giảm, đặc biệt là nhu cầu ở kênh nhà hàng. 

Nhìn lại năm 2020, các công ty xuất khẩu tôm (MPC +55% so với đầu năm, CMX +70% so với đầu năm và FMC +41% so với đầu năm) tăng trưởng ấn tượng. Trong khi các công ty xuất khẩu cá tra (VHC +9% so với đầu năm, IDI +43% so với đầu năm, ANV +21% so với đầu năm, ABT -9% so với đầu năm và HVG -56% so với đầu năm) có một năm khó khăn hơn và ghi nhận kết quả kinh doanh trái ngược. 

Trong khi các công ty xuất khẩu tôm tận dụng được cơ hội do nguồn cung từ Ấn Độ suy yếu, các công ty xuất khẩu cá tra vẫn đang gặp khó khăn khi các thị trường xuất khẩu chủ lực phục hồi không ổn định, đặc biệt là thị trường Trung Quốc.

Minh Phú thoát án chống bán phá giá, được hoàn thuế đã tạm nộp

(Vietnamdaily) - CBP đã hủy bỏ Quyết định đã ban hành trước đó vào ngày 13/10/2020 về việc áp thuế chống phá giá với tôm Ấn Độ lên sản phẩm tôm xuất khẩu từ Minh Phú vào Hoa Kỳ.

CTCP Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú (HoSE: MPC) vừa cho biết, ngày 11/2/2021 đã nhận được quyết định giải quyết khiếu nại từ Cơ quan Hải quan Hoa Kỳ (CBP).

Theo đó, CBP đã hủy bỏ Quyết định đã ban hành trước đó vào ngày 13/10/2020 về việc áp thuế chống phá giá với tôm Ấn Độ lên sản phẩm tôm xuất khẩu từ Minh Phú vào Hoa Kỳ.

Vì sao khối lượng giao dịch cổ phiếu ACB bùng nổ phiên 19/2?

(Vietnamdaily) - Trong phiên giao dịch lình xình quanh mốc tham chiếu của thị trường chứng khoán ngày 19/2, cổ phiếu ACB đã trở thành tâm điểm khi hút phần lớn dòng tiền với mức tăng cận trần.
 

Tính đến 2h30 phiên 19/2, cổ phiếu ACB đang được giao dịch tại mức 31.050 đồng/cp, tương ứng mức tăng 6,5%, có thời điểm cổ phiếu này đã tăng hết biên độ. Đáng kể hơn là khối lượng giao dịch đột biến lên tới 31 triệu đơn vị, cao nhất trong 1 năm qua.