Vua lợn rừng tiết lộ “tuyệt chiêu” kiếm trăm triệu mỗi năm

Để nuôi thành công lợn rừng bà con phải có kinh nghiệm chăm sóc, đặc biệt là khâu chọn giống và phải có quy trình chăn nuôi hợp lý.

Ông Lâm cho biết, dù lợn rừng là con đặc sản có khả năng kháng bệnh tốt song nhiều chủ trang trại nuôi lợn rừng hiện nay vẫn gặp thất bại do không kiểm soát được bệnh tiêu chảy ở lợn. Lợn rừng khi nuôi thường mắc bệnh tiêu chảy. Đại đa số các hộ dân hiện nay xử lý bằng cách tiêm kháng sinh, cho uống thuốc tây. Việc sử dụng thuốc tây thường xuyên không chỉ làm tăng chi phí chăn nuôi mà còn làm giảm khả năng tăng trưởng và tồn dư kháng sinh gây nguy hiểm cho người tiêu dùng.
Vua lon rung tiet lo “tuyet chieu” kiem tram trieu moi nam
Cận cảnh đàn lợn rừng thuần chủng của gia đình ông Lâm ở huyện Nho Quan (Ninh Bình). 
“Để kiểm soát bệnh tiêu chảy ở lợn, bà con cần chú ý khi lợn mẹ đang trong quá trình mang thai, nuôi con không cho tắm. Lợn con sinh ra không được để tiếp đất (cần lót rơm, mùn cưa xuống nền chuồng trong quá trình lợn mẹ sinh sản). Đặc biệt là giai đoạn lợn còn nhỏ không nên tắm, hạn chế tối đa rửa chuồng, luôn giữ chuồng được khô ráo. Khi phát hiện lợn có biểu hiện đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy cần nhanh chóng bổ sung lá khổ sâm, lá ổi, nhọ nồi, phèn đen… vào khẩu phần ăn hàng ngày để chữa trị cho đàn lợn tránh rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra” – ông Lâm tiết lộ.
Vua lon rung tiet lo “tuyet chieu” kiem tram trieu moi nam-Hinh-2
 
Ông Lâm cho biết, để nuôi lợn rừng thành công, việc quan trọng đầu tiên là khâu chọn giống bà con cần phải chú ý đến các yếu tố như chọn những con khỏe mạnh, không mắc dị tật, đặc biệt là lợn phải có mõm dài và thẳng giống mặt ngựa, đầu thanh, lưng thẳng, hông rộng, chân to, cao.
Cũng theo ông Lâm, hiện nay, các chủ trang trại còn mắc phải một sai lầm nữa ngay khi chọn mua lợn rừng thương phẩm về nuôi để sinh sản. Do không hiểu về khoa học kỹ thuật nên bà con thường chọn con to, khỏe dẫn đến hiện tượng chọn sai con giống, lợn đẻ ít con, ít sữa và đặc biệt là hay cắn con…
Vua lon rung tiet lo “tuyet chieu” kiem tram trieu moi nam-Hinh-3
 Ông Lâm bỏ thức ăn cho đàn lợn rừng giống tại trang trại của gia đình.
“Theo kinh nghiệm nhiều năm chăn nuôi lợn rừng của tôi, khi chọn mua lợn rừng sinh sản, bà con cần phải chú ý đến các yếu tố như chọn những con khỏe mạnh, không mắc dị tật. Mõm dài và thẳng giống mặt ngựa, đầu thanh, lưng thẳng, hông rộng, chân to, cao, chắc khỏe. Đặc biệt là phải chọn lợn có cơ quan sinh dục phát triển bình thường, xương chậu rộng, vú đồng đều, vú lợn có 5 đôi xếp đồng đều mỗi bên” – ông Lâm chia sẻ.

Zoom sát những cánh cổng sắt đẹp mê hồn trên phố Hà Nội

(Kiến Thức) - Ngoài sự chắc chắn vốn có, những cánh cổng sắt đẹp mê hồn này còn là điểm nhấn tuyệt vời cho những ngôi biệt thự "khủng" ở Hà Nội.

Room sat nhung canh cong sat dep me hon tren pho Ha Noi
Vừa là vật liệu phổ biến, dễ tìm lại vừa chắc chắn, sắt thường được nhiều gia đình lựa chọn làm cổng. 

Hôm nay 5/6, giá xăng sẽ tăng nhẹ?

(Kiến Thức) - Theo quy định, hôm nay 5/6 sẽ là đợt điều chỉnh giá xăng dầu. Nhiều dự đoán cho rằng, giá mặt hàng này sẽ tăng nhẹ. 

Theo đó, nhiều dự đoán cho rằng, nếu không thay đổi mức sử dụng quỹ bình ổn và giữ nguyên thuế, phí… thì trong đợt điều chỉnh lần này, giá xăng bán lẻ có thể tăng từ 100–300 đồng/ lít. Giá dầu hỏa và dầu diesel cũng có thể tăng nhẹ, khoảng 50 đồng/lít tùy vào sự điều chỉnh của quỹ bình ổn. Hiện nay, cơ quan điều hành giữ nguyên mức trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng dầu như hiện hành. Mức chi sử dụng quỹ giữ nguyên ở 0 đồng/lít.
Hom nay 5/6, gia xang se tang nhe?
 Ảnh minh họa: VNN
Số liệu từ các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu cho thấy, doanh nghiệp vẫn đang chịu mức lỗ khoảng 300 đồng/lít so với giá cơ sở. Vì vậy, việc giá xăng có thể tăng nhẹ sẽ nhằm bù vào mức lỗ của bán lẻ so với giá cơ sở. Theo tính toán của Bộ Công Thương với giá thành phẩm xăng dầu thế giới trong những ngày gần đây, giá bán trung bình cho mặt hàng xăng RON 92 đã giảm từ 64 USD/thùng ở đợt điều chỉnh trước (ngày 20/5) xuống còn 62 USD/thùng ở kỳ điều chỉnh lần này.