Vũ trụ xuất hiện lỗ đen mới “cực nhanh cực nguy hiểm”

(Kiến Thức) - Một nhóm các nhà thiên văn học khi đang nghiên cứu thiên hà M83 thì đã tìm thấy một lỗ đen nhỏ siêu năng lượng mới có tên là MQ1.

Một nhóm các nhà thiên văn học Châu Âu đã nghiên cứu thiên hà M83 và bất ngờ tìm thấy một lỗ đen nhỏ siêu năng lượng mới có tên là MQ1 qua Đài thiên văn miền nam châu Âu (ESO).

Thực tế, MQ1 là một lỗ đen được bao quanh bởi một bong bóng khí nóng, tất cả được đốt nóng bởi các tia bức xạ năng lượng cao nằm bên ngoài lỗ đen, bắn ra các dòng năng lượng khủng.

Vu tru xuat hien lo den moi “cuc nhanh cuc nguy hiem”

Nguồn ảnh: ESA 

Bằng cách nghiên cứu chi tiết MQ1, chúng ta có một cái nhìn thoáng qua về việc vũ trụ sơ khai phát triển như thế nào, các lỗ đen phát triển nhanh như thế nào, và bao nhiêu nguồn năng lượng cung cấp cho môi trường sinh sống của chúng.

Được biết, lỗ đen trong MQ1 rộng chỉ khoảng 62 dặm (100 km) nhưng có các tia bức xạ năng lượng cao bắn vào kéo dài khoảng 20 năm ánh sáng từ cả hai phía của lỗ đen, ước tính nó nặng hơn 70 lần khối lượng Mặt trời, thường xuyên nuốt vật chất sao đi lạc từ thiên hà Milky Way với nguồn năng lượng “xay bột” siêu khủng.

Nhiều người còn hình dung MQ1 như một cỗ máy xay khổng lồ, cực kỳ nguy hiểm nằm trong hệ thống thiên hà M83 đang chứa hàng triệu ngôi sao nằm cách Trái đất 15 triệu năm ánh sáng.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực


Máy thở MV20 - một phát minh cứu người giữa đại dịch COVID-19

MV20 được đánh giá là chiếc máy thở sở hữu nhiều ưu điểm, đặc biệt phù hợp với điều kiện của Việt Nam chống dịch COVID-19.

Đại dịch COVID-19 đã buộc nhiều nước trên thế giới phải đương đầu với cuộc khủng hoảng y tế nặng nề chưa từng thấy. Không chỉ dừng lại ở việc chế tạo vắc xin hay hoàn thiện phác đồ điều trị tối ưu, hiệu quả, dịch COVID-19 còn đặt ra một thách thức lớn hơn về các trang thiết bị y tế – nhất là máy thở.

Tại Việt Nam, Chính phủ đang gấp rút để có thêm máy thở nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Trước khẩu hiệu “Chống dịch như chống giặc”, nhiều cá nhân, tổ chức đã đồng lòng san sẻ cùng đất nước trong cuộc chiến COVID-19 này.

Cá sấu từng muốn ở biển nhưng thất bại

Dù không có lỗ phun nước như các loài thú thủy sinh, một giống cá sấu cổ xưa từng quay lại sinh sống ở đại dương tương tự cá heo và cá voi.

Khoảng 400 triệu năm trước, động vật bắt đầu rời khỏi đại dương và phát triển mạnh trên đất liền. Nhưng sau thời gian dài tiến hóa, một số nòi giống lại rời bỏ thế giới mặt đất, gắn bó với đời sống hoàn toàn ở biển, ví dụ như cá heo và cá voi.

Một số họ hàng cổ xưa của cá sấu hiện đại, được gọi là thalattosuchia (cá sấu biển), cũng trở về đại dương từ khi khủng long còn rong ruổi khắp hành tinh. Tuy nhiên, cuối cùng chúng không thích nghi tốt để tồn tại.