Vụ chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước: Hiểu thế nào về khám xét trước khởi tố?

(Kiến Thức) - Theo quy định, việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc sẽ được vẫn có thể được tiến hành khi chưa có quyết định khởi tố vụ án. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc cũng cần đáp ứng các quy định khác như thẩm quyền ra quyết định và trình tự, thủ tục thực hiện.

Ngày 16/7, trao đổi với báo chí, Thiếu tưởng Tô Ân Xô - Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án "chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước" có liên quan đến thành viên tổ thư ký, tài xế của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Đồng thời cho biết, vụ án đang trong quá trình điều tra, làm rõ, cơ quan điều tra vẫn đang thực hiện thực hiện các bước tiếp theo.
Trước đó, ngày 13/7/2020, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã thực hiện lệnh khám xét khẩn cấp chỗ ở, nơi làm việc đối với: Nguyễn Anh Ngọc (SN 1974, trú tại phường Bồ Đề, quận Long Biên, đang công tác tại Phòng Thư ký biên tập, tổ giúp việc UBND TP Hà Nội); Nguyễn Hoàng Trung (SN 1983, trú tại phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) - lái xe của Chủ tịch UBND TP Hà Nội; Phạm Quang Dũng (SN 1983, trú tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) - nguyên cán bộ của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03), Bộ Công an.
Vu chiem doat tai lieu bi mat Nha nuoc: Hieu the nao ve kham xet truoc khoi to?
Cơ quan công an khám nhà 1 trong 3 đối tượng liên quan vụ án. 
Liên quan vụ việc trên, nhiều ý kiến băn khoăn về việc vì sao cơ quan điều tra tiến hành khám xét trước khi khởi tố vụ án? Theo quy định pháp luật, việc khám xét này như thế nào?
Trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, theo quy định tại Hiến pháp, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Tại điều 12 BLTTHS 2015 cũng quy định bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân. Không ai được xâm phạm trái pháp luật chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân.
Tuy nhiên, điều luật này cũng quy định việc khám xét chỗ ở; khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này. Nghĩa là khi có căn cứ, cơ quan có thẩm quyền được thực hiện quyền khám xét chỗ ở, nơi làm việc của công đân và việc khám xét được thực hiện theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Cụ thể, tại Điều 192 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về căn cứ khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử nêu rõ:
Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án. Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.
Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử.
Từ đó, luật sư Cường cho rằng, theo quy định, việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc sẽ được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây: Thứ nhất, khi có căn cứ để nhận định tại chỗ ở, nơi làm việc của họ có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án. Cơ quan điều tra nhận thấy rằng nếu không tiến hành khám xét ngay thì công cụ phương tiện, đồ vật, tài sản, tài liệu liên quan đến vụ án….có thể bị tẩu tán tiêu hủy, thì tiến hành khám xét. Thứ hai, khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.
Do đó, căn cứ vào quy định trên, việc khám chỗ ở, nơi làm việc vẫn có thể được thực hiện ngay cả khi chưa khởi tố vụ án. Căn cứ khám xét được quy định tại điều 192 Bộ Luật TTHS, khám xét có thể được thực hiện trước hoặc sau khi khởi tố bị can; có thể áp dụng đối với bị can hoặc người liên quan. Trong mọi trường hợp việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc phải có lệnh khám xét theo đúng thủ tục pháp lý từ người có thẩm quyền.
Về thẩm quyền ra lệnh khám xét trong trường hợp thông thường là: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp (Lưu ý quyết định ra lệnh khám xét của những người này phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành); Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
Thẩm quyền ra lệnh khám xét trong trường hợp khẩn cấp: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng; Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng. Tuy nhiên một lưu ý là trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong, người ra lệnh khám xét phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ việc, vụ án.
Vu chiem doat tai lieu bi mat Nha nuoc: Hieu the nao ve kham xet truoc khoi to?-Hinh-2
Luật sư Đặng Văn Cường. 
Về thủ tục khám xét chỗ ở, nơi làm việc thì Điều 195 BLTTHS 2015 quy định như sau:
Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến; trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến. Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Khi khám xét nơi làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. Việc khám xét nơi làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến.
Trong trường hợp không có đại diện cơ quan, tổ chức, việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 2 người chứng kiến. Khi tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc, những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xét xong.
Luật sư Cường cho rằng, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành, việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc sẽ được vẫn có thể được tiến hành khi chưa có quyết định khởi tố vụ án, chỉ cần khi có một trong các căn cứ như trên. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc cũng cần đáp ứng các quy định khác như thẩm quyền ra quyết định và trình tự, thủ tục thực hiện.
Đối với việc khi đương sự nhận thấy chỗ ở, nơi làm việc của mình bị khám xét không theo đúng các trình tự thủ tục như trên hoặc có căn cứ cho rằng lệnh, quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì đương sự có quyền được khiếu nại, căn cứ vào Điều 469 BLTTHS 2015. Đương sự có quyền được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm và được bồi thường theo quy định của pháp luật theo điểm đ khoản 1 Điều 472 BLTTHS 2015.
>>> Mời độc giả xem thêm video Khởi tố cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng

Nguồn: VTC Now.

Công bố điểm chuẩn vào lớp 10 THPT chuyên Ngoại ngữ Hà Nội 2020

(Kiến Thức) - Điểm chuẩn vào lớp 10 trường THPT chuyên Ngoại ngữ Hà Nội 2020, ngành Tiếng Nga khối D2 có điểm chuẩn cao nhất là 27,75, tiếp đến là Tiếng Nhật khối D6 là 27,11.

Trường THPT chuyên Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội đã thông báo kết quả và điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10. Theo đó, thí sinh sử dụng mã tra cứu để tra kết quả thi. Trong trường hợp quên hoặc chưa nhận được mã tra cứu, thí sinh dùng số điện thoại khai báo trên hồ sơ liên hệ số điện thoại 02437548137 hoặc 0979292969.

Điểm chuẩn vào lớp 10 trường THPT chuyên Ngoại ngữ Hà Nội 2020

Cong bo diem chuan vao lop 10 THPT chuyen Ngoai ngu Ha Noi 2020
 
Cong bo diem chuan vao lop 10 THPT chuyen Ngoai ngu Ha Noi 2020-Hinh-2
 

Trường THPT chuyên Ngoại ngữ Hà Nội cũng thông báo, thí sinh đến trực tiếp phòng 107, nhà A1, Trường ĐH Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội từ ngày 20 - 23/7 để được cấp lại.

Điểm chuẩn là tổng điểm của môn ĐGNL Văn và Khoa học Xã hội, ĐGNL Toán và Khoa học Tự nhiên, ĐGNL Ngoại ngữ (môn Ngoại ngữ tính hệ số 2). Trường THPT chuyên Ngoại ngữ lưu ý: Chỉ xét tuyển đối với thí sinh tham gia thi tuyển, đã thi đủ các bài thi theo quy định. Các bài thi đều đạt điểm lớn hơn 2.0.

>>> Xem thêm video: Điểm chuẩn lớp 10 chuyên, cao nhất 42,05 điểm

Nguồn: VTC 1.

Phó Thủ tướng yêu cầu khẩn trương truy bắt các đối tượng cướp của, hiếp dâm ni cô

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ Công an, UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các lực lượng chức năng áp dụng các biện pháp khẩn trương truy bắt, điều tra làm rõ, sớm đưa các đối tượng ra xét xử nghiêm minh trước pháp luật, bảo đảm cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Pho Thu tuong yeu cau khan truong truy bat cac doi tuong cuop cua, hiep dam ni co
 Ảnh minh họa
Văn phòng Chính phủ ra thông báo truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Phòng chống tội phạm của Chính phủ yêu cầu điều tra, làm rõ vụ án ni cô bị cướp của, hiếp dâm xảy ra ở Quảng Nam.

Thông tin mới về cán bộ HN có tài sản kếch xù

Chồng bà Hoa là ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) Hà Nội.

Bà Phạm Thị Kim Tuyến, Chánh Văn phòng SởKH-ĐT Hà Nội, cho biết ông Nguyễn Mạnh Quyền giữ chức phó giám đốc từtháng 8-2012. Việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, sở chỉ thống kêrồi báo cáo lên cấp trên chứ chưa được hướng dẫn phải giải trình nguồngốc tài sản tăng nhanh, tài sản có dấu hiệu bất minh.

Một lãnh đạo Sở KH-ĐT Hà Nội cho biết không nhớ ông Quyền đã kê khaitài sản tăng thêm trong năm 2012 như thế nào và hẹn sẽ trả lời Báo NgườiLao Động trong tuần này. Trao đổi qua điện thoại về bản kê khai tài sảncá nhân trong năm 2012, ông Nguyễn Mạnh Quyền chỉ nói ngắn gọn rằng ôngđang thực hiện theo các quy định, quy trình của Sở KH-ĐT Hà Nội.

Đại diện Sở TT-TT Hà Nội cho biết sở thực hiện đúng theo quy định làgửi bản thống kê thu nhập tăng thêm trong năm 2012 của cán bộ lên UBNDTP Hà Nội. Còn theo ông Nguyễn Thịnh Thành, Chánh Văn phòng kiêm ngườiphát ngôn UBND TP Hà Nội, việc này thuộc sự quản lý của Ban Tổ chứcThành ủy và Sở Nội vụ. Trong khi đó, đại diện Sở Nội vụ Hà Nội cho biếtchưa tiếp nhận bản kê khai tài sản của cán bộ công chức, viên chức SởTT-TT. 

TIN BÀI ĐỌC NHIỀU