Vụ CDC Hà Nội: Không thể vin dịch bệnh để làm trái luật

Đối đáp với luật sư bào chữa cho cựu giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm, đại diện VKS khẳng định các bị cáo không thể vin vào dịch bệnh khẩn cấp mà cắt bớt quy trình đấu thầu, làm trái pháp luật.

Trong phần tranh luận chiều qua (11/12), phiên tòa xét xử 10 bị cáo trong vụ nâng khống giá máy xét nghiệm COVID-19 tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội trở nên “nóng” với sự đối đáp giữa đại diện VKS, các luật sư của bị cáo Nguyễn Nhật Cảm (cựu giám đốc CDC Hà Nội) và đại diện CDC Hà Nội.
Vu CDC Ha Noi: Khong the vin dich benh de lam trai luat
 Đại diện VKS trình bày quan điểm luận tội với các bị cáo
“Vừa chào bán đã hỏi cơ chế”
Bào chữa cho cựu giám đốc CDC Hà Nội, luật sư nhất trí với quan điểm của VKS liên quan đến các hành vi vi phạm về đấu thầu, nhưng không đồng tình cáo buộc thân chủ mình có động cơ vụ lợi, lợi dụng tình hình dịch bệnh hoặc thông đồng với các bị cáo khác.
Đối đáp lại, đại diện VKS cho rằng trong vụ án này, các bị cáo thuộc CDC Hà Nội nằm trong cùng một tổ chức, được phân công, phân nhiệm và phối hợp chặt chẽ với nhau. Quá trình thực hiện gói thầu số 15, mỗi bộ phận của CDC thực hiện một nhiệm vụ nhất định, đều hướng đến mục đích chung là chỉ định thầu đúng quy định.
Quá trình giải quyết vụ án, các bị cáo tại CDC Hà Nội đều thừa nhận trong các khâu chỉ định thầu có vi phạm. Mặc dù các bị cáo không thể hiện sự bàn bạc về giá cả nhưng tất cả đều hiểu thực hiện nhiệm vụ phải tuân thủ đúng pháp luật, một khâu sai dẫn tới cả quá trình sai.
Kiểm sát viên cũng phản bác quan điểm của luật sư khi cho rằng không có dấu hiệu làm giả hồ sơ trong chỉ định thầu. Điều này chứng mình vằng việc các bị cáo tại CDC Hà Nội dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Nhật Cảm đã hợp thức hồ sơ, ký lùi ngày trong rất nhiều tài liệu quan trọng.
Đặc biệt, đại diện VKS dành khá nhiều thời gian tranh luận với luật sư về tình tiết cựu giám đốc CDC Hà Nội có động cơ vụ lợi.
Theo kiểm sát viên, hai bị cáo Nguyễn Ngọc Nhất (nhân viên công ty Vitech) và Nguyễn Thanh Tuyền (nhân viên công ty Phương Đông) đều khai để trúng gói thầu số 15 sẽ chi 10% giá trị hợp đồng (sau này Nhất nâng lên 15%) cho bị cáo Cảm.
Cùng với đó, khi xét hỏi Đào Thế Vinh (giám đốc công ty MST), VKS công bố lời khai của bị cáo này về tỉ lệ ăn chia lợi nhuận từ việc mua bán hệ thống máy xét nghiệm, cho thấy cựu giám đốc CDC Hà Nội dự kiến sẽ được chia hơn 1 tỉ đồng.
Đáng chú ý, kiểm sát viên cho biết động cơ vụ lợi của bị cáo Cảm còn được chứng minh bằng tin nhắn Zalo trao đổi về việc mua bán hệ thống máy xét nghiệm. Trong đó, ngay từ những tin nhắn đầu tiên, cựu giám đốc CDC Hà Nội đã hỏi “cơ chế sao?”.
Đại diện VKS cũng dẫn lại lời luật sư rằng “bản kết luận điều tra khẳng định không đủ căn cứ kết luận nhưng bản cáo trạng vẫn quy kết bị cáo vụ lợi là không thuyết phục”. Kiểm sát viên cho biết VKS có đủ thầm quyền để độc lập đánh giá các chứng cứ mà CQĐT thu thập được, kết luận điều tra không cáo buộc không có nghĩa cáo trạng cũng không được quy kết.
“Cấp bách thì cũng phải đúng quy định”
Nhiều bị cáo tại CDC Hà Nội cùng luật sư bào chữa cho rằng thời điểm xảy ra vụ án dịch bệnh COVID-19 đang vô cùng khẩn cấp, áp lực mua sắm trang thiết bị đúng tiến độ rất lớn, vì vậy khó tránh khỏi sai sót trong quá trình chỉ định thầu.
“Tình thế lúc ấy rất cấp thiết, nếu thực hiện đúng quy trình, thủ tục, thời gian như VKS yêu cầu thì liệu con số thiệt hại có là 1-2 tỉ đồng?” – một bị cáo tự tranh luận.
Có mặt tại tòa với tư cách bị hại, đại diện CDC Hà Nội trình bày các bị cáo phạm tội trong hoàn cảnh đặc biệt khi dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ, nhu cầu cần có máy xét nghiệm là hết sức cấp bách, các bị cáo đều là những người có đóng góp lớn trong công tác phòng chống dịch…, mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Đối đáp lại các quan điểm trên, đại diện VKS nói rất chia sẻ với những khó khăn, vất vả của cán bộ CDC Hà Nội trong thời gian chống dịch. Tuy nhiên, đại diện CDC Hà Nội cho rằng việc xử lý các bị cáo sẽ dẫn tới tư tưởng “mặc kệ” trong hàng ngũ y bác sỹ là hết sức nguy hiểm, suy diễn chủ quan và cổ súy cho hành vi vi phạm.
“Các vị là bác sỹ thì có lương của bác sỹ, phải có trách nhiệm với những đồng lương của mình. Các vị chọn nghề này là lựa chọn của bản thân. Các bị cáo phạm tội là phạm tội với pháp luật chứ không phải với HĐXX, điều tra viên hay kiểm sát viên” – vị kiểm sát viên nhấn mạnh.
Cũng theo đại diện VKS, tình hình dịch bệnh cấp thiết là điều đúng với thực tế, nhưng không thể lợi dụng việc này để các bị cáo tự cho mình quyền cắt bớt thời gian, thủ tục đấu thầu. “Gấp rút, cấp bách thì cũng phải trên cơ sở đúng quy định pháp luật” – kiểm sát viên nói.
Ngay sau đó, đại diện CDC xin được trình bày thêm, cho rằng đại diện VKS hiểu sai phát biểu của mình.
CDC Hà Nội là cơ quan chuyên muôn về y tế, kiến thức về đấu thầu hạn chế. Tâm lý “mặc kệ” mà đại diện CDC Hà Nội muốn nói đến là dưới gốc độ đấu thầu, nghĩa là sau vụ án này sẽ không ai dám xung phong tham gia tổ chức đấu thầu nữa, chứ không phải nói dưới góc độ bác sỹ “mặc kệ” bệnh nhân...
HĐXX cho biết 15 giờ chiều nay (12/12), tòa sẽ tuyên án.

Tướng Lương Tam Quang: Giám đốc CDC Hà Nội nhận tội và nộp lại tiền

(Kiến Thức) - Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết, các đối tượng trong vụ việc gây bức xúc dư luận, trong đó có Giám đốc CDC Hà Nội nhận tội, khai mọi hành vi sai trái của mình, tự nguyện khắc phục hậu quả và nộp lại tiền.

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4 chiều 5/5, trả lời báo chí liên quan vụ việc nâng khống giá máy xét nghiệm COVID-19 tại CDC Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang thông tin, ngày 22/4 Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố 7 bị can liên quan sai phạm trong mua sắm thiết bị phòng chống COVID-19 tại CDC Hà Nội, bắt 6 bị can, 1 bị can được tại ngoại.
Tướng Quang cho biết, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an về đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến phòng chống dịch COVID-19, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) tiến hành điều tra, xác minh làm rõ sai phạm trong quá trình chỉ định thầu mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP. Hà Nội thuộc Sở Y tế Hà Nội và một số đơn vị liên quan.

Vụ tranh chấp đất đai tại Thanh Hà, Hải Dương: UBND huyện lên tiếng

(Kiến Thức) - Liên quan tới vụ hàng xóm tố gia đình Bí thư huyện Thanh Hà lấn chiếm đất, sau khi Báo điện tử Kiến Thức đăng tải phản ánh, UBND huyện Thanh Hà, (Hải Dương), đã có Công văn (CV) phúc đáp về vụ việc.

Sau khi Báo điện tử Kiến thức, có phản ánh về việc bà Nguyễn Thị Nhung (SN 1969, Lại Xá 1, xã Thanh Thủy, Thanh Hà, Hải Dương) tố gia đình Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà lấn chiếm đất. Mới đây, UBND huyện Thanh Hà đã có Công văn (CV) phúc đáp vụ việc.

Vu tranh chap dat dai tai Thanh Ha, Hai Duong: UBND huyen len tieng
CV của UBND huyện Thanh Hà trả lời Báo điện tử Kiến Thức 

UBND huyện Thanh Hà cho biết: Theo hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2003. Ông Trịnh Văn Ngữ và bà Nguyễn Thị Chọe (là bố, mẹ chồng bà Nguyễn Thị Nhung) đăng ký cấp lại đất thửa số 124, diện tích 170/340m2, loại đất ao, tờ bản đồ số 4 (theo hồ sơ đo đạc năm 1993) bà Hoàng Thị Hiếm (mẹ đẻ ông Trịnh Ngọc Quỳnh) đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số thửa 124 diện tích 152/340m2, loại đất ao, tờ bản đồ số 4 (theo hồ sơ đo đạc năm 1993).

Năm 2012, ông Trịnh Ngọc Quỳnh được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do nhận thừa kế của bà Hoàng Thị Hiếm thửa đất số 124, diện tích 124/288m2, loại đất ao, tờ bản đồ số 4.

Diện tích ao sử dụng chung giảm 52m2 do ngày 24/10/2012, ông Trịnh Ngọc Quỳnh và ông Trịnh Văn Phúc (chồng bà Nhung) đã có biên bản xác nhận diện tích sử dụng ao chung với nội dung. Tổng diện tích ao chung theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp năm 2003 là 340m2, hiện trạng diện tích ao chung là 288m2.

Vu tranh chap dat dai tai Thanh Ha, Hai Duong: UBND huyen len tieng-Hinh-2
Nội dung Công văn  

Hai hộ gia đình thống nhất đề nghị làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích ao chung là 288m2 và phân chia diện tích cụ thể. Diện tích ao nhà ông Quỳnh là 124m2, còn diện tích ao nhà ông Phúc là 164m2.

Năm 2017, ông Trịnh Văn Phúc được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do nhận thừa kế của ông Trịnh Văn Ngữ và bà Nguyễn Thị Chọe thửa đất số 124, diện tích 164/288m2 loại đất ao, tờ bản đồ số 4 phù hợp với biên bản xác nhận diện tích sử dụng ao chung do ông Phúc và ông Quỳnh lập ngày 24/10/2012.

Đo đo đạc khảo sát hiện trạng sử dụng và chồng ghép hình thể thửa đất ao chung theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hiện trạng thửa ao chung có diện tích 311m2, tăng 23m2 so với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sai số theo đo đạc.

Hiện, gia đình ông Quỳnh xây tường ao được xác định diện tích là 97m2/311m2 (trong đó, hiến 6m2 để mở đường xây dựng nông thôn mới) và phần diện tích chằng dây thép 43/311m2, trong đó diện tích hiến là 2/311m2 đất để mở rộng đường thôn.

Như vậy tổng diện tích gia đình ông Quỳnh đang sử dụng cả phần hiến làm đường giao thông là 142m2, so với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tăng 18m2.

Vu tranh chap dat dai tai Thanh Ha, Hai Duong: UBND huyen len tieng-Hinh-3
Hướng giải quyết trong thời gian tới của UBND huyện Thanh Hà 

Còn gia đình ông Phúc đang sử dụng diện tích ao chung là 169/311m2. Trong đó, gia đình ông Phúc san lấp 105/311m2, hiến 13/311m2 để mở rộng đường thôn, diện tích ao còn lại chưa san lấp 51/311m2, so với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tăng 5m2.

Căn cứ vào kết quả xác minh nguồn gốc ao chung và xác minh diện tích thực tế thửa đất ao chung, so sánh với hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất UBND huyện Thanh Hà có nhận xét như sau.

Năm 2012, ông Trịnh Ngọc Quỳnh được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do nhận thừa kế của bà Hoàng Thị Hiếm thửa đất số 124, diện tích 124/288m2, loại đất ao, tờ bản đồ số 4, ông Trịnh Văn Phúc được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do nhận thừa kế của ông Trịnh Văn Ngữ và bà Nguyễn Thị Chẹo thửa đất số 124, diện tích 164/288m2 loại đất ao, tờ bản đồ số 4.

Hai hộ gia đình đã lập biên bản xác định diện tích ao chung, thống nhất đề nghị làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích ao chung là 288m2 (trong đó, diện tích ao nhà ông Quỳnh 124m2, diện tích ao nhà ông Phúc 164m2) là có cơ sở, căn cứ để xác lập quyền sử dụng của hai bên gia đình.

Hiện trạng thửa ao chung có diện tích 311m2, tăng 23m2 so với diện tích trên giấy chứng nhận, tăng do sai số theo đo đạc. Trong đó, diện tích gia đình ông Quỳnh tăng 18m, diện tích nhà bà Nhung 5m2. Hai bên gia đình đều sử dụng có mốc giới xác định trên thực tế rõ ràng.

Vậy UBND huyện Thanh Hà đã chỉ đạo UBND xã Thanh thủy giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật, trên tinh thần khách quan, dân chủ, không bao che, đúng quy định của pháp luật. Trường hợp hai bên không thống nhất được mốc giới thì hướng dẫn gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định.

>>>>Xem thêm Video:  Hàng trăm hécta đất rừng bị lấn chiếm ở Hà Tĩnh

Dự báo thời tiết 12/12: Miền Bắc tăng nhiệt trước khi rét đậm, rét hại

Dự báo thời tiết 12/12, các tỉnh miền Bắc tiếp tục ấm dần lên trước khi đón đợt không khí lạnh vào tuần tới. Miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nhẹ, mưa vài nơi.

Ngày 12/12, các tỉnh miền Bắc tăng nhiệt, trời ấm dần lên. Dự kiến một vài ngày tới, nhiệt độ khu vực này tiếp tục tăng trước khi đón đợt không khí lạnh, rét đậm, rét hại, băng giá vào đầu tuần tới. 

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, từ ngày 12-13/12, tại Bắc Bộ sáng vẫn có sương mù và sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng. Đêm và sáng sớm trời rét.