Tướng Lương Tam Quang: Giám đốc CDC Hà Nội nhận tội và nộp lại tiền

(Kiến Thức) - Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết, các đối tượng trong vụ việc gây bức xúc dư luận, trong đó có Giám đốc CDC Hà Nội nhận tội, khai mọi hành vi sai trái của mình, tự nguyện khắc phục hậu quả và nộp lại tiền.

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4 chiều 5/5, trả lời báo chí liên quan vụ việc nâng khống giá máy xét nghiệm COVID-19 tại CDC Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang thông tin, ngày 22/4 Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố 7 bị can liên quan sai phạm trong mua sắm thiết bị phòng chống COVID-19 tại CDC Hà Nội, bắt 6 bị can, 1 bị can được tại ngoại.
Tướng Quang cho biết, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an về đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến phòng chống dịch COVID-19, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) tiến hành điều tra, xác minh làm rõ sai phạm trong quá trình chỉ định thầu mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP. Hà Nội thuộc Sở Y tế Hà Nội và một số đơn vị liên quan.
Tuong Luong Tam Quang: Giam doc CDC Ha Noi nhan toi va nop lai tien
 Trụ sở CDC Hà Nội.
Quá trình điều tra bước đầu xác định các đối tượng đã câu kết, gian lận, thông đồng, nâng khống giá trị gói thầu mua sắm Hệ thống Realtime PCR tự động - xét nghiệm COVID-19, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước.
“Các đối tượng đã khai nhận hành vi phạm tội, tự nguyện khắc phục hậu quả và nộp lại số tiền” - trung tướng Lương Tam Quang nói.
Giám đốc CDC Hà Nội nhận tội, sau khi Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao phê chuẩn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã thi hành các quyết định khởi tố vụ án liên quan đến CDC Hà Nội theo đúng quy định của pháp luật.
Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đang tập trung khẩn trương làm rõ hành vi của các bị can, thu hồi tài sản Nhà nước và tiến hành điều tra mở rộng vụ án theo đúng quy định của pháp luật.
Tuong Luong Tam Quang: Giam doc CDC Ha Noi nhan toi va nop lai tien-Hinh-2
 Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc CDC Hà Nội đã nhận tội, nộp lại tiền chênh lệch.
Đề cập đến một số địa phương, Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho hay, qua nắm tình hình ở các địa phương, Bộ Công an đã tham mưu cho Thủ tướng, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương có báo cáo về việc mua sắm trang thiết bị y tế phòng, chống dịch; đồng thời, thanh tra các gói thầu mua sắm thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, nhất là mua sắm máy thở…
“Khi thanh tra Bộ Y tế hoặc thanh tra các tỉnh thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì chúng tôi sẽ tiếp nhận, xử lý theo quy định”, Thứ trưởng Bộ Công an nói.
>>> Mời độc giả xem video CDC Hà Nội "hô biến" máy xét nghiệm từ 2,3 tỷ lên 7 tỷ đồng

Nguồn: VTC Now.

Công ty Tâm Việt cho Lào Cai mượn máy XN COVID-19: “Lòng tốt” đầy nghi vấn?

(Kiến Thức) - Việc Công ty Tâm Việt cho Lào Cai mượn máy xét nghiệm COVID-19 khiến dư luận hoài nghi về “lòng tốt” này. Thậm chí, một luật sư khi nêu ý kiến về việc “cho mượn” đã thẳng thắn nói rằng, có khả năng đó chính là hợp đồng giả cách để che đậy.

“Lòng tốt” đầy nghi vấn?
Sau vụ nâng khống giá hệ thống Realtime PCR tự động tại CDC Hà Nội, nhiều địa phương đã có những “biểu hiện rất lạ” khi một số địa phương mua giá máy xét nghiệm lên đến hơn 7 tỷ đã thương thuyết doanh nghiệp giảm giá sau khi ký hợp đồng, trong khi một số địa phương dù đang sử dụng máy tiền tỷ nhưng lại nói rằng “đi mượn”.

Cơ sở pháp lý để xác lập các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam

Năm 1982, 117 đoàn đại diện cho các nước, trong đó có Việt Nam, đã chính thức ký kết Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Tháng 11/1996, Công ước có hiệu lực.
 

Các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia là bộ phận cấu thành, không thể thiếu được của bất kỳ quốc gia ven biển nào. Nó gắn liền những lợi ích về chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của quốc gia ven biển.

Do đó, các vùng biển và thềm lục địa của quốc gia là phạm vi không gian và nền tảng vật chất cho sự tồn tại và phát triển của quốc gia ven biển; đồng thời nó còn liên quan các vùng biển của các quốc gia khác, trước hết là các quốc gia láng giềng hoặc các quốc gia trong khu vực.

Lịch sử của Luật Biển

Các vùng biển và thềm lục địa của quốc gia ven biển không chỉ đặc biệt quan trọng đối với mọi quốc gia ven biển mà còn có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ quốc tế nói chung.

Trong lịch sử từ trước đến nay, vấn đề xác định phạm vi các vùng biển luôn luôn là vấn đề quan trọng và là đề tài phong phú, phức tạp của nhiều diễn đàn quốc tế.

Trong nhiều trường hợp, các tranh chấp về ranh giới các vùng biển giữa các quốc gia hữu quan cũng đã diễn ra khá gay gắt và có khi là nguyên nhân hoặc nguồn gốc của nhiều cuộc chiến tranh ở các qui mô khác nhau giữa các quốc gia.

Sự hình thành và phát triển các vùng biển của quốc gia ven biển gắn liền và được xác định với sự hình thành và phát triển của luật pháp quốc gia và quốc tế về biển trong quá trình lịch sử khai thác và sử dụng biển của nhân loại.

Từ khi xuất hiện quốc gia, các nước ven biển luôn luôn có xu hướng mở rộng quyền lực của mình ra hướng biển. Đồng thời, một số cường quốc biển lại muốn duy trì quyền tự do hoạt động trên biển để khai thác tài nguyên và chinh phục thuộc địa.

Co so phap ly de xac lap cac vung bien va them luc dia Viet Nam
Bìa sách Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông của NXB Thông tin và Truyền thông.