Vụ án Skripal: Anh không xác định được nguồn gốc chất độc A-234

(Kiến Thức) - Các chuyên gia Anh cho biết họ không thể chứng minh được rằng chất độc thần kinh A-234 (Novichok) được sử dụng trong vụ đầu độc cha con cựu điệp viên Sergei Skripal hồi đầu tháng 3/2018 là do Nga sản xuất.

Sky News dẫn lời Gary Aitkenhead, người đứng đầu Phòng thí nghiệm Khoa học và Công nghệ Quốc phòng tại căn cứ quân sự bí mật hàng đầu Porton Down, ngày 3/4 cho biết các nhà khoa học Anh không thể chứng minh chất độc thần kinh A-234, được sử dụng trong vụ đầu độc cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái Yulia ở Salisbury (Anh) hồi đầu tháng 3/2018, được sản xuất tại Nga.
“Chúng tôi có thể xác định chất độc này là Novichok, một loại chất độc thần kinh cấp quân sự, nhưng không thể xác định nguồn gốc chính xác của nó”, ông Gary nói.
Nghi án đầu độc cựu điệp viên Skripal khiến mối quan hệ Nga-Phương Tây ngày càng trở nên căng thẳng. Ảnh: Global Look Press.
Nghi án đầu độc cựu điệp viên Skripal khiến mối quan hệ Nga-Phương Tây ngày càng trở nên căng thẳng. Ảnh: Global Look Press.
“Nhiệm vụ của chúng tôi là cung cấp bằng chứng khoa học về tác nhân thần kinh cụ thể này là gì. Chúng tôi xác định nó là chất độc thần kinh cấp quân sự Novichok. Tuy nhiên, việc tìm hiểu nó được sản xuất ở đâu không phải là nhiệm vụ của chúng tôi”, ông Gary nói thêm.
Theo chuyên gia Anh này, hiện chưa có thuốc giải đối với chất độc thần kinh Novichok và chưa có loại thuốc giải nào được thử nghiệm trên hai cha con cựu điệp viên Skripal.

Mời độc giả xem thêm video: Nga cáo buộc chính quyền Anh vi phạm luật pháp quốc tế trong vụ cựu điệp viên Skripal (Nguồn: VTC1)

Trước đó, ngày 4/3, cựu điệp viên hai mang Skripal cùng con gái Yulia được phát hiện bất tỉnh nghi bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok ở Salisbury, Anh.
Sau đó, London cáo buộc Moscow đứng sau vụ đầu độc và áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga, bao gồm việc trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga. Về phần mình, Moscow liên tục bác bỏ cáo buộc trên và nghi ngờ Anh mới chính là hung thủ thực sự vụ đầu độc Skripal.

Ai được lợi từ vụ đầu độc cựu điệp viên Nga Sergei Skripal?

Tranh cãi giữa Nga và Anh về vụ đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal ngày càng căng thẳng khi London chưa công bố những bằng chứng để “kết tội” Moscow.

Bất chấp lời đề nghị của Moscow, London vẫn từ chối cung cấp mẫu vật hay hợp tác điều tra chung vụ cha con cựu điệp viên Nga Sergei Skripal bị đầu độc ở Salisbury của Anh ngày 4/3.

Tiết lộ “sốc” của Đại sứ Nga tại Mỹ vụ điệp viên Skripal

Sự kiện cựu điệp viên hai mang Skripal bị đầu độc ở Salisbury, Anh chỉ là một cái cớ nhỏ cho hành động khiêu khích được Mỹ chuẩn bị hơn ba tuần trước đó nhằm chống lại Nga.

Tuyên bố trên được Đại sứ Nga tại Mỹ, Anatoly Antonov, trong cuộc phỏng vấn với chương trình "Izvestiya Glavnoye" trên Kênh 5 truyền hình Nga, đưa ra.

Cuộc đời vợ cũ cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela qua ảnh

(Kiến Thức) - Madikizela Mandela, nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc và là vợ cũ của cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, vừa qua đời ở tuổi 81. Trong cuộc đời của mình, bà đã đấu tranh vì quyền lợi của những người da màu Nam Phi.

Vợ cũ của cố Tổng thống Nam Phi Nelson Madela, bà Madikizela Mandela, vừa qua đời hôm 2/4 sau thời gian dài lâm bệnh vì tuổi cao sức yếu. Bà được biết đến là nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc nổi tiếng ở Nam Phi. Ảnh: The Star.
 Vợ cũ của cố Tổng thống Nam Phi Nelson Madela, bà Madikizela Mandela, vừa qua đời hôm 2/4 sau thời gian dài lâm bệnh vì tuổi cao sức yếu. Bà được biết đến là nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc nổi tiếng ở Nam Phi. Ảnh: The Star.

Được biết, trong thời gian ông Mandela bị bắt giam trước đây, bà Madikizela (Winnie Mandela) đã đấu tranh không ngừng nghỉ để ông được trả tự do cũng như đấu tranh vì quyền lợi của những người da màu Nam Phi. Dưới đây là loạt ảnh ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng trong cuộc đời bà Madikizela. Ảnh: ANA.
 Được biết, trong thời gian ông Mandela bị bắt giam trước đây, bà Madikizela (Winnie Mandela) đã đấu tranh không ngừng nghỉ để ông được trả tự do cũng như đấu tranh vì quyền lợi của những người da màu Nam Phi. Dưới đây là loạt ảnh ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng trong cuộc đời bà Madikizela. Ảnh: ANA.

Bà Winnie Mandela kết hôn cùng ông Nelson Mandela năm 1958. Ảnh: Đám cưới của bà Winnie và ông Nelson ở Bizana, Nam Phi, năm 1958. Ảnh: Guardian.
 Bà Winnie Mandela kết hôn cùng ông Nelson Mandela năm 1958. Ảnh: Đám cưới của bà Winnie và ông Nelson ở Bizana, Nam Phi, năm 1958. Ảnh: Guardian.

Bà Winnie mặc bộ váy truyền thống khi tham dự phiên tòa xét xử chồng của bà, ông Nelson, ở Pretoria năm 1962. Trong phiên tòa này, ông Nelson đã được tuyên bố vô tội trước cáo buộc xúi giục và rời khỏi Nam Phi một cách bất hợp pháp. Ảnh: AP.
Bà Winnie mặc bộ váy truyền thống khi tham dự phiên tòa xét xử chồng của bà, ông Nelson, ở Pretoria năm 1962. Trong phiên tòa này, ông Nelson đã được tuyên bố vô tội trước cáo buộc xúi giục và rời khỏi Nam Phi một cách bất hợp pháp. Ảnh: AP. 

Bà Winnie khi được cho phép thăm ông Nelson lần đầu tiên trong hai năm. Ảnh: Guardian.
Bà Winnie khi được cho phép thăm ông Nelson lần đầu tiên trong hai năm. Ảnh: Guardian. 

Vợ cũ của ông Mandela trong thời gian sống lưu vong ở Brandfort năm 1977. Ảnh: Getty Images.
 Vợ cũ của ông Mandela trong thời gian sống lưu vong ở Brandfort năm 1977. Ảnh: Getty Images.

Bà Winnie vừa có bài phát biểu tại đám tang của một thanh niên 19 tuổi bị quản ngục đâm chết ở Brandfort năm 1985. Ảnh: AP.
 Bà Winnie vừa có bài phát biểu tại đám tang của một thanh niên 19 tuổi bị quản ngục đâm chết ở Brandfort năm 1985. Ảnh: AP.

Bà Winnie xuất hiện sau khi các cáo buộc chống lại bà bị hủy bỏ năm 1986. Ảnh: Guardian.
Bà Winnie xuất hiện sau khi các cáo buộc chống lại bà bị hủy bỏ năm 1986. Ảnh: Guardian. 

Winnie Mandela giơ tay khi tham dự lễ tang của 17 người da màu thiệt mạng trong một vụ bạo động ở Johannesburg năm 1986. Ảnh: AP.
 Winnie Mandela giơ tay khi tham dự lễ tang của 17 người da màu thiệt mạng trong một vụ bạo động ở Johannesburg năm 1986. Ảnh: AP.

Bà Winnie “hội ngộ” với Coretta Scott King, vợ của nhà hoạt động dân quyền người Mỹ gốc Phi Martin Luther King Jr, ở Soweto năm 1986. Ảnh: Guardian.
 Bà Winnie “hội ngộ” với Coretta Scott King, vợ của nhà hoạt động dân quyền người Mỹ gốc Phi Martin Luther King Jr, ở Soweto năm 1986. Ảnh: Guardian.

Bà Winnie thông báo kế hoạch tổ chức một buổi hòa nhạc ngoài trời gần Soweto để kỷ niệm ngày sinh nhật lần thứ 70 của chồng bà năm 1988. Ảnh: AP.
 Bà Winnie thông báo kế hoạch tổ chức một buổi hòa nhạc ngoài trời gần Soweto để kỷ niệm ngày sinh nhật lần thứ 70 của chồng bà năm 1988. Ảnh: AP.

Vợ chồng ông Mandela nắm tay nhau rời khỏi nhà tù Victor Verster và vẫy chào đám đông vào năm 1990 ở Paaarl, Nam Phi. Ảnh: Getty.
Vợ chồng ông Mandela nắm tay nhau rời khỏi nhà tù Victor Verster và vẫy chào đám đông vào năm 1990 ở Paaarl, Nam Phi. Ảnh: Getty. 

Ông bà Mandela đi dạo trong khu vườn ở Cape Town một ngày sau khi ông Mandela được phóng thích năm 1990. Ảnh: Getty.
 Ông bà Mandela đi dạo trong khu vườn ở Cape Town một ngày sau khi ông Mandela được phóng thích năm 1990. Ảnh: Getty.

Vợ chồng cựu Tổng thống Mandela chơi đùa với cháu, Bambata, tại nhà ở Soweto năm 1990. Ảnh: Getty.
 Vợ chồng cựu Tổng thống Mandela chơi đùa với cháu, Bambata, tại nhà ở Soweto năm 1990. Ảnh: Getty.

Bà Winnie bị bắt giữ trong lúc tham gia biểu tình ở Johannesburg để kêu gọi phóng thích các tù nhân tuyệt thực năm 1991. Ảnh: Getty.
 Bà Winnie bị bắt giữ trong lúc tham gia biểu tình ở Johannesburg để kêu gọi phóng thích các tù nhân tuyệt thực năm 1991. Ảnh: Getty.

Winnie Mandela xuất hiện tại tòa án tối cao ở Johannesburg năm 1991. Ảnh: Guardian.
 Winnie Mandela xuất hiện tại tòa án tối cao ở Johannesburg năm 1991. Ảnh: Guardian.

Winnie Mandela giơ tay khi rời khỏi tòa án. Bà dính vào bê bối pháp lý với 43 cáo buộc lừa đảo và 25 cáo buộc trộm cắp tài sản công. Ảnh: AP.
 Winnie Mandela giơ tay khi rời khỏi tòa án. Bà dính vào bê bối pháp lý với 43 cáo buộc lừa đảo và 25 cáo buộc trộm cắp tài sản công. Ảnh: AP.

Bà Winnie tham dự buổi lễ nhằm vinh danh cựu Tổng thống Mandela tại Công viên Tự do ở Pretoria năm 2009. Được biết, bà Winnie và ông Nelson ly thân từ năm 1992 và chính thức ly dị năm 1996. Ảnh: Getty Images.
 Bà Winnie tham dự buổi lễ nhằm vinh danh cựu Tổng thống Mandela tại Công viên Tự do ở Pretoria năm 2009. Được biết, bà Winnie và ông Nelson ly thân từ năm 1992 và chính thức ly dị năm 1996. Ảnh: Getty Images.

Bà Winnie nắm tay Tổng thống Nam Phi khi đó là ông Jacob Zuma trong phiên khai mạc hội nghị chính sách ANC ở Johannesburg năm 2017. Ảnh: Getty.
Bà Winnie nắm tay Tổng thống Nam Phi khi đó là ông Jacob Zuma trong phiên khai mạc hội nghị chính sách ANC ở Johannesburg năm 2017. Ảnh: Getty.